Mang Thai Tháng Cuối
Mang thai tháng cuối sẽ mang đến nhiều cảm xúc, từ lo lắng đến hạnh phúc, mong đợi được nhìn thấy con chào đời.Trong thời gian này, thai phụ cũng trải qua một số thay đổi về thể chất và như các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm các dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, việc tìm hiểu sự phát triển của bé và lên kế hoạch sinh con phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo quá trình sinh con an toàn.
Những thay đổi trong tháng cuối của thai kỳ
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, em bé và cơ thể của mẹ sẽ trải qua một loạt thay đổi. Thai phụ có thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng và mệt mỏi kéo dài. Bản năng làm mẹ tự nhiên cũng bắt đầu được hình thành, dẫn đến việc thay đổi cảm xúc và chuẩn bị cho việc chào đón con.
Mang thai tháng cuối sẽ khiến cơ thể trải qua nhiều thay đổi để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé. Một số cảm giác mà bạn có thể trải qua bao gồm:
- Cảm giác em bé lớn hơn: Trong ba tháng cuối của thai kỳ, em bé đã phát triển đầy đủ các cơ quan nội tạng cần thiết. Do đó, trong thời gian này, em bé sẽ tập trung phát triển kích thước để chuẩn bị chào đời. Trọng lượng của em bé tăng lên sẽ gây căng thẳng cho xương chậu của thai phụ, dẫn đến cảm giác rộng hơn. Khi em bé di chuyển bên trong để chuẩn bị thoát ra khỏi ống sinh, thai phụ sẽ nhận thấy bụng to hơn bình thường.
- Kiệt sức: Mang theo trọng lượng dư thừa và một cơ thể khác sẽ khiến thai phụ cực kỳ mệt mỏi. Trong vài tuần gần cuối của thai kỳ, thai phụ sẽ cảm thấy mệt đến mức không thể nhấc nổi chân.
- Giảm cân: Mang thai tháng cuối có thể sẽ không tăng cân, thậm chí là giảm trọng lượng cơ thể. Sự sụt giảm này là do cơ thể bắt đầu giảm sản xuất nước ối. Khi em bé đang phát triển, các hormone trong cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở bằng cách giảm lượng chất lỏng trong cơ thể.
- Chuyển động của em bé: Trong tháng cuối của thai kỳ, chuyển động của em bé sẽ chậm lại. Do đó thai phụ sẽ ít cảm nhận được những cú đá và những chuyển động khác. Lúc này em bé cũng có xu hướng chuyển động mạnh hơn, chẳng hạn như va chạm mạnh vào vùng xương chậu hoặc xương xương của thai phụ. Thậm chí một số em bé còn có thể cố gắng ra khỏi cơ thể mẹ bằng cách di chuyển tay và chân trong vùng xương chậu.
- Đau và chuột rút: Cảm giác cứng, đau khớp và nhiều cơn đau khác có thể tăng lên khi mang thai tháng cuối. Lúc này đầu của em bé có thể đè lên dây thần kinh, gây ra cảm giác chèn ép bên trong cơ thể, đồng thời trọng lượng của em bé có thể gây căng thẳng tăng thêm, điều này dẫn đến đau chân, chuột rút chân, đau khớp và tê chân tay nói chung.
Sự phát triển của em bé trong tháng cuối
Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé trải qua những sự thay đổi đáng kể và chuẩn bị sẵn sàng để chào đời. Các thay đổi chính khi trong tháng cuối bao gồm:
- Xương và cơ của bé sẽ được tăng cường, mang đến sức mạnh và khiến cú đá của bé trở nên đau đớn hơn.
- Lớp lông tơ và chất sáp màu trắng bảo vệ em bé khỏi nước ối trong tử cung sẽ bắt đầu mất dần. Điều này khiến da bé bị nhăn, giống như da khi ngâm trong nước lâu.
- Tóc và móng tay mọc nhanh, tóc dày hơn và móng tay dài hơn.
Các cơ quan nội tạng quan trọng như phổi và tim đã được phát triển đầy đủ. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn chưa được hình thành hoàn chỉnh và hợp nhất cho đến khi đứa trẻ được sinh ra. Điều này tạo ra điểm mềm ở phía sau đầu của trẻ sơ sinh.
Lời khuyên khi mang thai tháng cuối
Điều quan trọng nhất khi mang thai tháng cuối là chăm sóc sức khỏe tốt thất tốt. Khi có cảm giác mệt mỏi, thèm ăn hoặc thay đổi tâm trạng, thai phụ nên thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ để chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là một số mẹo hữu ích khi mang thai tháng cuối:
1. Lên kế hoạch sinh con
Chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ cần thiết khi chuyển dạ có thể giảm bớt các lo lắng khi chuyển dạ sinh con. Bạn nên sắp xếp các đồ dùng cần thiết đến bệnh viện, bao gồm:
- Túi đồ cá nhân: Bạn nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết, hồ sơ bệnh án cũng như chỉ định khám thai để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ. Ngoài ra, hãy chuẩn bị đồ ngủ, đồ dùng vệ sinh, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, kem đánh răng và nhiều đồ vật cần thiết khác.
- Đồ ăn nhẹ: Bạn có thể mang theo các lon nước trái cây, sữa, bánh quy hoặc trái cây sấy để cung cấp năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thức ăn và đồ uống để tránh các rủi ro liên quan.
- Tài chính: Mang theo một ít tiền mặt, thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng để thanh toán các khoản cần thiết.
- Thiết bị công nghệ: Mang theo điện thoại, sạc điện thoại và các vật dụng khác, như số điện thoại hoặc địa chỉ của người thân, bạn bè để phòng các trường hợp khẩn cấp.
- Các vật dụng hỗ trợ: Các túi chườm đá hoặc chườm nóng có thể giúp giảm đau và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.
2. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai tháng cuối sẽ giúp cung cấp năng lượng phù hợp, nhằm hỗ trợ quá trình sinh con thuận lợi hơn. Một số loại thực phẩm phù hợp trong tháng cuối của thai kỳ bao gồm:
- Sản phẩm từ sữa: Sữa có thể bổ sung canxi và protein để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé và ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng ở mẹ.
- Các loại đậu: Nhóm thực phẩm này có thể cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate và canxi. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ và ngăn ngừa rủi ro thiếu hụt chất dinh dưỡng ở em bé. Các loại đậu cũng giàu chất xơ, có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón trong thai kỳ.
- Cá hồi: Cá hồi rất giàu axit béo omega 3, giúp phát triển não, mắt của thai nhi, thậm chí là phát triển chiều dài của bé.
- Trứng: Trứng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chứa choline, một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, giúp phát triển trí não và ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống.
- Bông cải xanh và rau lá màu xanh đậm: Bông cải xanh và các loại rau có màu xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali. Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống có thể cung cấp vitamin, chống táo bón và giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.
- Thịt nạc và protein: Thịt bò nạc, thịt lợn và thịt gà là những nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Thịt bò và thịt lợn cũng giàu sắt, choline và các vitamin B khác, tất cả các chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
- Quả mọng: Các loại quả mọng như quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, chứa rất nhiều nước, carbs lành mạnh, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các loại quả này cũng có chỉ số đường huyết thấp, vì vậy sẽ không làm lượng đường máu tăng lên đột biến. Thai phụ có thể ăn các loại quả mọng như món ăn vặt, bữa ăn bổ sung để hấp thụ các chất dinh dưỡng phù hợp.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật, có thể tăng cường chất dinh dưỡng, ngăn ngừa nguy cơ thiếu vitamin B, chất xơ và magie ở phụ nữ mang thai. Các loại ngũ cốc bao gồm hạt quinoa, gạo lứt, quả lúa mì và lúa mạch.
- Bơ: Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Do chứa nhiều chất béo lành mạnh, do đó bơ luôn là một lựa chọn lành mạnh trong thai kỳ.
- Uống nhiều nước: Khi mang thai tháng cuối, lượng máu sẽ tăng lên khoảng 45%. Cơ thể sẽ cung cấp nước cho thai nhi, do đó thai phụ cần uống nhiều nước hơn bình thường để tránh bị mất nước. Các triệu chứng mất nước nhẹ bao gồm đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, giảm trí nhớ và tâm trạng xấu. Tăng lượng nước uống cũng có thể giúp giảm táo bón và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai.
Khi mang thai tháng cuối, em bé đang phát triển đến kích thước lớn hơn. Do đó, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm ngũ cốc, trái cây và rau, protein nạc và chất béo lành mạnh.
3. Ngủ đủ giấc
Hãy ngủ ngay khi có thể, đi ngủ sớm và ngủ càng nhiều càng tốt. Trên thực tế, nhiều phụ nữ mang thai tháng cuối sẽ bị thiếu ngủ do các cơn co thắt, tình trạng khó chịu hoặc cử động của em bé. Do đó, hãy ngủ nhiều nhất có thể để cơ thể phục hồi tốt nhất.
4. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập yoga khi mang thai là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé. Các động tác nhẹ nhàng của yoga cũng có thể chuẩn bị về thể chất và tinh thần cho việc sinh con. Khi mang thai tháng cuối, có rất nhiều bài tập yoga có thể hỗ trợ quá trình chuyển dạ và giúp thai phụ sinh con thuận lợi hơn.
Các động tác yoga phù hợp cho phụ nữ mang thai tháng cuối bao gồm:
– Tư thế bò – mèo:
Đây là một tư thế yoga tuyệt vời để kéo dài cột sống và củng cố cơ cốt lõi. Tư thế này có thể giúp kéo dài cột sống và củng cố các cơ cốt lõi. Tư thế này cũng làm dịu lưng và cho phép lưu thông máu cũng như chống lỏng đến cột sống tốt hơn.
Tư thế này được thực hiện như sau:
- Chống người bằng hai tay và đầu gối, sao cho bàn tay ở ngay bên dưới vai và đầu gối ở ngay bên dưới hông. Lúc này cột sống sẽ là một đường thẳng nối vai và hông.
- Nhón các ngón chân, kéo xương chậu về phía sau sao cho mông lên nâng lên cao.
- Hạ bụng xuống kết hợp hít vào.
- Thở ra, từ từ áp các ngón chân xuống sàn nhà kết hợp đẩy xương chậu về phía trước.
- Thở ra kết hợp hóp bụng và và cúi đầu xuống. Lúc này ánh mắt nhìn thẳng vào rốn.
- Lặp lại động tác trong 5 – 10 lần sau đó đưa cột sống về vị trí trung tính.
– Tư thế xếp cánh bướm:
Tư thế yoga này có thể cải thiện sức mạnh của hệ thống sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai tháng cuối, tư thế này có thể giúp mở rộng khung xương chậu, do đó đảm bảo quá trình sinh con diễn ra bình thường, dễ dàng và nhanh chóng.
Cách thực hiện tư thế như sau:
- Ngồi thẳng người, duỗi chân, thở ra từ từ gập đầu gối, kéo gót chân về phía xương chậu, sao cho hai lòng bàn chân áp sát vào nhau.
- Di chuyển gót chân từ từ, càng gần xương chậu càng tốt. Sau đó dùng các ngón tay giữ lấy các ngón chân.
- Điều chỉnh từ thế để có tư thế ngồi thoải mái nhất.
- Để yên tư thế trong 1 – 5 phút, hít thở đều. Thai phụ có thể kết hợp nhịp hai đầu gối lên xuống tương tự như cánh bướm khi bay.
Lưu ý: Không cố gắng ấn đầu gối xuống sàn nhà.
– Tư thế xác chết:
Tư thế này nhằm mục đích thư giãn cơ thể và tâm trí, giúp tăng cường năng lượng ngay lập tức cũng như chống lại sự mệt mỏi mãn tính trong thai kỳ. Ngoài ra, tư thế xác chết được cho là có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ khác trong thai kỳ, chẳng hạn như đau mỏi cơ thể, ốm nghén và buồn nôn.
Tư thế xác chết cho phụ nữ mang thai tháng cuối được thực hiện như sau:
- Nằm ngửa trên thảm tập, tay để dọc theo cơ thể với lòng bàn tay hướng lên.
- Nhắm mắt sau đó thư giãn, cánh tay luôn giữ ở bên cạnh cơ thể.
- Hít thở đều đặn.
- Giữ yên tư thế trong 3 – 5 phút để tăng cường tuần hoàn máu, oxy, giúp hệ thống tuần hoàn và hô hấp được nghỉ ngơi.
5. Lưu ý đến các dấu hiệu chuyển dạ
Khi mang thai tháng cuối, thai phụ có thể bắt đầu có những cơn co thắt hoặc dấu hiệu sắp chuyển dạ. Các cơn co thắt này có thể bao gồm:
- Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn gò co thắt này là sự chuẩn bị tự nhiên cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của việc tử cung đã sẵn sàng cho việc sinh con, tuy nhiên thường không gây đau đớn và khó chịu. Ngoài ra, các cơn gò này thường không đều nhau và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày.
- Tiền chuyển dạ: Trong các tuần cuối của thai kỳ, các cơn gò sẽ bắt đầu dữ dội hơn một chút, đều đặn và thường xuyên hơn. Đây là bắt đầu của quá trình làm mềm tử cung để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật.
- Chuyển dạ giả: Các cơn gò sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có cảm giác như co thắt lại ở bụng dưới, không đều theo thời gian và cuối cùng là dừng lại. Đây các dấu hiệu chuyển dạ giả và em bé đã sẵn sàng để chào đời.
- Chuyển dạ: Khi các cơn co thắt diễn ra đều đặn, nhịp nhàng và gây đau đớn hoặc khó chịu, có khả năng bạn đang chuyển dạ thật. Cơn cơ thắt chuyển dạ thật thường kéo dài ít nhất một phút và cách nhau 4 – 5 phút mỗi lần. Nếu nhận thấy các dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Mang thai tháng cuối có thể gây lo lắng, căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Do đó, bạn nên tìm hiểu những thay đổi của cơ thể cũng như các dấu hiệu chuyển dạ để có kế hoạch sinh con phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Tham khảo thêm: