Nám Chân Đinh

Tác giả: Cập nhật: 3:55 pm , 30/07/2024

Nám chân đinh là một trong những loại nám da phổ biến mà chị em gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lại không biết nám chân đinh là gì khiến cho việc điều trị trở lên khó khăn. Vậy, nám chân đinh là gì? Nguyên nhân hình thành ra sao? Cách điều trị thế nào?

Nám chân đinh là gì?

Nám chân đinh hay còn được gọi là nám chân sâu, nám đốm. Đây là một trong 3 loại nám da phổ biến nhất hiện nay gồm: Nám mảng, nám hỗn hợp và nám chân sâu (nám chân đinh). Nám chân sâu có chân ăn sâu vào lớp biểu bì da, đôi khi ở lớp trung bì, thậm chí là ở hạ bì, lớp đáy của da.

Hình ảnh nám chân đinh hay nám chân sâu
Hình ảnh nám chân đinh hay nám chân sâu

Đặc điểm của nám chân sâu, nám chân đinh:

  • Các đốm nám có màu nâu, xám hoặc nâu đen
  • Đốm nâu mọc tách rời, không tập trung thành cụm như nám mảng
  • Kích thước nám như đầu đinh, to và rõ nét
  • Vị trí thường xuất hiện là hai bên gò má, trán, mũi, vùng cổ
  • Da thường khô hơn ở những vùng có nám
  • Đốm nám có xu hướng đậm theo thời gian, đặc biệt là khi dùng thiết bị điện tử, đi ra ngoài trời nắng.

Nếu nám mảng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào thì nám chân sâu (nám chân đinh) thường gặp ở đối tượng chị em ngoài 30.

Nguyên nhân nám chân đinh, nám chân sâu

Nám chân sâu hình thành do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới như:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Sau độ tuổi 30 làn da sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, việc hình thành nám hay tàn nhang được coi là một quá trình tất yếu. Và tuổi càng cao thì nguy cơ bị nám càng cao hơn.
  • Do di truyền: Nếu như bố mẹ có tiền sử bị nám chân đinh thì nguy cơ di truyền cho đời cao chiếm đến 80%
  • Tác động của ánh nắng mặt trời: Sự tác động của ánh nắng mặt trời lên da khiến hắc sắc tố melanin tăng sinh để bảo vệ da. Nếu melanin tăng sinh quá mức sẽ gây nên các đốm nám hay tàn nhang, sạm, đồi mồi
  • Nội tiết tố mất cân bằng: Phụ nữ trong quá trình mang thai, dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, sau sinh… đều sẽ khiến nội tiết tố thay đổi. Một khi nội tiết tố thay đổi sẽ thúc đẩy quá trình hình thành melanin mạnh hơn và gây nám.
Nám hình thành có thể do thay đổi nổi tiết tố, đặc biệt trong thời gian mang thai, tiễn mãn kinh
Nám hình thành có thể do thay đổi nổi tiết tố, đặc biệt trong thời gian mang thai, tiền mãn kinh
  • Lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Lạm dụng mỹ phẩm và sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây nám da, trong đó có nám chân sâu
  • Căng thẳng, lo âu: Tình trạng stress, căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết, quá trình bài tiết da cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những người bị nám có nguyên nhân do stress hiện nay chiếm tỷ lệ cao nhất
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hợp lý: Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ cũng khiến nội tiết tố mất cân bằng, sắc sắc tố melanin tăng sinh và gây nám.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng làm cho làn da chịu những tác động tiêu cực, ở mức độ nhẹ có thể gây ra nám.

Cách trị nám chân đinh phổ nhất biến hiện nay

Hiện nay, để điều trị nám chân đinh, nám chân sâu có rất nhiều cách từ mẹo tại nhà cho đến giải pháp từ Y học cổ truyền. Tuy nhiên, giải pháp nào phù hợp nhất với nám chân sâu thì ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và phân tích.

Trị nám chân sâu tại nhà

Sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại gia đình chính là giải pháp trị nám da, trong đó có nám chân đinh của nhiều chị em. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này đó là sự tiện lợi, an toàn, dễ dàng sử dụng. 

Một số mẹo mà chị em có thể tham khảo như:

  • Trị nám chân sâu bằng lá tía tô: Tía tô có khả năng làm mờ nám, tàn nhang, làm đều màu da nhờ các thành phần như vitamin E, priseril. Chị em chuẩn bị 100g lá tía tô, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước cốt, vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi lấy bông gòn thấm nước lá tía tô chấm lên chỗ có nám. Massage trong 20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ tuần.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có nhiều dưỡng chất thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen và elastin… giúp làm mờ nám chân đinh và làm trắng da. Đun sôi lá trầu không trong 10 phút, sau đó lấy lá trầu không đem xay nhuyễn. Đun lá trầu không vừa được xay nhuyễn với nước nấu lá trầu không trước đó cho đến khi cô đặc rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng bạn chấm nước này lên những vùng da có nám chân đinh trước khi vệ sinh. Giữ trong 15 phút rồi rửa với nước mát.
  • Trị nám chân đinh với cà chua: Chứa nhiều vitamin, sắt, canxi… cà chua giúp da khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, mờ nám. Chị em hãy rửa sạch một nửa quả cà chua, ép lấy nước. Trộn nước ép này với 3 thìa sữa chua, bôi lên da sau khi khi được rửa sạch. Giữ nguyên trong 15 phút rồi rửa lại với nước mát.
Điều trị nám tại nhà với lá tía tô
Điều trị nám tại nhà với lá tía tô

Ngoài ra, chị em có thể áp dụng nhiều cách trị nám chân đinh tại nhà với các nguyên liệu khác như: Khoai tây; chanh tươi, mật ong; giấm táo; mặt nạ trị nám chân sâu bằng quả bơ… Tuy những cách chữa nám chân đinh tại nhà này mang lại nhiều ưu điểm như tiện lợi, dễ dàng sử dụng nhưng lại không thể giải quyết được chân nám. Chị em cũng phải áp dụng kiên trì thì mới mang lại hiệu quả.

Cách điều trị nám chân đinh bằng kem bôi, viên uống

Khác với phương pháp trị nám tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên các loại kem/ thuốc uống trị nám chân đinh lại mang đến hiệu quả nhanh chóng, dễ dàng sử dụng.

Thành phần chính trong các sản phẩm này bao gồm các vitamin A, vitamin E, vitamin B, AHA, Arbutin… có khả năng loại bỏ hắc sắc tố melanin gây nám. Đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da, làm trắng da…

Hiện nay, tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam có nhiều sản phẩm trị nám đến từ nhiều thương hiệu quốc gia, phổ biến là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Pháp… Một số sản phẩm trị nám chân đinh được nhiều chị em truyền tai nhau hiện nay như: Kem trị nám Hàn Quốc Dongsung, kem trị nám Thái Lan Yanhee, kem trị nám Nhật Bản Sakura…

Sử dụng kem bôi/ viên uống trị nám đốm cho hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng kem bôi/ viên uống trị nám đốm cho hiệu quả nhanh chóng

Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía chuyên gia, các sản phẩm kem, thuốc trị nám này tuy có hiệu quả nhanh chóng, đa công dụng nhưng hiệu quả không lâu dài. Chưa kể, trong các sản phẩm này chứa thành phần gây kích ứng cho làn da.

Theo đó, trước khi dùng bất cứ sản phẩm này dù là viên uống hay kem bôi chị em cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn.

Trị nám chân đinh bằng công nghệ cao

Đây là giải pháp trị nám da rất phổ biến hiện nay bởi hiệu quả điều trị nhanh chóng. Các phương pháp điều trị nám bằng công nghệ được áp dụng nhiều ở Việt Nam có thể kể đến như:

  • Dùng tia laser: Với phương pháp này, chuyên gia sẽ dùng bước sóng sinh học rồi chiếu lên vùng da bị nám khiến các hắc sắc tố bung ra. Chị em có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt qua từng liệu trình.
  • Đốt điện: Các tia điện chuyên dụng được sử dụng để làm phá vỡ cấu trúc sắc tố da, sau đó thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da.
  • Liệu pháp Peel: Các chuyên gia sẽ sử dụng hóa chất cùng công nghệ hiện đại để nhằm loại bỏ đi lớp sừng hóa trên da, khắc phục nám.

Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại hiệu quả nhanh chóng, có thể cảm nhận rõ rệt theo từng giai đoạn. Tuy nhiên kỹ thuật này cần bác sĩ có chuyên môn cao nên chị em phải lựa chọn được địa chỉ uy tín mới có kết quả tốt.

Ngoài ra, sau điều trị nám với giải pháp công nghệ cao da sẽ có xu hướng yếu và nhạy cảm hơn, dễ bắt nắng hơn. Đặc biệt, nếu không chăm sóc da cẩn thận thì nám có thể quay trở lại rất nhanh.

Cách phòng và chăm sóc da bị nám chân đinh

Nám chân đinh tuy là nám khó chữa trị nhất trong các loại nám nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như thực hiện nghiêm túc những điều sau đây:

  • Điều quan trọng nhất đó chính là ngăn chặn sự tác động của ánh nắng mặt trời tới làn da. Theo đó, bạn cần che chắn cẩn thận, bôi kem chống nắng 20-30 phút trước khi ra khỏi nhà
  • Lựa chọn, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với làn da và tuyệt đối không lạm dụng
  • Tránh căng thẳng, lo âu, có chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức khuya
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin tốt cho da như vitamin A, vitamin C, vitamin E…
  • Tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cũng như sức khỏe, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng gián tiếp đến làn da

Nám chân sâu hay nám chân đinh với những đốm nâu, kích thước rõ ràng khiến cho chị em gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, thậm chí là ảnh hưởng tới tâm lý. Bởi vậy, hãy lựa chọn giải pháp phù hợp cho mình để từ đó sớm “loại bỏ” được những đốm nâu trên gương mặt một cách an toàn, hiệu quả lâu dài.

Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
    Chuyên gia
    • Thạc sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề da liễu cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhiều bệnh nhân tỏ ra yêu mến và nhận xét bác sĩ Nhàn có thái độ chăm sóc, khám chữa bệnh tận tâm, luôn niềm nở và nhẹ nhàng…

    Xem tiếp
    • Tiến sĩ, Phó giáo sư
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Trần Lan Anh là một trong những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khám chữa trong Ngành Da liễu Việt Nam. Trong thời gian công tác, bác sĩ Lan đã có nhiều cống hiến trong việc đào tạo cán bộ và điều trị cứu chữa cho người bệnh. Vì vậy bác sĩ Lan được trao nhiều bằng khen, phần thưởng danh giá và được nhiều người yêu mến.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Tiến sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 30 năm
    • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Bác sĩ Châu Văn Trở có một sự quan tâm đặc biệt dành cho chuyên khoa da liễu. Chính vì vậy ông đã nỗ lực và quyết tâm để chinh phục lĩnh vực này. Hiện nay bác sĩ Châu Văn Trở đã hoàn thành khóa đào tạo cao cấp Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Da liễu. Những nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã giúp bác sĩ Trở có khả năng khám,  điều trị nhiều vấn đề và bệnh lý da liễu, chăm sóc da và thẩm mỹ da cho người bệnh.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 10 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Thành đã lớn tuổi và luôn thực hiện công việc khám chữa bệnh trong ngành da liễu nên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ đã chữa trị khỏi cho nhiều người bị mắc các bệnh da liễu khó chữa như viêm da cơ địa, bệnh dị ứng da, mụn nhọt. Bên cạnh đó bác sĩ Thành cũng chữa trị thành công các chứng bệnh da liễu khác như rôm sảy, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, da nhờn, mề đay...

    Xem tiếp
    • Bác sĩ
    • Da liễu
    • Hơn 20 năm
    • Bệnh viện Da liễu Trung ương

    Bác sĩ Phạm Hồng Lãnh có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh về da liễu. Trong quá trình công tác, bác sĩ Lãnh luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về da liễu và cách chữa trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy bác sĩ Lãnh đã tìm ra phương pháp diều trị bệnh lý về da, nhất là nám và tàn nhang bằng sinh học.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • Cơ sở 1: Số 79B Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20 Bế Văn Đàn - Hà Đông - Hà Nội. Cơ sở 3: Xã Đông Yên - Huyện Quốc Oai - Hà Nội
    • Da liễu
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Da liễu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu của Thành phố, với chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân da liễu.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan