Thực Đơn Chuẩn Bị Mang Thai
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định phần lớn khả năng thụ thai của chị em phụ nữ. Đồng thời, trước khi “dính bầu”, nếu cơ thể mẹ được chăm sóc đủ chất, đứa trẻ sẽ có môi trường sống tốt, nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nằm trong bụng mẹ cũng giảm đi đáng kể. Chính vì thế việc lên thực đơn chuẩn bị mang thai cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai
Nói đến kế hoạch chuẩn bị mang thai, chắc hẳn các chị em phụ nữ đã phần nào mường tượng ra những việc mình nhất định phải làm. Ngoài việc cùng chồng đi khám sức khỏe tiền thai sản, tiêm phòng trước khi mang thai thì còn một phần tương đối quan trọng cần phải làm là xây dựng thực đơn chuẩn bị mang thai.
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng là nhân tố thiết yếu không thể thiếu trong suốt hành trình chuẩn bị mang thai đến khi “đậu thai” và sinh con thành công. Nếu cơ thể người mẹ không đủ dưỡng chất, điều đó sẽ khiến sức đề kháng của giảm đi đáng kể – nguyên nhân khiến các virus, vi khuẩn nguy hiểm dễ dàng tấn công và hình thành bệnh.
Chính vì thế, nếu bạn và người ấy đang có ý định “thả” để “săn” con thì cần phải lên mạng, hỏi người thân hoặc các chuyên gia để có thể lên cho mình một danh sách đầy đủ, chi tiết nhất những thực phẩm cần bổ sung trước khi mang thai. Một khi “nền móng” được thiết lập tốt, mọi người có quyền hy vọng các phần về sau sẽ thuận lợi và ít gặp rủi ro nhất.
Khi xây dựng thực đơn chuẩn bị mang thai, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM nhắc nhở mọi người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng dưới đây:
- Ăn đa dạng thực phẩm để tránh tình trạng nhàm chán
- Các dinh dưỡng thiết yếu cần được bổ sung đầy đủ và đồng đều, tránh tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia
- Trước khi mang thai khoảng 3 tháng, các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết chính xác hiện tại cơ thể mình đang thừa thiếu chất gì. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên thiết thực nhất.
- Nên nhớ chất lượng hơn số lượng, tuy bạn ăn ít nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng là được. Nếu ăn quá nhiều và không khoa học, tình trạng thừa cân béo phì sẽ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên kiểm soát tốt cân nặng của mình bởi lẽ béo phì cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai.
- Khi lên thực đơn chuẩn bị mang thai, mọi người cần cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm thực phẩm chính gồm nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và cuối cùng là nhóm vitamin, khoáng chất.
- Không bắt chước y hệt chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai của người khác. Tùy thể trạng, cơ địa của mỗi người, chúng ta sẽ có chế độ dinh dưỡng mang thai khác nhau. Do đó, cần hiểu rõ cơ thể mình có thể ăn được gì và không ăn được gì để có lên thực đơn cho chuẩn xác.
- Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai không có nghĩa là chúng ta chỉ chú tâm đến chế độ ăn uống của người vợ mà quên mất rằng nếu cơ thể chồng không đủ chất, số lượng và chất lượng tinh trùng sản sinh ra sẽ bị yếu hoặc dị dạng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thụ thai.
- Cơ thể cần bao nhiêu dưỡng chất thì cố gắng bổ sung bấy nhiêu, tránh tình trạng ăn quá nhiều khiến dư thừa chất bởi cái gì quá cũng không tốt.
- Nên tiết chế bản thân trước sự cám dỗ của các thực phẩm nhiều chất béo và đường
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, tránh ăn thực phẩm tái sống để đảm bảo không bị ngộ độc thực phẩm.
- Để tốt cho sức khỏe, các cặp vợ chồng đang “săn” con nên hạn chế ăn ngoài hàng. Hãy cùng nhau trở về nhà sau mỗi giờ làm việc cùng nhau nấu nướng là cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Khi chọn mua thực phẩm, các bạn cố gắng chọn mua đồ tươi ngon, tránh mua đồ dập nát không rõ nguồn gốc
Những thực phẩm cần có trong thực đơn chuẩn bị mang thai
Khi lên kế hoạch chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và sản phụ khoa khuyến cáo trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mọi người nhất thiết phải có những thực phẩm điển hình như:
1. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai. Theo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu cơ thể người mẹ thiếu hụt axit folic thì nguy cơ thai nhi khi được hình thành sẽ phải đối mặt với tình trạng dị tật bẩm sinh rất cao.
Bạn đã bao giờ nghe đến tình trạng nứt đốt sống, dị tật ống thần kinh hay chưa? Đây đều là tác hại ghê gớm mà đứa trẻ sẽ phải gánh chịu nếu người mẹ không cung cấp đủ axit folic. Chưa kể hết, thai nhi còn có thể bị khiếm khuyết bộ phận trên cơ thể, sứt môi hoặc mắc các dị tật khác liên quan đến tim, tay và chân… Hãy nhớ mẹ thiếu axit folic, con mãi mãi không được thành người.
Chính vì thế, để ngăn chặn những rủi ro nguy hiểm trên, trước khi mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic. Điển hình như:
- Các loại hạt
- Bông cải xanh, súp lơ
- Trái cây họ cam quýt
- Măng tây
- Các loại đậu
- Bơ
- Ngũ cốc
- Dưa vàng
- Trứng…
2. Thực phẩm giàu sắt
Nếu có ai khuyên bạn không cần phải bổ sung sắt trước khi mang thai thì đừng dại mà thực hiện theo. Bởi các chuyên gia y tế đều khẳng định rằng sắt là thành phần quan trọng giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu – một vấn đề nghiêm trọng hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải.
Tình trạng thiếu máu nếu không được cải thiện, nó không chỉ khiến mẹ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt mà còn ảnh hưởng đến lượng máu truyền đến thai nhi. Do đó khi tìm hiểu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, mọi người cần phải đặc biệt để tâm đến việc bổ sung sắt cho cơ thể.
Ngoài việc uống thêm thuốc chứa hàm lượng sắt, khi lên thực đơn chuẩn bị mang thai, mọi người đừng bỏ qua những thực phẩm dưới đây.
- Thịt và thịt gia cầm
- Lòng đỏ trứng
- Đậu
- Khoai lang và khoai tây
- Hải sản
- Bơ đậu phộng
- Yến mạch
- Rau cải ngọt
- Hạt mè, hạt điều…
3. Thực phẩm giàu canxi
Thực đơn chuẩn bị mang thai của bạn sẽ không hoàn thiện nếu thiếu đi các thực phẩm giàu canxi. Tại sao lại như vậy? Đơn giản thôi vì ngoài sắt, axit folic thì canxi cũng được xếp vào danh sách các thành tố không thể không bổ sung cho cơ thể người phụ nữ trước khi mang thai.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, canxi giữ vị trí nòng cốt trong quá trình hình thành hệ xương khớp của trẻ. Đồng thời, nếu thiếu canxi, cơ thể người mẹ sẽ dễ bị lão hóa xương, thường xuyên bị chuột rút, đau nhức mỏi lưng. Hiểu rõ được vấn đề quan trọng này, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.
Bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm nào? Dưới đây là một số thực phẩm “vàng” với hàm lượng canxi vô cùng dồi dào:
- Phô mai, sữa chua và sữa
- Cá mòi, cá hồi
- Các loại rau có lá xanh sẫm
- Đậu phụ
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Các loại đậu
- Hạnh nhân, hạt chia…
4. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Sẽ là một thiếu xót vô cùng lớn nếu như chị em phụ nữ không chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khi lên kế hoạch chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai. Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tích cực ăn các thực phẩm dưới đây để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, E, B6, vitamin B12… để tốt cho sức khỏe, đồng thời tăng cơ hội thụ thai.
- Thịt động vật
- Sữa tươi
- Cá
- Thịt heo nạc
- Gạo
- Chuối
- Sữa tươi
- Ngũ cốc…
Các thực phẩm kể trên đều dễ tìm, dễ chế biến đặc biệt lại có giá thành hợp lý nên các mẹ hãy tích cực ăn mỗi ngày nhé để nhanh chóng “đón” con về.
Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai, dưới đây chúng tôi cung cấp cho các bạn bảng thực đơn chuẩn bị mang thai của Úc. Chế độ ăn uống này áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 19-60 vì thế các bạn hoàn toàn có thể tham khảo nhé.
Những thực phẩm tránh càng xa càng tốt khi chuẩn bị mang thai
Bên cạnh các thực phẩm nhất định phải có trong thực đơn chuẩn bị mang thai được liệt kê ở trên, chị em phụ nữ hãy nhắc nhở bản thân và chồng tránh xa một số thực phẩm dưới đây để tránh là ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Mì ăn liền
- Đậu nành, sữa đậu nành
- Mầm giá
- Thịt hộp, thịt chế biến sẵn
- Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
- Bia rượu, cà phê
- Cần tây
- Nội tạng động vật
- Rau răm
- Các loại thịt đỏ giàu chất béo
- Các loại cá chứa nhiều thủy ngân
- Sữa nguyên kem
- Đu đủ, cà rốt, tỏi…
Trên đây là tổng hợp các kiến thức quan trọng chị em phụ nữ cần biết khi tiến hành lên thực đơn chuẩn bị mang thai. Bên cạnh chế độ ăn uống, mọi người nên kết hợp việc rèn luyện thể thao để tăng cường sức khỏe. Bạn có thể dành ra 1 tiếng mỗi ngày để đi bộ hoặc tập yoga, điều này rất tốt cho cơ thể, đồng thời nếu tập đúng một số động tác yoga, nó sẽ làm tăng cơ hội thụ thai của bạn.
Để hành trình chuẩn bị mang thai trở nên dễ dàng hơn, chị em phụ nữ đừng quên rủ chồng tham gia cùng. Hai người đồng tâm hiệp lực và luôn nhắc nhở nhau chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì thế đừng gạt chồng ra khỏi quá trình chuẩn bị này nhé, một khi chồng khỏe, vợ khỏe thì con mới nhanh đến.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!