Có Thai 3 Tuần
Với những mẹ lần đầu mang thai, việc nắm rõ các kiến thức liên quan đến có thai 3 tuần là điều vô cùng quan trọng. Đây là thời điểm bào thai bắt đầu di chuyển và bám vào tử cung để làm tổ. Nếu mẹ có sự chuẩn bị thật tốt, biết rõ những việc nên làm và không nên làm sẽ giúp bào thai thuận lợi làm tổ, từ đó thai nhi sẽ dần hình thành, phát triển đúng chuẩn.
Thai 3 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?
Nếu ở tuần mang thai đầu và có thai 2 tuần, mẹ chưa dám chắc việc có một sinh linh bé bỏng trong bụng thì đến khi có thai 3 tuần, mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Vậy ở thời điểm có thai 3 tuần, thai nhi phát triển ra sao? Mẹ cần lưu ý những gì để bé yêu phát triển bình thường và khỏe mạnh?
Thai 3 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu? – Là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, kể cả những người lần đầu mang thai lẫn các mẹ đã từng có kinh nghiệm về việc “bụng mang dạ chửa”. Thai nhi 3 tuần tuổi mới chỉ là một bào thai với kích thước bé xíu chỉ khoảng 0,35 – 0,6mm. Đây là giai đoạn bào thai hình thành và bắt đầu di chuyển đến tử cung để làm tổ. Lúc này, nếu mẹ quá tò mò muốn nhìn ngắm hình ảnh con yêu thì hoàn toàn có thể đến bệnh viện để siêu âm.
Ở thời điểm này, việc siêu âm qua ngả âm đạo sẽ cho kết quả chính xác và rõ nét hơn siêu âm ổ bụng. Tuy nhiên vì kích thước thai nhi còn quá nhỏ nên các bác sĩ không dám đảm bảo siêu âm khi có thai 3 tuần sẽ mang lại kết quả gì không.
Đến tuần thứ 3 của thai kỳ, dịch nước ối cũng bắt đầu hình thành để phát triển thành túi ối – môi trường sống của thai nhi trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ.
Đồng thời, khi mang thai tuần thứ 3, thông qua hệ thống tuần hoàn được hình thành từ các đường ống siêu nhỏ kết nối thai nhi với các mạch máu trong thành tử cung người mẹ, túi phôi sẽ bắt đầu nhận oxy và chất dinh dưỡng. Ở thời điểm này, nhau thai chưa phát triển hoàn thiện.
Sự thay đổi của mẹ khi có thai 3 tuần
Khi bước sang tuần thứ 3 của thai kỳ, người mẹ bắt đầu nhận thấy một số thay đổi rõ rệt của cơ thể. Điển hình như:
- Ngực căng tức khó chịu
- Thường xuyên mệt mỏi
- Bị những cơn đau lưng dưới “hỏi thăm”
- Đi tiểu thường xuyên
- Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu
- Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn
- Buồn nôn và nôn
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều
- Nhạy cảm với mùi
- Trễ kinh
Bên cạnh những biểu hiện trên, không ít mẹ khi mang thai còn nhận thấy sự thay đổi thất thường của tâm trạng. Nếu như trước đây, bạn là một người mạnh mẽ, cứng rắn, ít khi rơi nước mắt thì đến khi mang thai, bạn lại trở thành người mau nước mắt và cảm xúc hơn rất nhiều. Chỉ một vấn đề nhỏ nhặt bình thường cũng khiến bạn rơi nước mắt. Tâm trạng “sớm nắng chiều mưa” của mẹ bầu cũng khiến những người xung quanh khó có thể nắm bắt được.
Ban đầu khi biết “đậu thai”, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ nhưng đi kèm với nó cũng là cảm giác lo âu, sợ hãi. Tất cả những cảm xúc ấy sẽ đồng hành cùng mẹ trong suốt thời gian mang thai, thậm chí đến khi con yêu bình yên chào đời. Để giải tỏa tâm trạng, tốt nhất mẹ nên chia sẻ cảm xúc thật của mình với chồng hoặc người thân để cùng nhau vượt qua nhé.
Cách sử dụng que thử thai chuẩn nhất cho mẹ
Một trong những cách chính xác nhất giúp mẹ nhận biết việc mang thai tại nhà đó là sử dụng que thử thai. Bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết nếu sử dụng que thử thai theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, mẹ có thể biết được kết quả chính xác đến 99%.
Các chuyên gia y tế khuyên chị em phụ nữ nên dùng que thử thai sau 2 tuần quan hệ tình dục mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Nếu mẹ thử thai quá sớm, kết quả sẽ không chính xác vì khi ấy nồng độ hCG (một loại hormone quan trọng chỉ được tìm thấy bên trong cơ thể người phụ nữ mang thai) trong nước tiểu sẽ quá thấp, từ đó que thử thai khó có thể cho ra kết quả 2 vạch.
Nếu thử thai quá muộn, nồng độ hCG trong nước tiểu lại quá cao sẽ làm ức chế que thử thai và khiến cho kết quả bị đảo lộn. Chính vì thế, việc căn chính xác thời điểm thử thai sau quan hệ là vô cùng chính xác. Khi có thai 3 tuần, nếu muốn sử dụng que thử thai, bạn cần phải thực hiện chính xác theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Lấy nước tiểu ra một chiếc cốc
- Bước 2: Lấy que thử thai ra khỏi bao đựng
- Bước 3: Bạn cầm que thử thai theo đúng hướng mũi tên chỉ xuống
- Bước 4: Cho que thử thai vào trong cốc nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên trên que thử thai
- Bước 5: Hãy để như vậy ít nhất 5 phút mới cho ra được kết quả chính xác
- Bước 6: Lấy que thử thai ra khỏi cốc nước tiểu và giữ nguyên nó thẳng đứng theo chiều bạn vừa cho vào cốc nước tiểu
- Bước 7: Kiên nhẫn đợi thêm khoảng 3 phút nữa để có được kết quả cuối cùng
Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết, khi que thử thai hiện lên 2 vạch rõ ràng thì không còn nghi ngờ gì nữa, chúc mừng bạn đã “đậu thai” thành công. Nếu 1 vạch đậm, 1 vạch mờ thì bạn nên kiểm tra lại vào ngày hôm sau. Nếu chỉ có một vạch hiện ra thì điều đó có nghĩa là bạn không mang thai. Nếu không có vạch nào, có thể que thử thai bị lỗi hoặc nước tiểu của bạn có quá nhiều cặn. Bạn nên thử lại một lần nữa bằng que mới để có được kết quả chính xác hơn.
Chất lượng que thử thai cũng ảnh hưởng phần lớn đến kết quả kiểm tra. Chính vì thế bạn cần chọn mua loại que thử chất lượng có thương hiệu rõ ràng, có đầy đủ hạn sử dụng, có tem chống hàng giả… để tránh trường hợp mua phải hàng giả. Bên cạnh đó, trước khi dùng que thử thai, mọi người không nên uống quá nhiều nước vì như vậy sẽ khiến nước tiểu bị loãng và cho ra kết quả không chính xác.
Khi que thử thai hiện lên 2 vạch và có nghĩ là bạn đã mang thai tuần thứ 3 thì hãy đi bệnh viện kiểm tra ngay nhé. Lúc này, bạn cũng cần bắt tay vào việc lên kế hoạch thật cẩn thận về chế độ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đúng chuẩn.
Những trường hợp nguy hiểm khi có thai 3 tuần, mẹ cần đi bệnh viện ngay
Khi mang thai, mẹ nào cũng mong muốn con yêu khỏe mạnh và không gặp phải bất cứ vấn đề nguy hiểm nào. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng may mắn trải qua một hành trình mang thai bình yên.
Chính vì thế, khi có thai 3 tuần và cả trong suốt thời gian mang thai, mẹ cần phải lưu ý một số đặc điểm dưới đây và cần đi bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
- Mang thai 3 tuần đầu đau bụng dữ dội và kéo dài
- Ra máu nâu khi mang thai 3 tuần
- Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu quá nhiều
- Mẹ quá mệt mỏi và thường xuyên đau đầu, chóng mặt
- Tiểu ít hoặc không buồn tiểu, đau buốt khi đi tiểu
Lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai tuần thứ 3
Mang thai 3 tuần đầu mới chỉ là một góc nhỏ thời gian trong hành trình 9 tháng 10 ngày mẹ phải vượt qua. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng tạo tiền đề vững chắc cho quãng thời gian sau này. Chính vì thế, trong các tuần đầu mang thai, nếu mẹ chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt, thai nhi sẽ có cuộc sống dễ thở hơn trong bụng mẹ.
Dưới đây wikibacsi.com sẽ tổng hợp một số lời khuyên quan trọng phụ nữ mang thai nào cũng cần phải biết và ghi nhớ để tránh đưa thai nhi vào con đường chông gai nhiều nguy hiểm.
1. Các loại thuốc mẹ không nên sử dụng khi có thai 3 tuần
Có lẽ chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết một điều quan trọng rằng trong thời gian mang thai, mọi người không được phép tự ý mua thuốc về điều trị bệnh. Mọi loại thuốc dùng trong thời gian này cần phải có chỉ định của bác sĩ nếu không thai nhi sẽ gặp nguy hiểm như bị dị tật, sảy thai hoặc sinh non.
Khi mang thai, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của người mẹ kém hơn bình thường nên nguy cơ bị virus, vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh là rất cao. Cảm cúm, đau đầu, hắt hơi sổ mũi, táo bón, tiêu chảy, mất ngủ… là những căn bệnh điển hình mẹ bầu sẽ mắc phải khi mang thai 3 tuần tuổi.
Thế nhưng, khi đối mặt với những “sát thủ” nguy hiểm kia, mẹ bầu cần học cách giữ bình tĩnh, học thói quen hỏi kinh nghiệm của những người có chuyên môn hoặc có kinh nghiệm để tránh tình trạng sử dụng thuốc.
Uống thuốc kháng sinh khi mang thai 3 tuần là một điều tối kỵ với tất cả các chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, 3 tháng đầu là khoảng thời gian quan trọng để thai nhi hình thành và phát triển các bộ phận, cơ quan quan trọng của cơ thể. Khi ấy, nếu có sự tác động của thuốc kháng sinh, thai nhi dễ phát triển lệch lạc, gây dị tật bẩm sinh, thậm chí có khiến thai nhi tử vong khi còn trong bụng mẹ.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, trong thời gian có một nhóc tỳ cư trú trong bụng, mẹ cần tránh xa một số loại thuốc như:
- Ibuprofen: Loại thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt
- Naproxen: Thuốc kháng viêm
- Aspirin: Thuốc kháng viêm, giảm đau
- Accutane và Retinoid: Thuốc trị mụn
- Ribavirin: Thuốc dùng cho các bệnh nhân bị viêm gan C mãn tính
- Fluconazole: Thuốc trị nấm âm đạo
- Lexapro: Thuốc trị trầm cảm
- Một số loại kháng sinh: Bactrim, Ciprofloxacin, Doxycycline, Furadantin, Tetracycline…
- Topamax: Thuốc trị đau nửa đầu
Trong thời gian mang thai tuần thứ 3 hoặc trong cả thai kỳ, nếu bạn không may mắc bất cứ một căn bệnh nào đó, thay vì tự ý ra hiệu thuốc mà mua thuốc, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất.
2. Các loại thuốc mẹ nên uống khi mang thai 3 tuần
Khi có thai 3 tuần, các mẹ hạn chế dùng các loại thuốc điều trị bệnh, thế nhưng với thuốc bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể thì khác. Các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sinh sản cho biết, trong thời gian “bụng mang dạ chửa”, ngoài việc ăn uống đủ chất, các mẹ cũng không quên thuốc bổ sung một số loại thuốc bổ điển hình như:
- Thuốc chứa thành phần axit folic: Axit folic là dưỡng chất không thể thiếu trong cơ thể người phụ nữ mang thai. Nếu thai nhi không được hấp thụ đủ axit folic, bé có nguy cơ bị nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh, khiếm khuyết một bộ phận nào đó, sứt môi… Mẹ có thể sử dụng thuốc acid folic 400mcg hoặc thuốc acid folic 800 mg.
- Thuốc sắt: Đây cũng là một trong số những loại thuốc mẹ bầu cần bổ sung đều đặn trong thời gian mang thai để tránh rơi vào tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt. Khi chọn thuốc sắt cho bà bầu, mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc điển hình như procare, thuốc obimin, thuốc ferrovit, thuốc sắt fogyma, saferon…
- Thuốc canxi: Bổ sung đủ axit folic, sắt nhưng nếu thiếu canxi, thai nhi cũng không thể phát triển hoàn thiện được. Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hệ xương khớp của trẻ nên mẹ bầu cần chú ý uống bổ sung thêm loại thuốc này.
- Các loại thuốc vitamin: Khi có thai 3 tuần, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung các loại thuốc vitamin để giúp thai nhi thêm khỏe mạnh.
3. Chế độ dinh dưỡng khi có 3 tuần
Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến việc cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi có khỏe mạnh hay không. Nếu mẹ ăn uống không đủ chất, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển không đồng đều, dễ bị mắc bệnh.
Vì thế, trong thời gian này, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo mẹ bầu ăn uống theo các nguyên tắc sau:
- Cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày, tránh tình trạng thừa chất nọ thiếu chất kia
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm tái sống
- Ăn nhiều rau xanh, thịt cá, trứng, hoa quả
- Đa dạng các thực phẩm, tránh tình trạng ăn một thực phẩm trong nhiều ngày
- Tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
- Không ăn các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Nói không với đu đủ xanh, rau răm, mướp đắng, rau ngót… – những thực phẩm gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai
- Cơ địa của mỗi người khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau, chính vì thế mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có lời khuyên ăn uống chính xác nhất
- Hãy bỏ ngay suy nghĩ cho 2 người, nếu mẹ cố nhồi nhét quá nhiều thực phẩm sẽ không tốt cho thai nhi. Mẹ nên nhớ chất lượng hơn số lượng, điều đó có nghĩa là nếu mẹ có chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ dưỡng chất thì cho dù ăn ít vẫn không lo ảnh hưởng đến thai nhi
- Nhu cầu dinh dưỡng ở từng tuổi thai sẽ khác nhau nên mẹ cần tìm hiểu thật kỹ vấn đề này
- Đặc biệt, mẹ cần nói không với bia rượu, cà phê, các loại nước ép đóng chai
Bên cạnh việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khi có thai 3 tuần, các mẹ nên có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ tránh làm việc quá sức, không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, không đứng lên ngồi xuống quá bất ngờ, hạn chế di chuyển đường dài.
Việc rèn luyện thể thao trong thời gian đầu mang thai cũng hết sức quan trọng. Thay vì chạy bộ, các mẹ hãy rủ chồng đi bộ mỗi ngày, tập yoga hoặc tham gia bơi lội. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn hình thức thể thao nào, mẹ không nên quá sức nhé, chỉ nên tập với mức độ vừa phải.