Thuốc Levodopa

Thuốc Levodopa
Hoạt Chất

Levodopa

    Đóng gói: Viên nén, viên nang, dạng gel được bơm vào trong ruột

    Loại thuốc: Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson

Tác giả: Cập nhật: 2:18 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Với các trường hợp bị Parkinson, chắc hẳn mọi người đã nghe đến Levodopa – một trong những loại thuốc có công dụng rất mạnh trong việc hạn chế triệu chứng run rẩy tay chân, cứng khớp… do bệnh gây ra. Theo các chuyên gia y tế, thuốc Levodopa có thể được chỉ định sử dụng ở bất cứ thời điểm nào của bệnh Parkinson tuy nhiên cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc Levodopa có công dụng gì?

Parkinson là một trong những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh như run tay chân bất thường, cứng cơ, di chuyển chậm chạp. Hội chứng này xuất hiện là do sự mất cân bằng của một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có tên gọi là Dopamine.

Chất này có trong não và liên quan đến cảm giác hạnh phúc, trí nhớ, khả năng tập trung và điều chỉnh các vận động của cơ thể chuyển động một cách trơn tru.  Các nghiên cứu chỉ ra rằng vào thời điểm các triệu chứng của bệnh Parkinson xuất hiện, khoảng 60-80% tế bào thần kinh sản xuất Dopamine trong não đã bị phá hủy dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng của hóa chất này.

Thuốc Levodopa dùng cho bệnh nhân bị Parkinson
Thuốc Levodopa dùng cho bệnh nhân bị Parkinson

Hiện tại không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh Parkinson nhưng việc dùng thuốc có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trong một thời gian dài. Trong khi chờ đợi một phương pháp hoàn chỉnh nhất giúp trị khỏi bệnh, mọi người nên nghiên cứu và thử sử dụng thuốc Levodopa.

Thuốc Levodopa được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1960 và trở thành một bước đột phá trong việc nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh Parkinson. Thậm chí đến thời điểm hiện tại, Levodopa vẫn được xem là loại thuốc hiệu quả nhất để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như run rẩy tay chân, cứng khớp, di chuyển chậm chạp… do thiếu dopamine trong não.

Theo tìm hiểu, Levodopa khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ chuyển đổi thành hóa chất Dopamine vốn đang thiếu hụt trong não người bệnh Parkinson. Vậy tại sao người bệnh không gia tăng mức độ dopamine một cách tự nhiên bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa protein, bổ sung lợi khuẩn probiotics… mà cần phải nhờ cậy đến thuốc Levodopa?

Vấn đề này liên quan đến một hàng rào máu não trong cơ thể. Nó giúp bảo vệ não khỏi các vi khuẩn và rivus nguy hiểm đi từ máu vào hệ thần kinh trung ương. Rào chắn này ngăn các dopamine bên ngoài não đi qua, điều đó có nghĩa là nó không thể tiếp cận được vào não để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Trong khi đó, Levodopa có thể vượt qua hàng rào máu não vì nó là tiền thân của Dopamine, cơ thể có thể biến nó thành Dopamine. Tuy nhiên, khi viên thuốc Levodopa được đưa vào cơ thể, thuốc khó có thể đi một đường thằng thuận lợi đến não.

Trên quá trình di chuyển, nó được hấp thụ vào trong ruột non, xâm nhập vào dòng máu và có thể bị chuyển hóa thành Dopamine ngay trong máu. Bên ngoài não, cơ thể chúng ta chứa protein và có thể phá vỡ Levodopa, khiến cho thuốc bị vô hiệu hóa trước khi có cơ hội xâm nhập vào não.

Để hạn chế tình trạng này, các chuyên gia thường chỉ định bệnh nhân Parkinson cần sử dụng kết hợp Levodopa với một số loại thuốc khác, điển hình là Carbidopa và Entacapone.

Được biết, Carbidopa giúp ngăn chặn sự phân hủy của Levodopa trước khi nó có thể đến não và giúp thuốc phát huy tối đa hiệu quả. Trong khi đó, Entacapone làm tăng nồng độ Levodopa trong cơ thể và giúp thuốc xâm nhập vào não thành công. Tất cả các loại thuốc này đều đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vào 1988.

Nên sử dụng Levodopa như thế nào?

Thuốc Levodopa được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nén phóng thích kéo dài hoặc viên nén ngậm tan trong miệng, viên nang… Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có loại Levodopa dưới dạng gel có tên gọi là Duodopa. Thông qua một ống phẫu thuật, nó sẽ được bơm vào trong ruột.

Không có thời gian cụ thể để bắt đầu dùng thuốc Levodopa. Thông thường khi bị chẩn đoán mắc bệnh, mọi người sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc này để sớm có thể ngăn chặn tiến trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất cứ một khẳng định chắc chắn nào của các nhà khoa học về tác dụng của thuốc đối  với người bệnh dưới 18 tuổi.

Liều dùng của thuốc sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bên cạnh đó việc người bệnh sử dụng viên nén phóng thích kéo dài hay viên nén tan trong miệng cũng quyết định đến số lượng viên thuốc dùng mỗi ngày. Cụ thể là:

1. Đối với dạng viên nang giải phóng kéo dài:

  • Người lớn: Nếu dùng kết hợp Levodopa + Carbidopa (Sinemet), hãy uống 3-4 viên mỗi lần/ngày, uống 3 lần/ngày tuy nhiên không được quá 10 viên/ngày.
  • Trẻ em: Cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ

2. Đối với viên thuốc dạng hòa tan:

  • Người lớn:

+ Đối với bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng Levodopa + Carbidopa thì nên uống thuốc khoảng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên. Tuyệt đối không uống quá 8 viên thuốc/ngày

+ Đối với bệnh nhân đã sử dụng riêng lẻ Levodopa và quyết định sang sử dụng liều kết hợp Levodopa + Carbidopa: Nên ngừng uống Levodopa ít nhất 12 giờ trước khi bắt đầu dùng Sinemet. Liều khởi đầu là uống 3-4 viên mỗi ngày, chia liều thành từng viên một và uống cách nhau khoảng 6 tiếng.

  • Trẻ em: Cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ

3. Đối với viên nén thông thường:

  • Người lớn: 3-4 viên/ngày, liều thông thường không quá 200mg mỗi ngày
  • Trẻ em: Cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ
Tùy từng độ tuổi, liều dùng Levodopa sẽ khác nhau
Tùy từng độ tuổi, liều dùng Levodopa sẽ khác nhau

Tác dụng phụ của Levodopa là gì?

Mặc dù Levodopa có thể mang lại hiệu quả cao giúp người mắc bệnh Parkinson hạn chế được một số triệu chứng khó chịu nhưng giống như các loại thuốc khác, nó cũng để lại tác dụng phụ không mong muốn.

Một trong những tác dụng phụ điển hình nhất của thuốc Levodopa chính là khiến cho một nửa số bệnh nhân Parkinson mắc thêm chứng khó đọc (gây ra các vấn đề về đọc, viết, đánh vần) và bị rối loạn chuyển động.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Bệnh Parkinson, Tiến sĩ Pantelyat cho biết nếu sử dụng thuốc Levodopa trên 5 năm, nguy cơ mắc phải chứng bệnh trên là rất cao. Tuy nhiên, nếu liều lượng uống thuốc mỗi ngày ở mức thấp thì sẽ không liên quan gì đến chứng khó đọc.

Không những vậy, việc sử dụng Levodopa với một số thuốc khác có thể làm gia tăng cơ hội cho sự xuất hiện của một loại ung thư ác tính, đặc biệt là ung thư da. Chính vì thế, người dùng cần phải nói chuyện thật cẩn thận với bác sĩ về vấn đề này.

Bên cạnh tác dụng phụ trên, người dùng Levodopa còn có thể gặp phải một số rắc rối như:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Ăn không ngon miệng, thay đổi khẩu vị
  • Khô miệng, thường xuyên khát nước
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn, hay quên
  • Ngủ không ngon giấc, thường xuyên gặp ác mộng
  • Mồ hôi tiết ra nhiều
  • Một cơn buồn ngủ có thể kéo đến một cách đột ngột

Mọi người cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:

  • Nhịp tim nhanh, không đều
  • Có các chuyển động bất thường và không thể kiểm soát được ở lưỡi, miệng, mặt, đầu, cổ, cánh tay và chân
  • Rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thường xuyên có suy nghĩ tự tử
  • Xuất hiện nhiều ảo giác
  • Khàn tiếng, nói không rõ chữ
  • Mặt, cổ họng, môi, tay, chân đều bị sưng
  • Khó nuốt, khó thở
  • Phân có màu đen hoặc kèm theo máu
  • Nôn ra máu
  • Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Tăng ham muốn tình dục

Tất cả các hiện tượng trên đều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Chính vì thế trong thời gian dùng thuốc Levodopa, người bệnh cần theo dõi cơ thể mình thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra các biểu hiện bất thượng, mọi người cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Levodopa?

Thuốc Levodopa có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh Parkinson như run rẩy tay chân, cứng cơ, di chuyển chậm… Tuy nhiên không phải đối tượng nào mắc căn bệnh này cũng được bác sĩ chỉ định cho sử dụng Levodopa. Dưới đây là danh sách một số trường hợp người bệnh nên thận trọng nếu có ý định sống dựa vào thuốc Levodopa.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc bệnh tăng nhãn áp – một rối loạn liên quan đến mắt
  • Bị ung thư hắc tố – một loại ung thư da
  • Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc các bệnh khác liên quan đến phổi
  • Đang sử dụng thuốc để điều trị các chứng bệnh về tâm thần
  • Thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Bị huyết áp cao
  • Đã từng có tiền sử bị đau tim, đột quỵ
  • Bệnh nhân có nhịp tim không đều, đang điều trị bệnh về tim
  • Thận, gan hoạt động không tốt
  • Dị ứng với các thành phần có trong thuốc Levodopa
  • Người bị mắc bệnh Parkinson nhưng dưới 18 tuổi
  • Người mắc bệnh cường giáp
  • Thường xuyên gặp phải những tổn thương bất thường trên da
Người bị huyết áp cao không nên dùng thuốc này
Người bị huyết áp cao không nên dùng thuốc này

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Levodopa?

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Với thuốc dạng viên nén hoặc viên nang, mọi người không nên cắn, nhai nghiền hoặc bẻ nát viên thuốc khi sử dụng
  • Với thuốc dạng tan trong nước, mọi người hãy hòa nó với một cốc nước đầy rồi sử dụng ngay lập tức
  • Tránh dùng levodopa + carbidopa với bữa ăn giàu protein vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc này
  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên liều
  • Việc sử dụng kết hợp levodopa với các thuốc khác cần có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc nếu chưa thông báo cho bác sĩ
  • Hạn chế uống rượu bia trong thời gian điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc levodopa
  • Có thể mất vài tuần sau khi sử dụng thuốc, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng thấy tác dụng của nó vì thế mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi
  • Không phải bệnh nhân nào bị Parkinson cũng có thể sử dụng thuốc Levodopa, do đó mọi người nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất

Levodopa tương tác với các loại thuốc nào?

Tránh sử dụng Levodopa với một số loại thuốc như:

  • Thuốc có chứa chất ức chế MAO: furazolidone (Furoxone), isocarboxazid (Marplan), phenelzine (Nardil) hoặc tranylcypromine (Parnate)
  • Thuốc chống trầm cảm: Elavil ( amitriptyline ); Asendin (amoxapin); Anafranil (clomipramine); Norpramin (desipramine); Adapin hoặc Sinequan (doxepin); Tofranil (imipramine); Aventyl hoặc Pam Bachelor (nortriptyline ); Vivactil (protriptyline) và Surmontil (trimipramine)
  • Thuốc điều trị rối loạn tâm thần: chlorpromazine (Thorazine), haloperidol (Haldol), prochlorperazine (Compazine), risperidone (Risperdal)
  • Thuốc kháng sinh: ampicillin, chloramphenicol, erythromycin hoặc rifampin (Rifadin, Rifater, Rifamate)

Một số loại thuốc khác có tương tác với Levodopa:

  • Apomorphin (Apokyn)
  • Cholestyramine (Prevalite, Questran)
  • Dobutamine (Dobutrex)
  • Isoproterenol (Isuprel, Medihaler-Iso)
  • Methyldopa (Aldomet)
  • Metoclopramide (Reglan)
  • Papaverine (Pavabid, Papacon, Pavagen, Pavacot)
  • Phenytoin (Dilantin)
  • Probenecid (Benemid)
  • Azilect (rasagiline)
  • Dilantin (phenytoin)
  • Eldepryl (selegiline)
  • Haldol (haloperidol)

Bảo quản thuốc Levodopa ra sao?

  • Người dùng cần bảo quản thuốc Levodopa ở nhiệt độ phòng
  • Tuyệt đối không để thuốc ở những vị trí ẩm ướt
  • Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Đọc kĩ hướng dẫn bảo quản thuốc có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi bác sĩ

Nên mua Levodopa ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Levodopa hiện đã được bán tại hầu hết các bệnh viện, phòng khám và hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tránh mua phải thuốc giả kém chất lượng, chúng tôi khuyên mọi người nên tìm đến bệnh viện lớn để mua. Tùy từng địa điểm bán, giá thuốc Levodopa sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

Levodopa không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Nó chỉ có tác dụng hạn chế một số triệu chứng điển hình của bệnh và ngăn cho nó có những chuyển biến xấu. Mặc dù Levodopa có tác dụng mạnh thế nhưng theo thời gian, khi tế bào não của bệnh nhân bị tổn thương, việc dùng thuốc sẽ giảm hiệu quả.

Chính vì thế, trong thời gian chờ đợi các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm ra được một phương pháp hiệu quả hơn để thay thế, bệnh nhân Parkinson vẫn nên duy trì thói quen uống thuốc Levodopa mỗi ngày. Bên cạnh đó, mọi người nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý bằng cách ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, axit béo omega-3.

Vẫn biết bệnh Parkinson sẽ khiến mọi người gặp khó khăn trong vận động, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta trở nên chây lì. Mỗi ngày mọi người nên dành khoảng 15 phút đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà để giúp các cơ và hệ xương khớp được linh hoạt hơn.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình tại hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Bệnh nhân bị Parkinson nên dùng thuốc Rasagiline như thế nào cho hiệu quả?

Bình luận (9)
Sắp xếp
  • Lê thị thương

    Em bị nhức mỏi hai chân có phải bị pakinson không ạ. E đi khám nác sĩ nói bị viêm đa khớp nhưng e uống thuốc không bớt

  • vàng A Dế

    giá thuốc bao nhiêu ạ?

  • Lê Hùng

    Ùi thuốc này không dùng được cho người bị cao huyết áp à.:(

  • Thảo Moon

    Bố chồng mình thỉnh thoảng bị cứng khớp, tay chân run rẩy, nhưng lại hay uống rượu, giờ nhiều tuổi không cho cụ uống cụ lại bảo cấm cụ này kia. Vậy bố chồng mình có dùng được thuốc này không?

  • Hung Tran

    Tôi sử dụng thuốc này thấy nhịp tim tăng cao, tôi phải làm sao ạ?

  • Tâm Lê

    Thỉnh thoảng em bị cứng khớp với run tay liệu có dùng thuốc được không ạ? Em năm nay 30 tuổi.

  • Triệu Văn Phúc

    Thuốc này chỉ dùng cho người già thoi sao? Người trẻ hay run tay chân có dùng được không ạ?

  • Ngọc Hải

    Hội chứng này có nguy hiểm không bác sĩ ơi, em mới chỉ nghe nói là bệnh ảnh hưởng đến vận động của người bệnh rất lớn.

  • Kim Tuyến

    Bác sĩ ơi thuốc này dùng bao lâu thì có hiệu quả ạ? Ông ngoại mình được chỉ định sử dụng thuốc này nhưng không biết điều trị trong bao lâu?

Top