Bệnh Gút Kiêng Gì
Đồ ăn thức uống là yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ bị bệnh gút nhưng không phải ai cũng biết tới. Trong khi đó bệnh gout luôn gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Căn bệnh này có thể tiến triển thành mãn tính nếu người bệnh tiếp tục có một chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy giải quyết mối băn khoăn bệnh gút kiêng gì là vấn đề người bệnh cần nắm rõ.
Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gút
Bệnh gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi trong cơ thể người có hàm lượng axit uric cao. Nếu những axit này không được hòa tan hoặc không được đẩy ra khỏi cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại ở các khớp gây viêm và đau dữ dội. Những cơn đau do gút thường kéo dài vài ngày (3 – 10 ngày) và có thể quay trở lại sau vài tháng hoặc vài năm.
Đa phần các trường hợp mắc bệnh gout đều bắt nguồn từ trạng thái cơ thể bị dư thừa axit uric do di truyền hoặc do chế độ ăn uống. Chính vì vậy nếu băn khoăn bị bệnh gút kiêng gì? Bệnh gout phải kiêng ăn những gì?
Hầu hết mọi người đều biết rằng bệnh gút xảy ra là do hàm lượng axit uric trong cơ thể quá cao và chúng không thể thoát ra ngoài theo nước tiểu hoặc không bị hòa tan trong máu. Tuy nhiên thực phẩm ảnh hưởng đến nồng độ axit uric thì không phải ai cũng nắm rõ.
Axit uric được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin, một chất có sẵn tại các mô trong cơ thể người. Bên cạnh đó purin còn tồn tại trong nhiều thực phẩm mà con người ăn uống hằng ngày.
Đối với những người bình thường, sử dụng các thực phẩm giàu purin chưa chắc sẽ gây bệnh gút nhưng chúng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Nhưng với bệnh nhân đã mắc bệnh gout, khả năng hòa tan axit uric trong máu hoặc bài tiết axit này ra ngoài trở thành một khó khăn nên việc bổ sung những thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng thêm lượng axit uric cho cơ thể.
Ngoài ra bệnh gout cũng sẽ xuất hiện hoặc trở nên nguy hiểm hơn nếu cơ thể người bệnh tự sản sinh ra nhiều axit uric. Một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là sử dụng thực phẩm có quá nhiều fructose. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đường fructose có khả năng gây rối loạn chuyển hóa đào thải axit uric, dẫn đến dư thừa axit này trong cơ thể.
Chính vì vậy nếu bị gout mà không chú ý đến chế độ ăn uống thì người bệnh có thể gặp phải những cơn gút trầm trọng hơn hoặc các cơn gút diễn ra thường xuyên hơn.
Người bị bệnh gút kiêng gì để bệnh không tái phát?
Nếu bạn đang băn khoăn “Bị bệnh gout không nên ăn gì?” thì câu trả lời chính là những thực phẩm giàu purin và fructose. Một số thực phẩm người bị bệnh gút cần tránh sử dụng là:
Bệnh gút cần ăn kiêng hải sản
Một số hải sản giàu purin như sò, cá trích, cá ngừ, cá trống… cần được sử dụng hạn chế để tránh làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Khi bệnh gout đã ổn định, người bệnh có thể ăn sò hoặc cá hồi nhưng chỉ nên ăn khoảng 100 – 150g một ngày.
Tuy vậy vẫn có một số hải sản khá an toàn cho người bị bệnh gout mà bạn có thể yên tâm sử dụng như các loại tôm, tôm hùm, cá chình và cua.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là thực phẩm rất giàu purin và luôn được các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh gout không nên sử dụng. Những loại thịt đỏ người bị gout cần tránh sử dụng là thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, thịt trâu, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thịt đã qua chế biến như thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng…
Bổ sung đạm từ thịt trắng như thịt gà, thịt vịt có thể phù hợp với người bệnh gút hơn nhưng bệnh nhân vẫn cần hạn chế sử dụng.
Nội tạng động vật
Bệnh gout không nên ăn gì? – Các thực phẩm như nội tạng động vật như gan, thận, lòng, cật… là những loại người bệnh cần kiêng. Nhóm thực phẩm này đều chứa nhiều chất đạm và cholesterol nên không tốt đối với những người mắc bệnh về chuyển hóa như huyết áp, cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, người béo phì, người bị bệnh thận…
Bên cạnh đó loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều purin khi đi vào cơ thể nên không tốt đối với bệnh nhân bị gút. Vì vậy bạn nên kiêng hẳn nội tạng động vật để tránh làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Bia, rượu
Các loại đồ uống có cồn được tạo ra từ các loại men được cho là có hàm lượng purin cao. Chúng kích thích sự kết tủa của các tinh thể axit uric tại các khớp và gây ra gút.
Một nghiên cứu của giáo sư được tiến hành bởi chuyên gia thấp khớp, giáo sư Tuhina Neogi tại đại học Y Boston, Mỹ về vấn đề ảnh hưởng của bia rượu đối với bệnh gút đã cho thấy những loại đồ uống này là nguyên nhân và động lực khiến các đợt gút diễn ra. Những người mắc bệnh gút càng sử dụng nhiều bia rượu thì nguy cơ cơn gút ập tới trong 24 giờ sau đó càng cao.
Những người sử dụng 1- 2 loại đồ uống có cồn trong 24 giờ có nguy cơ gút tấn công tăng 36%. Những bệnh nhân sử dụng từ 2 – 4 loại đồ uống chứa cồn cùng một lúc thì nguy cơ gút xảy ra lên đến 50%. Nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên dùng 1 – 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ bị gút cao gấp 138% so với người bình thường. Trong khi đó, uống từ 2 – 4 cốc bia mỗi ngày, nguy cơ bị gút là 75%.
Chính vì vậy nếu bạn đã mắc bệnh gout thì nên kiêng hẳn các loại đồ uống có chứa cồn. Đặc biệt người bị bệnh gout không nên ăn hải sản uống bia vì những thực phẩm này có thể làm tăng hàm lượng axit uric, thúc đẩy các cơn đau do gút đến thường xuyên và trầm trọng hơn.
Đồ ăn, thức uống giàu fructose
Các bác sĩ khuyên rằng, những bệnh nhân bị gout nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có hàm lượng fructose cao vì chúng ngăn cản quá trình đào thải axit uric. Đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm giàu fructose sẽ làm giảm chức năng của thận và dễ tạo sỏi trong thận.
Một số loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường fructose bệnh nhân bị gout cần kiêng khem là: trái cây khô, siro, bánh quy, bánh ngọt, bánh pudding, kem, khoai tây chiên, nước mía, mật ong, nước trái cây, soda, nước ngọt, nước mía…
Các loại rau tăng trưởng nhanh
Những loại rau có độ tăng trưởng nhanh thường có hàm lượng purin cao và không tốt cho người bị bệnh gút. Bệnh nhân bị gút cần tránh sử dụng một số loại rau như măng tây, rau giá, nấm…
Chế độ sinh hoạt cho người bị gút
Bên cạnh vấn đề bệnh gút kiêng ăn uống gì, người bệnh cũng cần chú ý đến lối sống của mình để giúp kiểm soát các cơn gout hiệu quả hơn.
- Giảm cân hợp lí: Thừa trọng lượng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự tăng lên của axit uric trong cơ thể. Bởi vì khi thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Do đó giảm cân sẽ giúp làm giảm lượng axit uric và ngăn chặn các cơn gout cấp hiệu quả.
- Tập luyện thể dục thể thao: Vận động cơ thể hợp lý mỗi ngày sẽ giúp xương khớp linh hoạt hơn và duy trì trọng lượng ở mức vừa phải. Đồng thời tập luyện thể thao cũng giúp lượng axit uric được giữ ở mức thấp.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Hầu như các loại nước được nhiều người yêu thích đều chứa nhiều đường. Tuy nhiên chúng không phù hợp với người mắc bệnh gout. Lời khuyên dành cho người bệnh là nên uống từ khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp hòa tan axit uric và lợi cho việc bài tiết của người bệnh.
Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung và ảnh hưởng đến sự xuất hiện và sự tái diễn của các cơn gout nói riêng. Hy vọng với những giải đáp về vấn đề “Bệnh gút kiêng gì?” trên đây, người bệnh sẽ chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi và phòng ngừa các đợt tấn công của bệnh gout một cách hiệu quả hơn.
>> Những cách chữa bệnh gout cho hiệu quả tốt được bác sĩ khuyên dùng