Sau Sinh Có Được Ăn Rau Sống Không?
Sau sinh có được ăn rau sống không là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Bởi rau sống là thực phẩm ưa thích của nhiều người Việt Nam, được ăn kèm với nhiều loại món ăn và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng với bà mẹ sau sinh, việc ăn uống cần hết sức chú ý, nên nhiều bà mẹ thắc mắc điều này là dễ hiểu.
Để tìm câu trả lời cho thắc mắc trên, cùng Wikibacsi.com tìm hiểu một số thông tin về rau sống cũng như ảnh hưởng của loại thực phẩm này tới sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của rau sống
Rau sống là một số loại rau được dùng làm gia vị trong các món ăn, trong đó có vài loại được dùng để ăn sống mà không qua chế biến như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau húng, tía tô, húng quế,… Những loại rau này thường giúp tăng hương vị cho bữa ăn, chống ngán, nhất là với những món ăn nhiều thịt, dầu mỡ,…
Đặc biệt, rau sống cũng rất tốt cho sức khỏe do chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin như C, A, E, chất khoáng cũng như các yếu tố vi lượng. Một số loại rau còn cung cấp kháng sinh thực vật giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do được ăn trực tiếp mà không qua chế biến nên gần như chất dinh dưỡng có trong rau sống đều được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt như khi được nấu chín.
Sau sinh có được ăn rau sống?
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng bà đẻ sau sinh hay đang trong thời gian cho con bú không nên ăn rau sống quá sớm. Nguyên nhân là do, rau sống cũng chứa không ít nguy hiểm khôn lường nếu ăn không đúng cách. Nhiều loại rau tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có chứa tới 90% là ký sinh trùng.
Ngoài ra, rau sống cũng có nguy cơ chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao, nếu không biết cách làm sạch trước khi ăn có thể dễ bị ngộ độc. Hơn nữa, một số loại trứng ấu trùng, giun sán như giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan,… có thể vẫn tồn tại trên lá rau, sẽ gây ra các mối nguy hại cho sức khỏe của con người, nhất là với những bà mẹ sau sinh sức đề kháng còn yếu.
Bởi những lý do này, sau sinh các mẹ nên kiêng ăn rau sống, ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh. Chỉ nên ăn khi cơ thể hồi phục hoàn toàn, hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã ổn định.
Một số lưu ý khi ăn rau sống cho mẹ sau sinh
1. Ăn rau sống đúng cách như thế nào?
Khi ăn được rau sống, các mẹ cũng cần chú ý ăn đúng cách để bảo vệ bản thân cũng như bé khỏi nguy hại tiềm ẩn trong rau sống.
- Chọn rau có nguồn gốc rõ ràng: Khi mua rau sống, cần đảm bảo mua tại các cửa hàng có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn.
- Rửa rau sạch: Trước tiên, cần nhặt sạch rau, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Để đảm bảo, các mẹ có thể rửa từng lá một, rửa trực tiếp dưới vòi nước. Mặc dù cách làm này tốn nước nhưng sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều vi khuẩn hơn bởi dòng nước chảy sẽ làm trôi đi những giun, sán, vi khuẩn còn bám trên rau.
- Không ngâm nước muối quá lâu: Nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối từ 20-30 phút như vậy sẽ loại bỏ được mọi vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Nhưng thực tế, cách làm này có thể tạo điều kiện để hóa chất ngấm vào rau, đồng thời còn làm mất nhiều dinh dưỡng có trong rau. Việc ngâm muối quá lâu cũng khiến rau bị mặt, ăn mất ngon. Do vậy, các mẹ chỉ nên ngâm trong nước muối từ 5 đến 10 phút rồi vớt ra rửa sạch là đủ.
- Không ăn rau mầm: Mặc dù hầu hết các loại rau sống đều tốt cho sức khỏe của mẹ. Nhưng rau mầm thì không. Cần loại bỏ hoàn toàn các loại rau mầm trong thực đơn cho mẹ sau sinh. Nguyên nhân là do rau mầm sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm và ẩm, đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn như E. coli, salmonella và listeria. Nếu ăn rau mầm sống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở các mẹ.
- Có thể trần qua nước sôi: Khi được trần qua nước sôi ở nhiệt độ cao những vi khuẩn sẽ chết hết và không thể gây hại cho cơ thể.
2. Những ai không nên ăn rau sống?
Trong quá trình chăm sóc sau sinh, cần hết sức chú ý khi cho mẹ ăn rau sống. Một số bà mẹ không nên ăn rau sống gồm có:
- Người bị viêm đại tràng: Những bà mẹ bị viêm đại tràng không nên ăn rau sống bởi căn bệnh này bắt nguồn do đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để, lâu dần dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Trong khi đó, rau sống chứa nhiều chất xơ không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.
- Người bị đau dạ dày: Những bà mẹ bị đau dạ dày không nên ăn rau sống bởi thực phẩm này chứa nhiều chất xơ sợi có thể kích thích niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ trả lời câu hỏi sau sinh có được ăn rau sống. Rau sống tốt cho sức khỏe nhưng với bà mẹ sau sinh cần hết sức chú ý khi ăn loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn khỏi những nguy cơ gây hại tiềm ẩn cho sức khỏe.
Xem thêm: Sau sinh nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua