Thuốc Risperidone

Thuốc Risperidone
Hoạt Chất

Risperidone 

    Đóng gói: Viên nén, viên ngậm tan trong miệng, dung dịch uống, dung dịch tiêm

    Loại thuốc: Được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần liên quan đến tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, tự kỷ

    Công ty sản xuất: Công ty dược phẩm Janssen

    Quốc gia sản xuất: Bỉ

Tác giả: Cập nhật: 2:16 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Risperidone là một trong những loại thuốc điển hình hiện nay được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hoặc tự kỷ. Thuốc đã được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như mức độ hiệu quả của nó.

Thuốc Risperidone có công dụng gì?

Risperidone (Risperdal) nằm trong một nhóm thuốc có tên gọi là thuốc chống loạn thần không điển hình (AAP) được Janssen – một công ty dược phẩm nổi tiếng tại Bỉ với tuổi đời trên 66 năm – sản xuất.

Risperidone đã được cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lần đầu phê duyệt vào năm 2002 để cho bệnh nhân tâm thần phân liệt (căn bệnh khiến mọi người mất hứng thú với cuộc sống và hình thành những suy nghĩ, cảm xúc bất thường) từ 13 tuổi trở lên.

Thuốc Risperidone được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực
Thuốc Risperidone được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực

Không chỉ dừng lại đó, Risperidone cũng được kê toa rộng rãi trong điều trị ngắn hạn cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên mắc chứng rối loạn lưỡng cực (tâm trạng thay đổi thất thường, từ hưng phấn đến trầm cảm). Tác dụng này của thuốc đã được FDA công nhận vào năm 2003.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng kê đơn Risperidone cho trẻ em từ 5 – 16 tuổi bị tự kỷ – căn bệnh khiến các bé thích sống khép mình và gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác. Thuốc sẽ giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh, kéo người bệnh ra khỏi bức tường thành kiên cố mà họ tạo ra để hòa mình vào xã hội.

Thuốc hoạt động bằng cách thay đổi hoạt động của dopamine (chất dẫn truyền thần kinh) và các hóa chất tự nhiên khác trong não. Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về tâm thần đều do sự mất cân bằng của một số chất dẫn truyền thần kinh. Sự xuất hiện của Risperidone sẽ kích thích não sản xuất nhiều dopamine hơn và tái tạo lại sự cân bằng vốn có của nó.

Theo các nhà nghiên cứu tại công ty dược phẩm Janssen, Risperidone còn được đưa ra thị trường với một công dụng khác đó là điều trị cho người già dễ bị kích động do chứng mất trí. Tuy nhiên, FDA chưa đồng ý phê chuẩn cho lợi ích này của thuốc Risperidone bởi họ lo ngại nó vẫn còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho người cao tuổi, điển hình là tăng nguy cơ bị suy tim, đột quỵ, viêm phổi.

Liều dùng thuốc Risperidone như thế nào?

Thuốc Risperidone hiện được sản xuất dưới:

  • Viên nén: 0.25mg; 0.5g; 1mg; 2mg; 3mg; 4mg
  • Viên nén tan trong miệng: 0.5mg; 1mg; 2mg; 3mg; 4mg
  • Dung dịch uống: 1mg/mL
  • Dung dịch tiêm truyền: 12.5mg; 25mg;37.5mg; 50mg

Thuốc được khuyến cáo sử dụng một đến hai lần trên ngày trước hoặc sau khi ăn. Liều lượng dùng thuốc Risperidone cụ thể cho từng đối tượng người bệnh như sau:

1. Liều dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt

Tuổi Liều ban đầu Tăng liều Liều tối đa
0-12 tuổi Không dùng Không dùng Không dùng
13-17 tuổi 0,5 mg mỗi ngày uống vào buổi sáng hoặc buổi tối. Tăng 0,5-1mg mỗi ngày sau 24 giờ sử dụng hoặc tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể 6mg/ngày
18-64 tuổi 2 mg mỗi ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần Tăng 1-2mg mỗi ngày cho đến khi đạt ngưỡng là 16mg/ngày tùy theo thể trạng của bệnh nhân 16mg/ngày
>65 tuổi <0,5 mg, uống 2 lần/ngày Tăng liều ở mức độ chậm hơn để hạn chế tác dụng phụ  

2. Liều dùng Risperidone cho bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực

Tuổi Liều ban đầu Tăng liều Liều tối đa
0-9 tuổi Không dùng Không dùng Không dùng
10-17 tuổi 0,5 mg mỗi ngày, uống sáng hoặc tối Tăng 0,5-1mg mỗi ngày sau 24 giờ sử dụng hoặc tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể 6mg/ngày
18-64 tuổi 2-3mg/ngày Tăng 1mg mỗi ngày tùy theo thể trạng của người bệnh 6mg/ngày
>65 tuổi <0,5 mg, uống 2 lần/ngày Tăng liều ở mức độ chậm hơn để hạn chế tác dụng phụ

3. Liều dùng Risperidone cho người bị tự kỷ

Tuổi Liều ban đầu Tăng liều Liều tối đa
0-4 tuổi Không dùng Không dùng Không dùng
5-17 tuổi Nặng >15kg, dưới 20kg: 0,25 mg uống 1 lần/ngày

Nặng >20kg: uống 0,5 mg một lần/ngày

 

Nặng <20kg: sau 4 ngày, liều dùng có thể tăng thêm 0.5mg/ngày. Sau 14 ngày, tăng thêm 0.25mg/ngày

Nặng >20kg: sau 4 ngày, liều dùng có thể tăng thêm 1mg/ngày. Sau 14 ngày, tăng thêm 0.5mg/ngày

3mg/ngày
18-64 tuổi Không dùng Không dùng Không dùng

Tác dụng phụ của Risperidone là gì?

Theo các chuyên gia y tế, việc dùng thuốc Risperidone trong thời gian dài có thể khiến lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh tăng cao. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi người dùng không bị bệnh tiểu đường trước đó. Bởi vậy, mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra máu, xét nghiệm nước tiểu.

Bên cạnh đó, Risperidone có thể làm thay đổi thân nhiệt của người bệnh, khiến  họ lúc nào cũng cảm thấy nóng. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên làm việc nặng, quá sức, ra nhiều mồ hôi sau khi dùng thuốc Risperidone. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng mùa hè, mọi người nên ở trong điều kiện mát mẻ, hạn chế ra ngoài nắng.

Để tránh làm cho tình trạng sức khỏe ngày một chuyển biến xấu, mọi bệnh nhân đang dùng Risperidone cần gọi điện ngay cho bác sĩ nếu như có một số hiện tượng bất thường dưới đây xuất hiện trên cơ thể:

  • Run rẩy tay chân
  • Chóng mặt, hay buồn ngủ, mệt mỏi
  • Tầm nhìn kém
  • Đau bụng, táo bón
  • Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn
  • Dễ bị kích động
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Da khô, đổi màu
  • Tuyến vú tiết sữa mẹ một cách bất thường
  • Nghẹt mũi, viêm họng, khó thở
  • Sốt cao, đổ nhiều mồ hôi
  • Nhịp thở nhanh
  • Không kiểm soát được các cử động trên khuôn mặt
  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Rối loạn cương dương, kinh nguyệt không đều
  • Nhiễm trùng
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Risperidone?

  • Người lớn tuổi bị mất trí nhớ
  • Bị dị ứng với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân nghiện rượu nặng
  • Phụ nữ có thai không nên dùng Risperidone bởi các thành phần trong thuốc sẽ gây hại cho thai nhi, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ
  • Thuốc Risperidone không thích hợp cho đối tượng là phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị Parkinson – một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, có thể làm suy giảm trí nhớ
  • Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh ung thư vú
  • Người thường xuyên bị đau tức ngực, nhịp tim không đều, đã từng bị suy tim hoặc đột quỵ
  • Huyết áp cao, thấp thất thường
  • Bị tiểu đường
  • Mắc bệnh gan hoặc thận
  • Trẻ em dưới 5 tuổi

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Risperidone?

  • Uống thuốc đều đặn vào một khung giờ cố định mỗi ngày
  • Nếu chẳng may quên liều, hãy bổ sung ngay lập tức khi nhớ ra tuy nhiên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua viên thuốc đã quên trước đó. Mọi người cần nhớ tuyệt đối không gộp 2 liều thuốc uống vào cùng một lúc
  • Thuốc dạng viên nén nên được uống cùng với một cốc nước đầy, không cắn, nhai, nghiền viên thuốc trong miệng
  • Không uống thuốc với nước trà hoặc soda
  • Thuốc Risperidone dạng dung dịch uống, mọi người có thể pha cùng với nước lọc, sữa ít béo hoặc nước cam
  • Với viên thuốc Risperidone dạng viên nén tan trong miệng, khi lấy thuốc ra khỏi bao bì, mọi người cần đảm bảo tay phải thật khô
  • Người bệnh không được tự ý tăng liều bởi việc dùng quá liều có thể khiến nhịp tim nhanh dồn dập, đau dạ dày, chóng mặt, ngất xỉu…
  • Có thể mất đến vài tuần thậm chí là lâu hơn người dùng mới có thể cảm nhận thấy tác dụng của thuốc, do đó mọi người cần phải kiên nhẫn
  • Không lái xe, làm việc nặng ngay sau khi vừa dùng thuốc Risperidone
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác trong thời gian điều trị bệnh bằng Risperidone
  • Đừng ngừng dùng Risperidone khi chưa nói chuyện với bác sĩ

Risperidone tương tác với những loại thuốc nào?

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của Risperidone nếu như sử dụng đồng thời cùng một lúc. Do đó, nếu đang sử dụng một hoặc nhiều thuốc kể tên dưới đây, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để họ có sự điều chỉnh về liều dùng cũng như thời gian điều trị bằng Risperidone sao cho hạn chế tối đa tác dụng phụ.

  • Thuốc chống trầm cảm: Paroxetine (Paxil) và Fluoxetine (Sarafem, Prozac)
  • Thuốc trị chứng ợ nóng: Ranitidine (Zantac) và Cimetidine (Tagamet)
  • Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson: Parlodel, Cabergoline (Dostinex) và Levodopa (Dopar, Larodopa)
  • Thuốc dùng để điều trị huyết áp cao: Reserpine, Ramipril, Nadolol + Bendroflumethiazide, Quinapril, Lebetarol, Madiplot®, Gallopamil
  • Thuốc chống động kinh: Carbamazepine (Tegretol), Phenobarbital (Luminal, Solfoton) và Phenytoin (Dilantin)
  • Các loại thuốc khác cho bệnh tâm thần: Clozapine (Clozaril)
  • Thuốc kháng sinh: Rifampin (Rifadin, Rimactane)
  • Thuốc an thần: Zolpidem, Temazepam, Zaleplon và Eszopiclone
  • Thuốc giãn cơ: Baclofen, Cyclobenzaprine, Methocarbamol, Tizanidine, Carisoprodol và Metaxopol
  • Thuốc giảm đau: Morphin, Oxycodone, Fentanyl, Hydrocodone, Tramadol và Codeine
  • Thuốc kháng histamine: Hydroxyzine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine và Brompheniramine
Risperidone có tương tác với nhiều loại thuốc khác
Risperidone có tương tác với nhiều loại thuốc khác

Bảo quản thuốc Risperidone ra sao?

  • Mọi người cần giữ thuốc Risperidone ở điều kiện nhiệt độ phòng
  • Tránh để những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Nhà tắm hoặc các khu vực ẩm ướt chắc chắn không phải là vị trí lí tưởng để bảo quản thuốc
  • Thuốc cần để trên cao, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ

Thuốc Risperidone có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Risperidone là thuốc điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, chính vì thế mọi người chỉ được sử dung khi có sự cho phép của các chuyên gia y tế. Chính vì thế, khi có những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, mọi người cần đi bệnh viện lớn để kiểm tra. Tại đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và kê đơn thuốc một cách chính xác nhất. Giá thuốc Risperidone cũng sẽ được bác sĩ cung cấp đầy đủ.

Thuốc Risperidone chưa được chứng nhận có thể chữa khỏi bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực một cách hoàn toàn. Nó chỉ được biết đến là một phương pháp giúp kiểm soát bệnh ở mức độ an toàn không gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, để hạn chế tối đa triệu chứng của các bệnh kể trên, người dùng cần sử dụng Risperidone đúng như chỉ định và yêu cầu của bác sĩ.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Quetiapine điều trị bệnh tâm thần phân liệt tốt không? Giá bao nhiêu?

Top