Vệ Sinh Sau Sinh
Vệ sinh sau sinh âm đạo sau khi sinh con là một bước quan trọng để phục hồi sức khỏe sau sinh và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp vệ sinh, chăm sóc sau khi sinh thường và sinh mổ, bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh sau sinh có quan trọng không?
Mang thai và chuyển dạ sinh con có thể dẫn đến rất nhiều căng thẳng và đau đớn cho người phụ nữ.
Khi sinh con bao gồm cả sinh thường và sinh mổ, một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể gây biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn hậu sản. Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.
Có nhiều loại nhiễm trùng sau sinh khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến tử cung, bụng và các bộ phận khác, chẳng hạn như:
- Viêm nội mạc tử cung: Đây là tình trạng nhiễm trùng của đường sinh dục trên bao gồm nội mạc tử cung, cơ tử cung và các mô xung quanh. Nguy cơ viêm nội mạc tử cung là 1 – 3% nếu sinh thường và tăng lên 5 – 10 lần ở phụ nữ sinh mổ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một bệnh nhiễm trùng hậu sản ảnh hưởng đến những phụ nữ sinh con bằng cả đường mổ lấy thai và đường âm đạo. Nếu được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể cần ngừng cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Nhiễm trùng vết mổ: Không có kế hoạch vệ sinh sau sinh phù hợp là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm nổi mẩn đỏ (ban đỏ) xung quanh vết mổ, sốt hoặc đau bụng dưới sau khi sinh.
- Nhiễm trùng tầng sinh môn: Một số phụ nữ sẽ bị rách tầng sinh môn khi sinh thường, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng tầng sinh môn cần được chăm sóc đúng cách, đặc biệt ở những phụ nữ có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường và cao huyết áp.
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ rất dễ bị nhiễm trùng sau sinh do vi khuẩn và các vi sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng có thể do tụ cầu, một loại vi khuẩn thường có trong khoang miệng của trẻ hoặc trong bụng và niêm mạc tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, không được vệ sinh sau sinh đúng cách cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, điều quan trọng là lập kế hoạch vệ sinh và chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Hướng dẫn cách vệ sinh sau sinh thường
Sinh thường có thể dẫn đến nhiều đau đớn, căng thẳng và một số phụ nữ cần phải rạch tầng sinh môn. Vết rạch tầng sinh môn là một đường rách dài từ âm đạo đến trực tràng, nhằm giúp em bé được sinh ra thuận lợi hơn. Cắt tầng sinh môn có thể gây đau đớn và khó khăn cho việc vệ sinh sau sinh. Bên cạnh đó, vết mổ cũng có thể mất một thời gian để lành lại.
Ở phụ nữ sinh thường, việc vệ sinh đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện vết thương do rạch tầng sinh môn cũng như cải thiện sức khỏe sau sinh. Dưới đây là một số cách vệ sinh sau sinh cho phụ nữ sinh thường:
1. Chăm sóc tầng sinh môn
Phụ nữ sinh thường sẽ bị tổn thương tầng sinh môn. Tổn thương này bao gồm rạn da, rách tự nhiên hoặc vết cắt tầng sinh môn. Các dạng tổn thương phổ biến bao gồm:
- Bề mặt tầng sinh môn bị nứt
- Niêm mạc âm đạo và một số mô liên kết bị rách
- Vết rách ở các cơ xung quanh hậu môn
- Vết rách kéo dài từ âm đạo đến trực tràng
Rạn da và các vết rách nhỏ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên vết rách và vết cắt tầng sinh môn cần được khâu lại bằng chỉ khâu. Chỉ khâu sẽ ở trong cơ thể từ 3 – 6 tuần và tự bong ra mà không cần phẫu thuật loại bỏ.
Sau khi sinh thường, bạn có thể tắm bồn tắm hoặc vòi sen, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Vết cắt sẽ được vệ sinh bằng xà phòng nhẹ hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết cắt tầng sinh môn sẽ lành trong 6 tuần mà không gây ra các biến chứng khác.
Dưới đây là một số bước vệ sinh tầng sinh môn sau sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng tầng sinh môn, bàng quang và tử cung:
- Giữ cho đáy chậu sạch sẽ và không bị đóng cục hoặc máu khô.
- Thay miếng lót ít nhất 4 giờ một lần để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thay đệm lót hoặc quần lót và quần ngoài mỗi khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
- Không sử dụng các loại băng vệ sinh, tampon hoặc các loại khác trước khi bác sĩ cho phép.
2. Giữa âm đạo khô và sạch
Âm đạo có khả năng tự bôi trơn và làm ẩm, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc sinh con. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn ở âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
Do đó, hãy dùng khăn bông để lau sạch vùng kín từ trước ra sau một cách thận trọng sau mỗi lần sử dụng nhà vệ sinh. Các bước làm sạch âm đạo như sau:
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước.
- Tháo miếng đệm lót từ trước ra sau, điều này tránh kéo vi trùng từ vùng hậu môn lây nhiễm sang vùng âm đạo. Vứt miếng đệm lót bẩn vào thùng rác hoặc túi ni lông, không vứt vào bồn cầu. Cẩn thận để không chạm vào vùng bẩn của miếng đệm.
- Sử dụng vòi xịt hoặc vòi xịt ấm để vệ sinh hậu môn, bắt đầu từ phía trước và di chuyển ra phía sau. Không phun nước trực tiếp vào tầng sinh môn và âm đạo.
- Dùng giấy vệ sinh hoặc khăn lau để làm khô da từ trước ra sau.
- Thoa thuốc mỡ hoặc thuốc xịt theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể thúc đẩy quá trình chữa lành và tạo cảm giác thoải mái.
- Không ấn nút xả bồn cầu cho đến khi bạn mặc xong quần áo và đứng dậy. Đậy nắp bồn cầu sau đó ấn nút, điều có thể ngăn ngừa nước từ bồn cầu gây nhiễm trùng khu vực đáy chậu.
- Khi mở miếng đệm lót mới, không được chạm vào bề mặt sạch. Đặt miếng đệm từ trước sau sau.
- Rửa sạch tay với xà phòng và nước sau khi vệ sinh âm đạo và vùng đáy chậu.
3. Rửa tay đúng cách
Luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi đi vệ sinh hoặc thay miếng lót. Rửa tay đúng cách là cách tốt nhất để giữ vệ sinh sau sinh cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng cho bạn và em bé.
Một số lưu ý khi rửa tay bao gồm:
- Rửa tay ít nhất 30 giây trong nước ấm và bằng xà phòng. Giữ các đầu ngón tay hướng về phía đáy bồn rửa và đặt tay thấp hơn khuỷu tay. Điều này cho phép xà phòng, nước và vi trùng chảy xuống cống chứ không phải xuống cánh tay.
- Đặc biệt chú ý đến móng tay, kẽ ngón tay và những khu vực có vẻ bẩn.
- Không chạm vào bất cứ thứ gì trong khi rửa tay.
- Rửa sạch tay và cổ tay, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Dùng khăn để tắt nước mà không chạm vào vòi bằng tay sạch.
4. Không sử dụng miếng lót khi nghỉ ngơi
Sau khi sinh thường, phụ nữ sẽ chảy máu âm đạo trong một thời gian. Ngoài ra, vết cắt tầng sinh môn cũng có thể gây chảy máu. Do đó, bạn thường cần sử dụng miếng lót để thấm hút máu và chất dịch cho đến khi vết thương lành lại. Tuy nhiên việc sử dụng miếng lót suốt cả ngày có thể gây khó chịu, ẩm ướt, ngứa ngáy cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Âm đạo và vết thương ở tầng sinh môn cần được thoáng khí cũng tiếp xúc với không khí trong lành. Điều này có thể giảm bớt sự khó chịu cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành.
Do đó, hạn chế sử dụng miếng đệm lót khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa. Để tránh làm bẩn giường, bạn có thể đặt một chiếc khăn dày hoặc miếng đệm lót lớn ở bên dưới giường.
Ngoài ra, bạn có thể không mặc quần lót vào ban đêm và mặc váy ngủ thay vì quần ngủ. Điều này sẽ giúp vết thương tiếp xúc với không khí, tránh tình trạng giúp vết thương nhanh lành hơn.
5. Đi vệ sinh đúng cách
Nước tiểu có thể gây kích ứng da ở âm đạo và tầng sinh môn. Để nước tiểu không dính vào khu vực này, hãy đứng khi đi tiểu hoặc đi tiểu khi tắm để nước tiểu rơi thẳng xuống.
Nếu cảm thấy muốn đi tiểu nhưng không thể, hãy thử ngồi trong bồn nước ấm cho đến khi các cơ đáy chậu thư giãn và đi tiểu khi ngồi trong bồn nước ấm. Sau đó, rửa sạch và vệ sinh tầng sinh môn như hướng dẫn trên.
Khi đi đại tiện, hãy lau từ trước ra sau. Sau đó sử dụng vòi nước để vệ sinh âm đạo và lau khô bằng giấy vệ sinh từ trước ra sau. Điều này sẽ giữ cho âm đạo sạch sẽ, khô ráo, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và bệnh trĩ sau sinh.
Giữa vệ sinh sau sinh là điều cực kỳ quan trọng để tránh nhiễm trùng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như tiết dịch có mùi hôi hoặc ngứa ngáy, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Vệ sinh sau khi sinh mổ như thế nào?
Nếu sinh mổ, thai phụ sẽ được yêu cầu nhập viện từ 2 – 4 ngày cho đến khi đủ sức khỏe để về nhà. Tại bệnh viện, bạn sẽ được vệ sinh bởi nữ hộ sinh, y tá hoặc điều dưỡng. Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc giảm đau nếu cần thiết. Sau khi xuất viện, bạn cũng có thể được kê thuốc giảm đau để uống tại nhà. Các loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen hoặc ibuprofen. Sau khoảng 1 tuần chỉ khâu vết mổ sẽ tự tiêu.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bước vệ sinh sau sinh để tránh các nguy cơ nhiễm trùng. Điều quan trọng là thực hiện các bước một cách thận trọng và đúng hướng dẫn.
Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh sau khi sinh mổ an toàn:
1. Làm sạch vết mổ mỗi ngày
Vết mổ sẽ gây đau đớn trong 4 – 7 ngày sau khi sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần lo lắng về cơn đau.
Bạn có thể tắm dưới vòi hoa sen, tuy nhiên không được chà xát vết mổ cũng như để nước và xà phòng chảy xuống khu vực này. Nếu cảm thấy không thoải mái, hãy sử dụng khăn vải để lau người, đặc biệt là xung quanh vết mổ.
Một số lưu ý khi vệ sinh xung quanh vết mổ:
- Đừng chà xát, hãy vỗ nhẹ lên da
- Không để vết thương bị ướt
- Không sử dụng hydrogen peroxide, i-ốt, nước muối sinh lý hoặc cồn tẩy rửa, điều này có thể khiến vết mổ chậm lành
Ngoài ra, bạn nên giữ vết mổ khô thoáng, thay miếng băng bảo vệ ít nhất hai lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu băng bị ướt. Bên cạnh đó, lớp băng bảo vệ có thể để lại dấu vết xung quanh vết mổ. Bạn không cần cố gắng làm sạch keo, bạn có thể vỗ nhẹ vùng da với nước, lớp keo sẽ tự hết sau một tuần.
Nếu cảm thấy đau đớn vượt quá sức chịu đựng, khó chịu, ngứa ngáy hoặc rò rỉ dịch, hãy thông báo cho bác sĩ.
2. Ăn mặc thoải mái
Sau khi sinh mổ hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và tránh các loại quần áo chật, bó sát, để bảo vệ vết mổ. Quần áo rộng hoặc váy là tốt nhất. Bởi vì các loại quần áo này không gây cọ xát da và cho phép không khí lưu thông vào vết mổ, giúp vết thương nhanh lành.
3. Sử dụng miếng lót
Ngay cả khi không sinh con qua đường âm đạo, bạn vẫn sẽ bị chảy máu và chất dịch âm đạo trong tháng đầu tiên sau khi sinh con. Không thụt rửa hoặc sử dụng tampon trong thời gian này, bởi vì điều này có thể gây nhiễm trùng.
Sử dụng các miếng lót hoặc băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh để thấm hút chất dịch và giữa âm đạo luôn khô ráo. Nếu chảy máu nhiều, có mùi hôi hoặc khi bạn sốt cao hơn 38 độ C, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng tấy, nổi mẩn đỏ hoặc tiết dịch có mùi hôi ở xung quanh vết mổ, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thực hiện các biện pháp vệ sinh sau sinh đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ sức của mẹ và bé. Ngoài ra, vệ sinh tốt có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều rủi ro liên quan khác. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề hoặc câu hỏi nào liên quan.
Tham khảo thêm: