Bụng Bầu 2 Tháng
Có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu tiên mang thai. Trên thực tế, vấn đề này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nên không có một thước đo chính xác cho vòng bụng của mẹ khi mang thai. Bên cạnh đó, số lần mang thai, số thai trong bụng, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến kích thước vòng 2 của mẹ.
Bụng bầu 2 tháng, thai nhi phát triển như thế nào?
Nếu như ở tháng đầu tiên, kích thước thai nhi rất nhỏ, ước tính chỉ bằng một hạt vừng thì đến tháng thứ 2, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Thông qua việc siêu âm thai ở tuần thứ 6, các mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy hình bóng của con bên trong bụng của mình. Từ một chấm nhỏ li ti, mẹ sẽ ngỡ ngàng về tốc độ phát triển của con ở những thời điểm sau này.
Dưới đây là quá trình phát triển của thai nhi ở tháng thứ 2 của thai kỳ:
- Tuần thứ 5: Kích thước của con tương đương một hạt táo, dài khoảng 3.3 mm. Ở thời điểm này thai nhi sẽ có 3 lớp gồm ngoại bì, trung bì và nội bì. Từ những lớp này, các bộ phận quan trọng trên cơ thể sẽ hình thành.
- Tuần thứ 6: Thai nhi đã bằng một hạt đậu lăng và dài 6,35 mm. Ở tuần này, mũi, miệng và tai sẽ dần hình thành. Trái tim của bé đã có những nhịp đập đầu tiên để chứng tỏ sự sống.
- Tuần thứ 7: Kích thước thai tuần này gấp đôi so với tuần trước. Hai bán cầu não của thai nhi đang phát triển, ruột thừa và tuyến tụy cũng dần xuất hiện
- Tuần thứ 8: Bác sĩ ước tính kích thước thai nhi lúc này bằng một hạt đậu đỏ. Các bộ phận trên cơ thể thai nhi vẫn tiếp tục quá trình hình thành.
Thai nhi ở tháng thứ 2 có những bước phát triển vượt bậc như vậy đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Vậy có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa?
Bầu 2 tháng bụng đã to chưa? Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Thực tế vấn đề có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Theo các chuyên gia, nếu mẹ thuộc tạng người cao ráo, thon gon thì mang thai mẹ sẽ ít bị sồ sề. Còn nếu cơ thể mẹ đã mũm mĩm, đầy đặn sẵn thì vòng bụng khi mang thai chắc chắn sẽ to.
Bên cạnh đó, vòng 2 lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai trước đó. Bụng bầu 2 tháng to như thế nào? Thông thường, lần mang thai đầu, mẹ sẽ thấy bụng nhỏ hơn so với những lần “bụng mang dạ chửa” tiếp theo. Tuy nhiên nhìn chung, ở tháng thứ 2, bụng bầu của mẹ cũng ít nhiều lộ diện.
Ngoài vấn đề, có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa, ở thời điểm này, hầu hết các mẹ bầu sẽ bị những cơn ốm nghén, buồn nôn hành hạ. Mẹ sẽ thường xuyên chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn.
Không những vậy, ở thời điểm này, đôi gò bồng đào của mẹ cũng có sự tăng lên về kích thước. Các hormone bên trong cơ thể mẹ thay đổi, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn khiến cho ham muốn trong “chuyện ấy” của mẹ tăng cao đột ngột.
Một số thắc mắc của các mẹ khi mang thai 2 tháng
Bên cạnh câu hỏi có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa, dưới đây chúng tôi liệt kê thêm một số thắc mắc của các mẹ, đặc biệt là những người lần đầu “bụng mang dạ chửa” khi chính thức bước vào những tuần đầu tiên của tháng mang thai thứ 2.
Ngoài những vấn đề này, nếu mẹ còn băn khoăn, trăn trở bất cứ điều gì, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong thời gian sớm nhất có thể, chúng tôi sẽ gửi đến các mẹ đáp án chính xác nhất giúp mẹ bầu bớt đi phần nào nỗi lo lắng trong lòng.
1. Có bầu 2 tháng quan hệ được không?
Ngoài thắc mắc có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa, không ít chị em phụ nữ tò mò muốn biết có bầu 2 tháng quan hệ được không. Trước vấn đề này, hầu hết các chuyên gia y tế đều trả lời rằng nếu sức khỏe mẹ tốt, thai nhi phát triển ổn định và không có bất cứ vấn đề bất thường nào, các cặp đôi hoàn toàn có thể duy trì đời sống chăn gối vợ chồng nhưng với tần suất vừa phải.
Với trường hợp, mẹ bầu bị ốm nghén nặng, thường xuyên buồn nôn, ăn không ngon miệng và luôn mệt mỏi thì mẹ nên “cấm vận” chồng trong thời gian này. Bên cạnh đó, nếu kết quả siêu âm, khám thai không tốt, thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển, các mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và tuyệt đối không nên có những vận động tốn sức khi “yêu”.
Hãy kiêng khem “chuyện ấy” một thời gian cho đến khi tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi ổn định lại, mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nếu thực sự muốn “gần gũi” chồng.
2. Có bầu 2 tháng nên ăn gì?
Có bầu 2 tháng nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Để tăng cường sức đề kháng của mẹ, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, chúng tôi khuyên các mẹ nên ăn đều đặn:
- Thực phẩm giàu axit folic: Rau lá xanh đậm, măng tây, bơ, đậu bắp, các loại đậu, sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc thô…
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, hải sản, cá mòi, hạnh nhân, cải xoăn, rong biển, các loại đậu, bột yến mạch…
- Thực phẩm giàu sắt: thịt bò, thịt nạc, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu phụ, rau lá xanh đậm, chuối, nho, bí ngô, rau muống…
- Thực phẩm giàu DHA: Cá, sữa bầu, lòng đỏ trứng, thịt gà, các loại hạt, cá hồi…
- Thực phẩm giàu vitamin: Trái cây, sữa, cá hồi, hạt hướng dương, hạnh nhân, ngũ cốc…
Ăn đều đặn các thực phẩm trên, trong suốt thời gian mang thai, mẹ sẽ không lo bị thiếu chất, thai nhi dị tật. Mẹ nên đa dạng các thực phẩm cũng như cách chế biến để không bị ngán khi ăn.
3. Có thai 2 tháng có phá được không?
Nếu không gặp bất cứ trở ngại nào, thai nhi sẽ thành công làm tổ bên trong tử cung. Các bộ phận trên cơ thể bé cũng dần hình thành và phát triển. Lúc này vòng 2 của mẹ đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nếu mẹ có ý định đình chỉ thai nghén thì nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Có thai 2 tháng có uống thuốc phá được không? – Nếu thai nhi mới 5 hoặc 6 tuần, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn phá thai bằng cách uống thuốc. Nếu thai nhi đã 7,8 tuần tuổi, chúng tôi khuyên mẹ nên chấm dứt thai kỳ bằng cách nạo hút thai. Sự can thiệp của trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp hiệu quả phá thai lên đến 98%.
4. Có bầu 2 tháng bị đau bụng liệu có sao không?
Có thai 2 tháng bị đau bụng sẽ là một hiện tượng sinh lý bình thường nếu nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không đi kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Đau bụng ở thời gian này có xuất phát từ nguyên nhân mẹ bị táo bón, tử cung phát triển, thai nhi thành công làm tổ trong tử cung.
Song, mẹ cần lưu ý nếu hiện tượng đau bụng dữ dội, kéo dài, đau từng cơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt đau bụng kết hợp với xuất huyết âm đạo, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng xương chậu… đều là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, bong nhau sớm, tụ máu nhau thai hoặc nguy hiểm hơn là dấu hiệu sảy thai. Trong các trường hợp này, mẹ cần được đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
5. Có bầu 2 tháng uống nước dừa được không?
Có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa? – Tùy vào cơ địa của mỗi người mà kích thước vòng bụng sẽ khác nhau nhưng ở thời điểm này, bụng bầu của mẹ cũng ít nhiều lộ diện. Bên trong cơ thể mẹ, thai nhi đang có những bước đầu trong quá trình “hô biến” thành một hình hài hoàn thiện.
Theo như lời truyền miệng, việc mẹ bầu thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp con sinh ra trắng trẻo, hồng hào. Thế nhưng chưa có bất cứ tài liệu y khoa nào chứng thực điều này. Đồng thời, theo các chuyên gia y tế, không phải thời điểm nào trong thai kỳ, mẹ uống nước dừa cũng tốt.
Nước dừa có tình hàn nên không tốt cho mẹ bầu mang thai 2 tháng. Đặc biệt, ở thời điểm này nếu mẹ bị ốm nghén và uống nước dừa, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, tốt nhất các mẹ hãy đợi đến khi thai nhi được 4 tháng trở lên mới có thể uống được nước dừa.
6. Có thai 2 tháng bị ra máu có nguy hiểm không?
Giống như hiện tượng có bầu 2 tháng bị đau bụng, việc chảy máu ở những tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại nếu lượng máu chảy ra ít và chỉ xuất hiện vài ngày.
Hiện tượng này sẽ trở thành báo động đỏ với mẹ nếu số lượng máu ra nhiều, có màu đen sẫm kèm theo đau bụng dưới khó chịu. Lúc này mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân vấn đề. Tuy nhiên dựa vào các triệu chứng, rất có thể mẹ sẽ phải đối mặt với rủi ro mang thai ngoài tử cung hoặc có nguy cơ động thai, sảy thai.
7. Có bầu 2 tháng có đi máy bay được không?
Có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa? – Tuy kích thước vòng 2 của mẹ lúc này đã tăng lên nhưng vẫn còn thon gọn và nhẹ nhàng nên việc di chuyển, đi lại của mẹ sẽ không nặng nề, khó khăn. Thế nhưng không phải vì thế mà mẹ chủ quan.
Ở thời điểm này, các chuyên gia y tế khuyên các mẹ hạn chế di chuyển đường dài, không nên đi máy bay để tránh cho cơ thể mệt mỏi, mất sức. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất trong thai kỳ nên các mẹ cố gắng hạn chế vận động và đi lại nhé.
8. Có bầu 2 tháng nên uống sữa gì?
Mặc dù các thực phẩm thịt cá, hải sản, rau củ, hoa quả đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu nhưng không phải vì thế mẹ bỏ qua thói quen uống sữa. Mẹ nên tìm mua các loại sữa đặc chế dành riêng cho bà bầu với các thành phần axit folic, canxi, sắt, DHA, vitamin để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Bầu 2 tháng có nên uống sữa đậu nành không? – Câu trả lời đương nhiên là Được. Một cốc sữa đậu nành thơm mát tự làm tại nhà sẽ giảm thiểu tình trạng mất nước ở cơ thể mẹ, đồng thời giúp tinh thần mẹ thêm sảng khoái hơn nhiều. Bên cạnh sữa bầu, sữa đậu nành, chị em có thể uống thêm sữa tươi, sữa tách béo, sữa chua…
9. Có bầu 2 tháng uống nước mía được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mang thai 2 tháng các mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía để cung cấp cho cơ thể protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Tuy nhiên do nước mía có hàm lượng đường cao nên mẹ bầu không nên uống quá nhiều để tránh tình trạng bị tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ khi đang mang thai không nên uống nước mía vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ cũng cần nhớ không uống nước mía để tủ lạnh qua đêm sẽ không tốt cho tiêu hóa, có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, đau bụng.
10. Có bầu 2 tháng nên kiêng gì?
Bên cạnh thắc mắc có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa, không ít chị em còn chưa thực sự biết nên kiêng gì khi mang thai 2 tháng. Ở thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, chúng tôi khuyên các mẹ nên kiêng một số thứ quan trọng như:
- Kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê
- Kiêng ăn các thực phẩm dễ làm co thắt tử cung như đu đủ xanh, rau răm, mướp đắng, rau ngót
- Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, pho mát mềm, đồ ăn tái sống, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao…
- Kiêng vận động mạnh, khuân vác đồ nặng
- Không tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia bức xạ, sóng wifi
- Không nên đến chỗ đông người để tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm
- Không nên đi giày cao gót, trang điểm đậm
- Kiêng mặc quần áo bó sát vào cơ thể
Nói tóm lại, có bầu 2 tháng đã thấy bụng chưa tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên cho dù thời điểm này vòng 2 của mẹ lớn hay nhỏ thì đều không thể thay đổi một sự thật rằng có một mầm sống đang dần hình thành và phát triển bên trong đó. Mẹ hãy dưỡng thai thật tốt, ăn uống khoa học, cân đối công việc và chế độ nghỉ ngơi để tránh bị mệt mỏi.