Mang Thai Tháng Cuối Nên Ăn Gì
Mẹ bầu cần nắm rõ vấn đề mang thai tháng cuối nên ăn gì và kiêng gì? Từ đó chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cho cân bằng và lành mạnh. Điều này vừa đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh lại giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh đẻ sắp diễn ra.
Nguyên tắc ăn uống khi mang thai tháng cuối
Mang thai là giai đoạn thú vị và tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên điều này cũng có thể trở nên khó khăn, nhất là trong tháng thứ 9 của thai kỳ. Chế độ ăn uống tốt và hoàn hảo trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu cần thận trọng với việc nuông chiều vị giác của bản thân. Chế độ ăn uống của bạn trong thái cuối thai kỳ cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tốt nhất nên bao gồm tất cả các thành phần thiết yếu nhưng với số lượng nhiều hơn.
Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ bầu khi mang thai tháng cuối cần bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh khi mang thai tháng cuối cần bao gồm những điều sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt: 5 – 10 phần
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: 4 phần
- Trái cây tươi: 2 – 4 phần
- Rau củ: 4 phần
- Thực phẩm giàu protein: 3 phần
- Nước: 2 – 2.5 lít/ ngày
Mẹ bầu có thể yên tâm về một thai kỳ không có vấn đề gì khi bản thân cố gắng bổ sung các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Hãy giữ cho mình đủ nước bằng cách uống nước lọc và các lựa chọn lành mạnh khác như nước ép rau củ quả hay nước dừa.
Chế độ ăn uống cân bằng sẽ bảo vệ bạn khỏi các vấn đề như táo bón, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng,… Hơn nữa còn giúp cho thai nhi phát triển và tăng trưởng một cách bình thường, không gặp phải bất cứ biến chứng nào.
Mang thai tháng cuối nên ăn gì để con khỏe, mẹ dễ sinh?
Để xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, mẹ bầu cần nắm rõ vấn đề mang thai tháng cuối nên ăn gì? Việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo con khỏe. Đồng thời giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh đẻ sắp tới.
Dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai tháng cuối:
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe, nhất là với các mẹ bầu đang mang thai tháng cuối. Chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là khi mẹ bầu phải sử dụng viên uống bổ sung sắt và bị táo bón.
Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ chất xơ còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ. Hơn nữa, thực phẩm giàu chất xơ còn giúp bạn no lâu hơn mà không chứa quá nhiều calo.
Mẹ bầu khi mang thai tháng cuối cần ăn mỗi ngày khoảng 30 gram chất xơ. Các thực phẩm có thể bổ sung bao gồm:
- Ngũ cốc: lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,…
- Rau: cải xanh, bông cải xanh, khoai tây, cà rốt, cải brussels,…
- Trái cây: lê, táo còn vỏ, chuối, dâu, cam, mâm xôi,…
2. Thực phẩm giàu canxi
Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải được cung cấp từ 150 – 450 mg canxi mỗi ngày. Điều này đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé yêu đang còn trong bụng mẹ. Đặc biệt là sự hoàn thiện của khung xương, tóc và móng.
Trường hợp nguồn dinh dưỡng không đủ cung cấp thì cơ thể mẹ bầu sẽ tự rút canxi để cung cấp cho em bé. Điều này khiến mẹ bầu thường xuyên gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, chuột rút, đau nhức cơ bắp, thoái hóa xương khớp,…
Do đó, tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi chính là câu trả lời hoàn hảo trước thắc mắc khi mang thai tháng cuối nên ăn gì? Các thực phẩm được đề cập bao gồm:
- Rong biển
- Cua đồng
- Rau cải chíp
- Bông cải xanh
- Chuối
- Cam
- Bột yến mạch
- Khoai lang
- Sữa chua
3. Thực phẩm giàu chất sắt
Việc bổ sung đầy đủ sắt là rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống nghèo chất sắt thì rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hại cho cả mẹ và thai nhi nếu không được khắc phục.
Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu khi mang thai và càng về các tháng cuối thai kỳ thì càng phải chú ý đến việc bổ sung sắt. Gần đến ngày hạ sinh mà lượng máu của mẹ không đủ đầy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cuộc vượt cạn. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần đặc biệt lưu tâm.
Khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu cần ăn ít nhất 3 khẩu phần thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày. Bao gồm:
- Cá
- Thịt gà
- Bông cải xanh
- Đậu Hà Lan
- Rau bina
- Đậu nành
4. Thực phẩm giàu axit folic
Thực phẩm giàu axit folic cũng là một gợi ý được các chuyên gia đưa ra trước vấn đề mang thai tháng cuối nên ăn gì? Bởi việc bổ sung axit folic đầy đủ trong tháng thứ 9 của thai kỳ giúp con bạn được an toàn. Axit folic giúp bé yêu thoát khỏi bất cứ dị tật bẩm sinh nào. Chẳng hạn như khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống).
Một số thực phẩm là nguồn cung cấp axit folic tiềm năng như:
- Rau lá xanh
- Các loại đậu
- Trứng
- Trái cây họ cam, quýt
- Hạt hướng dương
- Quả mọng
5. Thực phẩm giàu vitamin C
Trong 13 loại vitamin thiết yếu thì vitamin C là đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự tăng trưởng của bé yêu. Việc bổ sung vitamin C đầy đủ trong tháng cuối thai kỳ là rất cần thiết.
Thiếu vitamin C có thể khiến cho não thai nhi không phát triển toàn diện, thậm chí còn gây ra tổn thương não. Ngoài ra, thiếu vitamin C còn có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các vấn đề về da, chân răng và tóc.
Việc bổ sung vitamin đầy đủ sẽ giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Hơn nữa còn tạo ra collagen mang lại làn da khỏe mạnh, tốt cho móng và tóc của cả mẹ và bé. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn.
Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu cuối thai kỳ bao gồm:
- Trái cây họ cam, quýt
- Đu đủ
- Dâu tây
- Bông cải xanh
- Mùi tây
- Ớt vàng ngọt
6. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là một trong những vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Vitamin A có một số tác dụng như duy trì sự phát triển của xương, răng, da, bảo vệ mắt và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mẹ bầu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tháng cuối cần chú ý bổ sung lượng vitamin A cơ thể cần. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung với hàm lượng vừa đủ. Tốt nhất nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A để thêm vào khẩu phần ăn. Việc sử dụng viên uống bổ sung vitamin A trước khi sinh thường không được khuyến cáo.
Một số thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mẹ bầu mang thai tháng cuối bao gồm:
- Cà rốt
- Khoai lang
- Rau cải bó xôi
- Trái cây họ cam, quýt
- Thịt bò nạc
- Dưa hấu
- Cà chua và nước sốt cà chua
- Đu đủ chín
Mang thai tháng cuối nên kiêng ăn gì?
Ngoài quan tâm đến vấn đề mang thai tháng cuối nên ăn gì thì các mẹ bầu cũng cần chú ý đến các thực phẩm cần kiêng. Trên thực tế, việc tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống không lành mạnh có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.
Dưới đây là các loại đồ ăn thức uống cần kiêng khi mang thai tháng thứ 9:
- Thuốc lá: Mẹ bầu tuyệt đối không được hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá thụ động. Bởi điều này có thể gây ra hàng loạt các rủi ro như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, thai nhi nhẹ cân khi sinh,… Ngay trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ cũng sẽ cảnh báo về vấn đề này.
- Caffeine: Caffeine có thể gây ra tình trạng nhẹ cân và mất ngủ, nhất là bạn uống nhiều hơn 200mg Caffeine mỗi ngày. Hãy tạo cho mình thói quen đọc nhãn sản phẩm trước khi mua về dùng. Socola cũng là một nguồn cung cấp Caffeine nên mẹ bầu vẫn cần thận trọng.
- Rượu: Rượu rất nguy hiểm trong suốt thời kỳ mang thai. Nó dẫn tới một số biến chứng như sinh non, trẻ chậm phát triển trí tuệ hay một số dị tật khi mới sinh ra. Do đó trong thời kỳ mang thai, nhất là vào những tháng cuối, mẹ bầu tuyệt đối không được uống rượu.
- Cá sống: Mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 9 cần nói không với Sashimi và Sushi. Bởi chúng được làm chủ yếu từ cá sống. Cá sống và các thực phẩm chế biến từ chúng chứa nhiều thủy ngân. Do đó rất có hại trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai.
- Saccharine: Đây là chất thay thế phổ biến cho đường nhưng mẹ bầu không được tiêu thụ Saccharine. Bởi nó có thể gây ra các vấn đề về bàng quang ở trẻ.
- Phô mai mềm: Các loại phô mai này chứa nhiều vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn Listeria. Chúng thường không được tiệt trùng và có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai.
Mang thai tháng cuối có nên dùng chất bổ sung không?
Nếu bạn tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh khi mang thai tháng cuối thì bạn có thể nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên vẫn phải chú ý đi khám thai thường xuyên. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung một số chất nếu thấy cần thiết. Chẳng hạn như:
- MultiMineral và MultiVitamins: Cơ thể mẹ bầu cần tất cả các loại vitamin và khoáng chất trong thai kỳ. Những chất bổ sung này có thể đáp ứng tốt nhu cầu tăng lên của cơ thể. Từ đó đảm bảo rằng bạn không bị thiếu hụt bất cứ loại vitamin hoặc khoáng chất nào vào cuối thai kỳ.
- Sắt: Các bác sĩ khuyên rằng, tất cả mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba nên bổ sung sắt. Thực phẩm bổ sung này chứa khoảng 27mg sắt. Riêng với một số phụ nữ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt thì liều sắt cao hơn sẽ được bác sĩ kê toa.
- Canxi: Nếu bác sĩ thấy rằng nhu cầu canxi của bạn không được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống hằng ngày thì bạn sẽ được chỉ định bắt đầu uống bổ sung canxi. Một số phụ nữ không dung nạp được lactose thì việc bổ sung canxi là bắt buộc.
- Axit folic: Rất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh và ngăn ngừa bất cư dị tật bẩm sinh nào. Mặc dù bạn có thể đáp ứng nhu cầu axit folic từ thực phẩm nhưng nhiều phụ nữ không làm được như vậy. Nguyên nhân có thể là do dị ứng thực phẩm hay phải thực hiện chế độ ăn kiêng cụ thể. Lúc này việc dùng axit folic bổ sung là rất cần thiết.
Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, thực phẩm bổ sung không thể thay thế dinh dưỡng mà mẹ bầu nhận được từ một bữa ăn lành mạnh. Do đó bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống nhiều hơn, các loại viên uống bổ sung chỉ nên dùng cho các trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thực phẩm có thể gây chuyển dạ
Tháng cuối thai kỳ cũng chính là khoảng thời gian mà mẹ bầu mong chờ từng ngày để tới thời điểm hạ sinh. Đặc biệt là khi thai kỳ bước vào tuần cuối thì bạn có thể dần nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh. Chẳng hạn như co thắt tử cung, vỡ nước ối,… Điều này cũng có nghĩa là quá trình chuyển dạ đang bắt đầu.
Mặc dù việc chờ đợi cơn chuyển dạ tới một cách tự nhiên sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé nhưng trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng đến các giải pháp hỗ trợ kích thích chuyển dạ. Trong đó, một số loại thực phẩm có thể giúp ích.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ bầu có thể ăn để chuyển dạ nhanh hơn mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Quả dứa: Dứa có chứa hàm lượng lớn vitamin C và nhiều dưỡng chất khác. Đặc biệt, một loại enzyme trong dứa (được gọi là bromelain) có thể làm mềm cổ tử cung. Từ đó dẫn đến việc bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên điều này vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định.
- Quả chà là: Đây là loại quả rất bổ dưỡng với lượng lớn chất xơ và các chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng, chúng có thể giúp kích thích hoặc làm tăng tốc quá trình chuyển dạ.
- Vừng đen: Ăn vừng đen không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt như vitamin E, axit folic, protein… mà còn giúp mẹ chuyển dạ nhanh. Khi bước vào tuần thai thứ 35 là các mẹ bầu có thể chế biến và thưởng thức các món ăn đơn giản từ vừng đen như cháo hoặc chè vừng đen.
- Đu đủ xanh: Đến tuần cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu có thể ăn đu đủ xanh để kích thích chuyển dạ. Bởi hàm lượng lớn enzyme papain trong nhựa đu đủ xanh có thể khiến các cơn co thắt tử cung tăng lên.
- Rau lang: Ăn rau lang mỗi ngày khi mang thai tháng cuối có thể giúp chống táo bón và lợi sữa. Ngoài ra, thực phẩm này cũng có thể giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn. Lượng lớn vitamin B6 trong rau lang còn giúp làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn.
- Trà cam thảo: Glycyrrhizin trong cam thảo có khả năng thúc đẩy sản xuất hợp chất prostaglandin. Điều này có thể dẫn tới các cơn co thắt tử cung và kích thích sinh con. Mẹ bầu có thể pha trà cam thảo uống trước ngày dự sinh khoảng 1 – 2 tuần để cuộc vượt cạn dễ dàng hơn.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc mang thai tháng cuối nên ăn gì cho tốt. Đồng thời cung cấp các thông tin cần biết xoay quanh chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 9. Mong rằng các mẹ bầu có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho đến ngày hạ sinh.
Tham khảo thêm: