Tiêm Phòng Sởi Quai Bị Rubella Trước Khi Mang Thai

Tác giả: Cập nhật: 10:29 am , 28/06/2024

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do đó nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể về các loại vắc-xin và tiêm phòng phù hợp để bảo vệ sức khỏe cũng như có thai kỳ khỏe mạnh.

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai
Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai là cần thiết để phòng ngừa các rủi ro trong thai kỳ

Có cần tiêm phòng rubella trước khi mang thai không?

Bệnh rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai, sinh non và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, hầu hết phụ nữ được khuyến khích tiêm vaccine MMR (sởi, quai bị và rubella) khi khi có kế hoạch mang thai. Điều này có thể giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.

Nhiễm virus rubella, có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ và phát ban, thường không nghiêm trọng, ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ mang thai mắc bệnh này và truyền nó cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ, điều này có thể gây hại rất nghiêm trọng cho thai nhi.

Nhiễm trùng rubella ở thai nhi có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh (hội chứng rubella bẩm sinh). Nguy cơ em bé phát triển hội chứng rubella bẩm sinh phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm trùng trong thai kỳ. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ gần 85%. Nhiễm trùng từ tuần thứ 13 – 16, trẻ có 54% nguy cơ dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh. Nguy cơ mắc bệnh giảm xuống 25% nếu thai phụ nhiễm bệnh muộn hơn trong ba tháng giữa. Bên cạnh đó, nhiễm trùng khi mang thai ba tháng cuối hiếm khi dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm mù, mất thính giác, dị tật tim, tật đầu nhỏ và chậm phát triển trí tuệ.

Ngoài ra, nhiễm trùng rubella trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ:

  • Sẩy thai
  • Sinh non
  • Thai chết lưu

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rubella ngày càng giảm, tuy nhiên các bác sĩ thường đề nghị xét nghiệm khả năng miễn dịch với bệnh nhiễm trùng đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc khám tiền sản.

Tiêm vacxin xin rubella trước khi mang thai bao lâu?

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai được chỉ định để chống lại bệnh rubella, sởi và quai bị. Thuốc được bào chế bằng virus sống đã làm suy yếu (giảm độc lực), không giống với nhiều loại vắc-xin được bào chế bằng virus đã bị tiêu diệt, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người tiêm phòng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vắc-xin để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Trong trường hợp không có kế hoạch mang thai ngay lập tức, thời gian sau khi tiêm vắc-xin và mang thai được khuyến nghị là 3 tháng.

Trước khi tiêm ngừa, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các kháng thể rubella để có chỉ định phù hợp. Trong trường hợp kháng thể thấp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc-xin rubella tăng cường.

Lưu ý khi tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai

Một số vấn đề liên quan và thông tin cần biết trước khi tiêm phòng rubella sởi quai bị trước khi mang thai bao gồm:

1. Khi nào nên tiêm phòng?

Nếu có kế hoạch mang thai trong tương lai và vẫn chưa tiêm vắc-xin rubella, sởi, quai bị, bạn có thể được kiểm tra hệ thống miễn dịch. Bạn có thể được miễn dịch nếu bạn đã tiêm hoặc từng nhiễm rubella trong quá khứ.

tiêm phòng sởi quai bị rubella có tác dụng trong bao lâu
Bác sĩ có thể đề nghị phụ nữ có kế hoạch mang thai tiêm phòng rubella để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ

Nếu chưa miễn dịch hoặc kháng thể thấp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc-xin và đợi ít nhất một tháng trước khi cố gắng mang thai. Nếu đã được miễn dịch, bạn có thể bắt đầu cố gắng thụ thai ngay lập tức mà không cần tiêm phòng.

Nếu đã mang thai và sinh con mà chưa tiêm ngừa rubella, sởi, quai bị, hãy tiêm ngay sau khi sinh. Một số bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng trước khi xuất viện và những người khác khuyên bạn nên tiêm phòng sau khi phục hồi cơ thể sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn không bị rubella và ngăn ngừa truyền nhiễm trùng cho em bé. Ngoài ra, tiêm phòng cũng bảo vệ bạn và em bé trong những lần mang thai sau này.

2. Tiêm phòng rubella khi đã mang thai có sao không?

Theo khuyến cáo tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng. Tuy nhiên đôi khi phụ nữ không nhận biết các dấu hiệu mang thai khi tiêm vắc-xin. Trong khi một số khác có thể vô tình có thai sớm hơn một tháng sau khi tiêm chủng ngừa.

tiêm phòng sởi quai bị rubella trong khi mang thai
Nếu mang thai ngay sau khi tiêm phòng, bạn cần bình tĩnh và thông báo cho bác sĩ

Trong các nghiên cứu về việc tiêm chủng rubella, sởi, quai bị trong khi đang mang thai, các nhà nghiên cứu cho biết:

  • Tỷ lệ sẩy thai không cao hơn so với tỷ lệ sảy thai chung.
  • Không có trẻ sinh ra mắc hội chứng rubella bẩm sinh.

Do đó, các bác sĩ cho biết, việc tiêm phòng rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ dường như không có rủi ro. Do đó các trường hợp không biết mang thai khi tiêm phòng hoặc mang thai sớm hơn thời gian khuyến nghị, không cần lo lắng và tiếp tục thai kỳ khỏe mạnh. Điều quan trọng là thông báo cho bác sĩ và đến bệnh viện để được chẩn đoán, hướng dẫn cụ thể.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tối đa các rủi ro, các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ sau khi tiêm phòng rubella nên chờ một thời gian để mang thai. Ngoài ra, phụ nữ đã mang thai nên thống báo cho bác sĩ khi có kế hoạch tiêm ngừa.

Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai ở đâu?

Khi có kế hoạch tiêm phòng rubella, sởi, quai bị trước khi sinh, bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc lựa chọn cơ sở tiêm phòng cực kỳ quan trọng để tránh các loại vắc-xin kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe.

Tại Hà Nội:

  • Viện Vệ Sinh Dịch Tễ: 131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Pháp: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).
chích ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai
Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai tại các cơ sở y tế được cấp phép

Tại Đà Nẵng:

  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng: 315 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Tại Tp.Hồ Chí Minh:

  • Hệ thống Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
  • Bệnh viện Phụ sản Mekong: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM: 957 đường 3/2, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

Mắc bệnh rubella (bệnh sởi Đức) trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai và các vấn đề nghiêm trọng khác, vì vậy phụ nữ được khuyến khích thường xuyên tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai để giảm thiểu rủi ro. Đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc