Mang Thai Tháng Thứ 7 Hay Bị Đau Bụng Dưới
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có thể liên quan đến chứng táo bón, đầy hơi hoặc các cơn co thắt chuyển dạ giả. Tuy nhiên đôi khi cơn đau này có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sảy thai, sinh non hoặc tiền sản giật. Thai phụ và người chăm sóc nên tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến cơn đau bụng dưới và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
Mang thai tháng thứ 7 có nghĩa thay đổi gì?
Khi mang thai ba tháng cuối, em bé sẽ bắt đầu nặng hơn, điều này cũng khiến mẹ tăng cần nhiều hơn để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Khối lượng máu lưu thông cũng tăng hơn 30% đến 50% so với bình thường, điều này nhằm đảm bảo có đủ lượng máu cung cấp cho thai nhi và bù lại lượng máu sẽ mất khi sinh con.
Khi mang thai ở tháng thứ 7, em bé sẽ bắt đầu thay đổi cử động. Trong thời gian này, không gian trong tử cung sẽ trở nên chật chội, khiến em bé thực hiện các cử động nhỏ hơn, chẳng hạn như di chuyển khuỷu tay hoặc đầu gối. Em bé cũng có thể cuộn tròn lại và bắt chéo chân. Lúc này bé có trọng lượng lớn hơn, điều này có thể khiến thai phụ bị mất thăng bằng và dễ té ngã. Do đó, cố gắng duy trì tư thế tốt khi đứng, ngồi và nằm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Trong tháng 7 của thai kỳ, thai phụ có thể tiết nhiều dịch âm đạo màu trắng, ngực cũng sẽ bắt đầu tiết sữa non. Chứng ợ chua, khó tiêu và đau bụng nhẹ vẫn có thể xuất hiện. Ngoài ra, em bé đang lớn dần sẽ gây áp lực lên cơ hoành, gan, dạ dày, ruột và dẫn đến tình trạng mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới. Trọng lượng em bé tăng lên sẽ gây đau lưng, áp lực lên phổi dẫn đến khó thở. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau ở khung xương sườn, xương chậu, bụng trở nên to hơn, dẫn đến chuyển động chậm chạp, khó khăn hơn.
Các cơ co thắt chuyển dạ giả, hay còn gọi là Braxton Hicks sẽ trở nên phổ biến hơn ở tháng thứ 7. Đây là hiện tượng co thắt các cơ tử cung, diễn ra khoảng 20 phút mỗi lần hoặc lâu hơn. Các cơn co thắt này là sự chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của tử cung.
Trong tháng 7 của thai kỳ, thai phụ được khuyến cáo không nên đi du lịch hoặc di chuyển xa bằng ô tô, bởi vì điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu cần di chuyển đường dài, hãy đảm bảo việc nghỉ ngơi cũng như hoạt động phù hợp trong suốt chuyến đi để đảm bảo quá trình tuần hoàn máu bình thường.
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Từ những ngày đầu tiên của thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu, đau thắt bụng và mệt mỏi. Hầu hết các dấu hiệu mang thai đều không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau khi nghỉ ngơi.
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu bình thường và chỉ đơn giản là sự phát triển bình thường của em bé. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Dưới đây là một số nguyên nhân nghiêm trọng khiến thai phụ mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới, bạn có thể tham khảo để có thai kỳ an toàn.
1. Nhiễm trùng
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới trong thai kỳ là nhiễm trùng, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sỏi thận
- Sỏi mật
- Viêm tụy
- Viêm ruột thừa
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Dị ứng hoặc nhảy cảm với một số loại thực phẩm nhất định
Các vấn đề nhiễm trùng trong thai kỳ có thể liên quan đến yếu tố di truyền và lối sống của thai phụ. Trao đổi với bác sĩ nếu các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đau bụng dưới trong thai kỳ, trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Tiền sản giật
Có khoảng 5% phụ nữ mang thai sẽ bị tiền sản giật. Đây là một bệnh lý đặc trưng bởi huyết áp cao trong thai kỳ, thường xảy ra sau tuần thứ 20 hoặc trong những tháng cuối của thai kỳ. Đôi khi tiền sản giật cũng xuất hiện sau khi sinh con.
Thai phụ có nhiều khả năng bị tiền sản giật nếu có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, mang thai ở ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trên 35 tuổi.
Các dấu hiệu tiền sản giật bao gồm:
- Hay bị đau bụng dưới
- Đau đầu dai dẳng
- Tăng cân đột ngột
- Thay đổi tầm nhìn và thị lực
3. Nhau bong non
Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ mang thai thì sẽ có một người bị nhau bong non hoặc bong nhau thai trước khi đến thời điểm sinh nở. Dấu hiệu chính của tình trạng này là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên máu có thể bị chặn lại do quá trình cử động của thai nhi, do đó đôi khi thai phụ bị nhau bong non không bị chảy máu.
Các dấu hiệu nhau bong non bao gồm:
- Đau bụng dưới hoặc đau lưng đột ngột
- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc không thoải mái nói chung
- Cổ tử cung mềm
Theo thời gian các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu thai phụ mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới hoặc có các dấu hiệu bong nhau thai non, hay đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay để được hướng dẫn cụ thể.
4. Chuyển dạ sinh non
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Một số dấu hiệu sinh non khác bao gồm:
- Cổ tử cung suy yếu
- Vỡ nước ối sớm
- Tăng huyết áp
- Chảy máu khi mang thai
- Thai
Thai nhi trước 23 tuần không đủ điều kiện để tồn tại bên ngoài cơ thể mẹ. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sinh non, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
5. Thai chết lưu
Thai chết lưu là hiện tượng thai nhi chết trước khi được sinh ra đời. Thai nhi chết lưu xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi được gọi là thai chết muộn, trong khi đó thai chết giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn được gọi là thai kỳ hạn.
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu thai chết muộn hoặc thai kỳ hạn. Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Chảy máu từ âm đạo
- Tiết dịch bất thường, chẳng hạn như có mùi hôi, màu sắc khác lạ
- Đau bụng từ nhẹ đến nghiêm trọng
- Sốt cao
- Chóng mặt
- Đau lưng dữ dội
- Chuột rút
- Không thể phát hiện nhịp tim của em bé
- Em bé không cử động
Nếu nhận thấy các dấu hiệu thai chết lưu, thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hướng dẫn và chăm sóc phù hợp nhất.
Nguyên nhân phổ biến gây bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7
Ngoại trừ các vấn đề nghiêm trọng nêu trên, có một số nguyên nhân phổ biến và ít nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới, chẳng hạn như:
1. Đau dây chằng tròn
Các dây chằng bên trong khung chậu có nhiệm vụ giữ tử cung sẽ giãn ra khi em bé phát triển. Việc mang thai ở ba tháng cuối sẽ khiến các dây chằng này căng và hoạt động quá mức. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, việc căng dây chằng tròn có thể dẫn đến đau buốt, khó chịu ở bụng dưới nếu thai phụ di chuyển quá nhanh.
Đau dây chằng tròn thường là cơn đau tạm thời hoặc đau từng cơn. Cơn đau được mô tả như một cơn cơ thắt đột ngột dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng hông. Cơn đau thường phổ biến ở bên phải của bụng, tuy nhiên một số phụ nữ mang thai có thể bị đau ở cả hai bên bụng.
Nếu bị đau dây chằng tròn, hãy chuyển động chậm lại, đặc biệt là khi ngồi xuống hoặc đứng dậy. Thai phụ cũng có thể tập yoga, thường xuyên căng cơ để cải thiện cơn đau.
2. Chướng bụng
Chướng bụng có thể xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên càng gần cuối thai kỳ, lượng khí tích tụ trong đường tiêu hóa có thể tăng lên. Điều này là do tử cung mở rộng, gây áp lực lên các cơ quan và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Nếu thai phụ 7 tháng bị đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể tập thể dục để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tránh các thực phẩm gây ra khí, chẳng hạn như thực phẩm chiên và nhiều dầu mỡ.
3. Táo bón
Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ và có thể dẫn đến tình trạng mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới. Chế độ ăn uống ít chất xơ, uống không đủ nước kết hợp với việc sử dụng chất bổ sung sắt và hormone thay đổi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Nếu đang bị táo bón, thai phụ nên uống nhiều nước hơn, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, tăng cường lượng chất xơ trong các bữa ăn và tập thể dục. Nếu thường xuyên bị táo bón khi mang thai tháng thứ 7, thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Các cơn co thắt Braxton Hicks
Các cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi là chuyển dạ giả, thường bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Các cơn co thắt này là sự khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con. Mặc dù chuyển dạ giả có thể làm mềm tử cung tuy nhiên sẽ không khiến em bé chào đời.
Nếu đang trải qua những cơn chuyển dạ giả, thai phụ có thể uống nhiều nước và thay đổi tư thế. Ngoài ra, các cơn chuyển dạ này cũng không tồn tại quá lâu cũng như không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
5. Sự phát triển bình thường của thai kỳ
Khi mang thai ba tháng cuối, em bé sẽ phát triển lớn hơn. Điều này khiến thai phụ cảm nhận được cơn đau nhiều hơn ở vùng bụng dưới và khu vực xung quanh bàng quang. Thai phụ có thể cảm thấy da đang căng ra và có nhiều áp lực hơn do trọng lượng của em bé.
Để cải thiện tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng đai cho bà bầu hoặc quần hỗ trợ để cải thiện cảm giác khó chịu. Trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Mặc dù tình trạng mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, tuy nhiên thai phụ được khuyến cáo là nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:
- Chảy máu âm đạo
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau khi đi tiểu
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Có cảm giác lâng lâng, lo lắng
- Nôn mửa
Thai phụ cũng nên thông báo cho bác sĩ ngay khi cơn đau bụng dưới trở nên nghiêm trọng. Hầu hết các nguyên nhân phổ thông đều gây khó chịu nhẹ hoặc đau nhẹ đến trung bình. Các cơn đau kéo dài và dữ dội có thể là dấu hiệu nghiêm trọng và cần được xử lý bởi bác sĩ có chuyên môn.
Làm gì khi mang thai ở tháng thứ 7?
Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, thai phụ nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp và sinh con khỏe mạnh. Dưới đây là một số gợi ý:
- Chế độ ăn uống phù hợp: Phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 nên cẩn thận với các loại thực phẩm đang sử dụng để tránh ngộ độc thực phẩm và bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp. Nấu chín thức ăn đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn và giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt nhất.
- Tăng cường sức khỏe: Cố gắng chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé. Thai phụ cần chủ động tránh tiếp xúc gần với các thành viên khác trong gia đình nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh cúm, thủy đậu hoặc viêm phổi.
- Khám thai định kỳ: Điều này là cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé cũng như có kế hoạch điều trị, khắc phục các bệnh lý phát sinh.
- Tập thể dục và duy trì vận động thể chất: Mặc dù mang thai tháng thứ 7 có thể gây khó khăn và bất tiện khi tập thể dục, tuy nhiên thai phụ nên duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên. Điều này có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện khả năng cân bằng, giúp ổn định khớp và điều hòa nhịp tim.
- Không uống rượu hoặc hút thuốc: Rượu và thuốc lá có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong thai kỳ, chẳng hạn như tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, cân nặng thấp và khiến trẻ dễ bị đột tử sau khi sinh.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Mang thai có thể gây mệt mỏi, lo lắng, chán nản và làm tăng nguy cơ trầm cảm. Do đó, thai phụ nên thường xuyên trò chuyện với bạn đời, người thân và bạn bè để duy trì sức khỏe tinh thần. Nếu cảm thấy trầm cảm hoặc có ý muốn làm hại bản thân và em bé, hãy đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Mang thai tháng thứ 7 hay bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ. Đau và nhức mỏi cơ thể cho thấy em bé đang lớn hơn và chuẩn bị sẵn sàng để chào đời.
Nếu nghi ngờ cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thai phụ nên đến bệnh viện để được hỗ trợ phù hợp nhất. Bác sĩ có thể tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán để đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: