Mẩn Ngứa Ở Trẻ Sơ Sinh
Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là tình trạng khiến không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo sợ. Tình trạng này khiến trẻ thường xuyên bị khó chịu, mệt mỏi và hay quấy khóc. Vậy khi con mắc phải các triệu chứng này, cha mẹ cần làm gì để giúp bé nhanh khỏi bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là gì?
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở những trẻ sơ sinh là hiện tượng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn không khỏi lo sợ khi thấy con mình đột nhiên nổi mẩn đỏ khắp người như thế. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng bệnh lý này?
Do da bé bị hăm
Đây là tình trạng thường gặp ở những trẻ từ 8 – 10 tháng tuổi. Việc cha mẹ đóng bỉm sai cách, thường xuyên bôi phấn rôm hoặc bé tiêu chảy kéo dài chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da.
Biểu hiện của nó là bé sẽ bị xuất hiện các vết mẩn đỏ ở những vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn, hang, nách,… Trường hợp bị nặng, bé còn có thể bị loét da, khiến trẻ đau đớn và thường xuyên quấy khóc.
Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh do rôm sảy
Thời tiết quá nóng, bé ra nhiều mồ hôi do nghịch ngợm, cha mẹ cho bé mặc nhiều quần áo hoặc quần áo thấm hút mồ hôi không tốt, đóng bỉm quá chặt gây bí bách, không gian sinh hoạt của trẻ không thoáng mát,… chính là tác nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Trẻ bị nhiễm nấm Candida
Những người mẹ bị nhiễm nấm Candida trong thời gian mang thai, nếu không điều trị triệt để có thể lây nhiễm sang cho con qua đường sinh, đặc biệt là sinh thường. Ngoài ra, bé không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ hoặc cha mẹ đóng bỉm quá chặt cũng khiến bé bị nhiễm nấm khuẩn và gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh.
Do bé bị chàm da
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da mãn tính thường xuất hiện khi bé có làn da nhạy cảm, khô và dễ bị kích ứng. Ngoài ra, bệnh chàm cũng xảy ra khi người thân của bé có tiền sử bị hen suyễn hoặc sốt mùa hè.
Trẻ bị sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh lý do loại virus Herpes 6 và 7 gây ra. Thời gian ủ bệnh thường rơi vào khoảng 1 – 2 tuần, sau đó phát bệnh gây ra các triệu chứng cho trẻ sơ sinh như trẻ bị nổi mẩn ngứa đỏ khắp người, sốt cao kèm theo bỏ ăn, chán ăn.
Do trẻ bị dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể của trẻ sơ sinh khó thích ứng kịp. Điều này cũng khiến trẻ bị dị ứng và nổi mẩn ngứa khắp người.
Trẻ bị côn trùng đốt
Bé có thể bị các loại côn trùng có hại đốt như muỗi, ong hoặc một số côn trùng khác và khiến trẻ bị kích ứng với nọc độc, gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa khắp cơ thể.
Triệu chứng mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là gì?
Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ thường xuyên đưa tay gãi hoặc cào vào vùng da bị ngứa
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ bú
- Trên da trẻ xuất hiện các mảng mẩn đỏ, có thể có cả màu trắng và màu vàng.
- Bé có thể bị sốt cao và mệt mỏi, suy nhược.
- Các vùng da nổi mẩn ngứa có thể tập trung tại một chỗ hoặc lan ra cả cơ thể.
- Trẻ có thể bị lở loét da khi bị nhiễm khuẩn nặng
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nổi mẫn ngứa
Nhiều cha mẹ do chủ quan hoặc do không nhận biết được bệnh mà không tiến hành điều trị, chỉ bôi thuốc qua loa có thể khiến tình trạng mẩn ngứa của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu: Khi cơ thể bé chứa một lượng độc tố quá lớn, chúng có thể tấn công sang máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
- Viêm màng não mủ: Với những bệnh lý gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh do các loại vi khuẩn có hại, việc không điều trị kịp thời có thể làm hệ thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng màng não và tủy sống của trẻ.
- Tràn mủ màng tim: Các loại vi khuẩn gây nổi mẩn ngứa cũng có thể tấn công sang tim, khiến nhịp tim bi rối loạn, khó co bóp và làm rối loạn tuần hoàn máu. Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể bé.
- Viêm phổi hoặc viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn gây bệnh khi tấn công vào hệ hô hấp của trẻ sơ sinh có thể gây ra tình trạng chảy dịch ở phổi, hình thành nhiều bóng khí. Dịch chảy quá nhiều sẽ làm vỡ các bóng khí và khiến cho trẻ bị khó thở nghiêm trọng.
Điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ mới sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Khi con mắc phải tình trạng này, các cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:
- Sử dụng thuốc bôi trị ngứa cho trẻ hoặc cho trẻ uống các thuốc kháng histamine hoặc thuốc nhóm Corticosteroids. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc cho trẻ thật cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Cho bé tắm các loại nước từ thảo dược như mướp đắng, kinh giới, lá khế, trà xanh, dầu dừa, chanh, nghệ, cây thì là,… để giảm viêm và trị ngứa hiệu quả.
- Trường hợp mẩn ngứa ở trẻ nhỏ quá nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa đúng cách
Để ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn, các cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho con. Theo đó, các cha mẹ cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:
- Vệ sinh cơ thể bé luôn sạch sẽ mỗi ngày
- Che chắn cẩn thận mỗi khi đưa bé ra ngoài, tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió.
- Không để cho bé gãi, có thể hạn chế bằng cách đeo bao tay và cắt sạch móng tay cho trẻ.
- Đóng bỉm cho bé đúng cách, không quấn quá chặt. Khi thay bỉm, các mẹ nên dùng khăn mềm rửa qua cơ quan sinh dục để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại.
- Không dùng sữa tắm để tắm cho trẻ vì nó có thể gây kích ứng.
- Cho trẻ mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những đồ vật dễ gây dị ứng.
- Cho trẻ ăn các món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh và các cách điều trị hiệu quả mà cha mẹ cần nắm rõ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về tình trạng này, từ đó biết chăm sóc con đúng cách để bảo vệ sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ một cách toàn diện nhất.
Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.