Mang Thai Tháng Thứ 5

Tác giả: Cập nhật: 1:59 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Mang thai tháng thứ 5, thai nhi tiếp tục lớn lên mỗi ngày với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện. Thông qua việc siêu âm, khám thai, các mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của con yêu. Hãy cùng chồng có những trải nghiệm thú vị và trọn vẹn trong khoảng thời gian này nhé.

Mang thai tháng thứ 5, thai nhi phát triển ra sao?

Bước sang những tuần tiếp theo của tháng thứ 5 trong thai kỳ, thai nhi đã lớn lên rất nhiều. Đến tuần 20, bé dài 16.4 cm (đo từ đầu đến mông) và nặng khoảng 300 gr. Kích thước thai nhi lớn lên cũng khiến tử cung của mẹ phát triển hơn, từ đó gây chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang hoặc thậm chí là thận.

Cụ thể quá trình phát triển của thai trong tháng thứ 5:

Mang thai tháng thứ 5, thai có chiều dài tương đương 1 quả chuối lớn
Mang thai tháng thứ 5, thai có chiều dài tương đương 1 quả chuối lớn
  • Tuần 17: Bé nặng khoảng 140 gr, ước tính bằng một củ cải tròn. Chiều dài của bé ở thời điểm này là 13 cm (tính từ đầu đến mông). Thông qua siêu âm, mẹ có thể thấy bé cử động các khớp, đồng thời tuyến mồ hôi cũng phát triển.
  • Tuần 18: Tình từ đầu đến mông, bé dài 14,2 cm và có cân nặng khoảng 190 gr. Các cử động của bé trong bụng mẹ sẽ rõ ràng và nhiều hơn. Bộ phận sinh dục của bé cũng đang phát triển. Đặc biệt, lúc này, bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài nên mẹ và bố hãy thường xuyên trò chuyện với con nhé.
  • Tuần 19: Nếu mẹ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đúng cách, thai nhi sẽ tăng khoảng 50 gr. Như vậy, tuần này mẹ nặng khoảng 240 gr và dài 15,3 cm (tính từ đầu đến mông).
  • Tuần 20: Tính đến thời điểm này, có thể bé sẽ nặng khoảng 300 gr và dài 25.6 cm (tính từ đầu đến gót chân), ước tính bằng một quả chuối. Theo các chuyên gia, đến tuần 20, bé đang tập nuốt nhiều hơn.

Mang thai 5 tháng, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Khi thành công bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định. Điển hình nhất là vòng 2 của mẹ đã hiện lên rõ ràng để chứng thực cho mọi người thấy mẹ đã có bầu. Tuy nhiên, kích thước vòng bụng của mẹ ra sao còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Thế nhưng, mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ khiến nhiều mẹ bầu “mất ăn mất ngủ” vì lo sợ thai nhi đang gặp vấn đề và phát triển không tốt. Khi gặp vấn đề này, các mẹ đừng vội hốt hoảng, lo lắng bởi việc có thai 5 tháng mà bụng nhỏ có thể là một hiện tượng bình thường nếu tạng người của mẹ vốn cao gầy.

Đặc biệt nếu đang mang thai lần đầu, bụng bầu của mẹ sẽ nhỏ hơn so với những mang thai lần 2 và 3. Tuy nhiên ở thời điểm này, để đảm bảo an toàn, mẹ nên đi kiểm tra nếu thấy kích thước vòng 2 của mình không có tiến triển gì trong khi mẹ vẫn ăn uống đều đặn và đủ chất nhé.

Bên cạnh sự thay đổi về kích thước vòng eo, cơ thể người mẹ đang mang thai tháng thứ 5 còn có một số thay đổi khác. Điển hình là mông, ngực, mũi đều nở ra, quầng vú và âm độ đã sẫm màu. Không ít mẹ da mặt bắt đầu xấu đi với sự xuất hiện của những nốt mụn hoặc tàn nhang.

Mang thai 5 tháng, bụng của mẹ đã nổi lên rõ ràng
Mang thai 5 tháng, bụng của mẹ đã nổi lên rõ ràng

Ở tuần 20, mẹ có thể sẽ đối mặt với hiện tượng ra nhiều mồ hôi do tuyến giáp hoạt động quá mức. Hiện tượng đau nhức, sưng phù chân, khó ngủ có thể sẽ làm phiền đến mẹ trong thời gian này. Nếu mẹ có bụng bầu to thì việc đi lại có vẻ sẽ khó khăn và khiến mẹ thêm mệt mỏi.

Thai nhi lớn dần lên mỗi ngày, đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ cần phải có nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng con yêu. Cho dù cơ thể có trở nên sồ sề, mặt có “nở hoa” các mẹ cũng đừng e ngại nhé, chỉ cần con yêu phát triển khỏe mạnh là được.

Mẹ đừng quên ăn uống đủ chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời tiếp thêm sức cho thai nhi.

Một số thắc mắc điển hình của các mẹ khi mang thai tháng thứ 5

Khi mang thai 5 tháng, chắc hẳn các mẹ, đặc biệt là những người lần đầu “bụng mang dạ chửa” sẽ có rất nhiều câu hỏi nghi vấn đặt ra trong đầu. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số câu hỏi điển hình nhất của các mẹ khi mang thai ở thời điểm này.

1. Mang thai tháng thứ 5 nên tăng bao nhiêu cân?

Theo bảng cân nặng của mẹ bầu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ sẽ tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần. Điều có nghĩa là trong cả khoảng thời mang thai thai tháng thứ 5, mẹ sẽ tăng dao động khoảng 2kg.

Tuy nhiên không ít trường hợp có thai  5 tháng mà không tăng cân, điều này khiến các mẹ đứng ngồi không yên. Vẫn biết số cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người, thế nhưng ở thời điểm này nếu mẹ không tăng bất cứ một cân nào thì mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra.

Ở tháng thứ 5, mẹ sẽ tăng 0.5 kg mỗi tuần
Ở tháng thứ 5, mẹ sẽ tăng 0.5 kg mỗi tuần

Mẹ ăn ngon miệng nhưng không tăng cân, đồng thời mẹ không cảm nhận thấy bất cứ chuyện động nào của con yêu có thể là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển, thậm chí là đã chết lưu. Còn trong trường hợp, mẹ không tăng cân nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh thì mẹ không cần lo lắng, chỉ cần mẹ vẫn ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là được. Thế nhưng, nếu tình trạng không tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài sang các tháng sau thì mẹ cần lưu ý.

2. Bầu 5 tháng có sữa non liệu có sớm không?

Mẹ tiết sữa non trong thời gian mang thai là một hiện tượng bình thường. Nếu mẹ quan sát thật kỹ sẽ thấy có những đốm trắng li ti như mụn xuất hiện ở đầu ti. Đồng thời, mẹ cũng cảm nhận thấy ngực cương cứng, đau, ngứa ngáy và khó chịu. Theo chuyên gia, các hiện tượng này chứng tỏ những giọt sữa non đầu tiên của mẹ chuẩn bị chảy ra.

Tùy vào cơ địa và sức khỏe của mẹ mà thời gian tiết sữa non cũng như lượng sữa tiết ra sẽ khác nhau. Thế nhưng, thông thường, sữa non sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, tức là ở thời điểm mang thai tháng thứ 7. Nếu bầu 5 tháng có sữa non, mẹ cần đi khám bởi việc xuất hiện sữa non quá sớm như vậy có khả năng thai nhi đã chết lưu.

3. Mang thai tháng thứ 5 vẫn bị nôn liệu có sao không?

Thông thường hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu sẽ kết thúc khi mẹ bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Thế nhưng, không ít trường hợp vẫn  bị nôn nhiều, khó chịu bụng khi thai đã được 5 tháng. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi rơi vào hoàn cảnh này, các mẹ nên đi khám để kiểm tra xem thai nhi có đang gặp bất đề bất thường nào không.

Mang thai tháng thứ 5, nếu mẹ vẫn bị nôn thì nên đi bệnh viện kiểm tra
Mang thai tháng thứ 5, nếu mẹ vẫn bị nôn thì nên đi bệnh viện kiểm tra

4. Mang thai tháng thứ 5 bé đạp nhiều có tốt không?

Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, các mẹ đã có thể cảm nhận thấy hiện tượng thai máy (các cử động thai). Những cú đạp của thai nhi chính là minh chứng rõ ràng cho sự tổn tại của một thiên thần bé nhỏ trong bụng.

Khi mang thai 5 tháng, “cục vàng” của mẹ sẽ hoạt động nhiều hơn, lực đạp vào cũng mạnh hơn đặc biệt là vào buổi tối. Tần suất thai máy hay những cú đạp, chuyển động của trẻ như thế nào có thể cho mẹ biết phần nào về tình trạng sức khỏe của con yêu.

Không ít mẹ ngầm thừa nhận rằng thai nhi đạp càng nhiều càng khỏe, thế nhưng trên thực tế không phải như vậy. Mang thai tháng thứ 5 bé đạp quá nhiều có thể là dấu hiệu bé bị ngạt và thiếu oxy. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm, mẹ có thể đối mặt với việc thai chết lưu. Chính vì thế nếu mẹ lo lắng về tần suất thai máy của con, mẹ nên đi khám.

5. Mang thai tháng thứ 5 cần chú ý những gì?

Khi mang bầu tháng thứ 5, để mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn, các mẹ cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (axit folic, sắt, canxi, DHA, vitamin, protein và nhiều chất khoáng khác)
  • Uống bổ sung thuốc chứa axit folic, sắt, canxi
  • Uống bổ sung sữa đặc chế dành cho bà bầu, sữa tươi, sữa tách béo
  • Không làm việc nặng, không khuân vác đồ nặng
  • Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn, pho mát mềm, đồ ăn lạnh, nhiều dầu mỡ
Mẹ hạn chế ăn thịt chế biến sẵn
Mẹ hạn chế ăn thịt chế biến sẵn
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, tia bức xạ
  • Hạn chế trang điểm, đi giày cao gót
  • Bầu 5 tháng có được uống nước dừa nhưng với số lượng vừa phải
  • Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ nhưng cần phải hết sức nhẹ nhàng, thời gian “yêu” mỗi lần không nên quá dài
  • Mặc đồ thoải mái, rộng rãi tránh tạo áp lực lên vùng bụng
  • Nếu thấy có hiện tượng đau bụng dưới, xuất hiện âm đạo, đau buốt lưng dưới… thì mẹ cần đi bệnh viện kiểm ngay
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào, tất cả cần có chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không thức quá khuya mỗi tối, hạn chế tiếp xúc với sóng wifi
  • Hạn chế đến những chỗ đông người để tránh một số bệnh về đường hô hấp

6. Có bầu 5 tháng bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một căn bệnh bình thường, thế nhưng nếu nó xuất hiện trên cơ thể phụ nữ đang mang thai thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm. Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị thủy đậu trước tuần 20 của thai kỳ, thai nhi có thể bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Bên cạnh đó, bé yêu còn có thể bị tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn…

Chính vì thế, khi bị thủy đậu ở tháng thứ 5, mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm có biện pháp can thiệp nếu có vấn đề bất trắc xảy ra. Để tránh rơi vào tình trạng này, mẹ nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

7. Bầu 5 tháng có làm tóc được không?

Trong thời gian mang thai, hầu hết các chuyên gia sản phụ khoa đều khuyến cáo các mẹ tránh xa các loại hóa chất có trong thuốc nhuộm, lọ sơn móng, thuốc xịt côn trùng, nước tẩy rửa mạnh… Chính vì thế việc nhuộm tóc, ép hay uốn tóc khi mang thai tháng thứ 5 là điều không nên.

Khi mang thai, mẹ không nên đi nhuộm tóc
Khi mang thai, mẹ không nên đi nhuộm tóc

Kể ra sau khi sinh một vài tháng, mẹ cũng không nên đi nhuộm tóc. Các thành phần hóa chất trong thuốc nhuộm khi ngấm vào cơ thể mẹ bầu có thể khiến thai nhi bị “đứng mũi chịu sào”. Khi ấy, con yêu sẽ có nguy cơ bị dị tật, chậm phát triển.

8. Mang thai 5 tháng có bỏ được không?

Thai 5 tháng đã có trọng lượng khoảng 500 g, dài 14 cm, đồng thời các chi cũng như nhiều bộ phận trên cơ thể đang dần hoàn thiện nên việc phá thai ở thời điểm này sẽ tương đối khó khăn. Mẹ khó có thể dùng thuốc phá hay tiến hành nạo hút vì các biện pháp này không có tác dụng khi thai đã trên 3 tháng tuổi.

Lúc này, rất có thể các bác sĩ sẽ tiến hành kích thích sinh non. Phương pháp này khá nguy hiểm và đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao cùng với trang thiết bị y tế thật hiện đại. Tuy nhiên, khi quyết định phá thai khi mang thai tháng thứ 5, mẹ sẽ có khả năng bị băng huyết, thủng buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng, vô sinh và rủi ro lớn nhất là nguy hiểm đến tính mạng.

Tóm lại, khoảng thời gian mang thai tháng thứ 5 nói riêng hay suốt tam cá nguyệt thứ 2 nói chung, mẹ sẽ cảm thấy bình yên và an tâm hơn rất nhiều về bé yêu trong bụng. Mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, hạn chế vận động mạnh để không có bất cứ một tác động xấu nào đến con yêu nhé.

Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc