Mang Thai Tháng Thứ 4 Nên Ăn Gì?

Tác giả: Cập nhật: 5:33 pm , 28/06/2024

Tháng thứ tư của thai kỳ là thời điểm mà các dấu hiệu mang thai, như ốm nghén, đau đầu, tâm trạng thất thường, đã được cải thiện. Lúc này thai phụ sẽ bắt đầu thèm ăn cũng như cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sự phát triển của bé. Vậy mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất? Thai phụ có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì
Tìm hiểu thông tin mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp

Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì để thai nhi phát triển?

Tháng thứ tư của thai kỳ là giai đoạn quan trọng vì em bé phát triển mạnh nhất trong giai đoạn này. Em bé sẽ phát triển phụ thuộc vào chất dinh dưỡng mà thai phụ nạp vào cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 4 cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Trong kế hoạch ăn uống ở tháng thứ 4 khi mang thai, thai phụ cần lưu ý nên ăn gì và ăn bao nhiêu. Việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng có thể làm tăng cân mà không góp phần vào sự phát triển của thai nhi. Do đó, điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm đủ lượng chất xơ, canxi, sắt và axit folic để em bé có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Dưới đây là gợi ý một số chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm cần thiết khi mang thai tháng thứ 4, thai phụ có thể ghi lại và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

1. Chất sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé cũng như ngăn ngừa rủi ro thiếu máu ở thai phụ. Trong tháng thứ tư của thai kỳ, lưu lượng máu sẽ tăng lên để cung cấp cho các hoạt động của em bé. Do đó, thai phụ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt để đáp ứng nhu cầu sắt của cơ thể.

mang thai tháng thứ tư nên ăn gì
Bổ sung lượng thực phẩm giàu chất sắt để đảm bảo lưu lượng máu trong suốt thai kỳ

Các loại thực phẩm giàu sắt phổ biến bao gồm thịt, cá, đậu phụ, các loại gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt (chẳng hạn như gạo lứt) các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm (chẳng hạn như rau bina, cải xoăn), trái cây khô và trứng.

2. Canxi

Canxi cần thiết để phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh và trí thông minh của thai nhi. Bên cạnh đó, canxi cũng cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề đau lưng hoặc loãng xương ở phụ nữ mang thai. Do đó, thai phụ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống.

Thực phẩm giàu canxi bao gồm cải xoăn, các loại sữa và sản phẩm từ sữa  (chẳng hạn như sữa chua, phô mai), cá mòi, cải xoong, bông cải xanh, đậu bắp và hạnh nhân.

3. Chất xơ

Trong tháng thứ tư của thai kỳ, hormone progesterone sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Tử cung cũng bắt đầu phát triển về kích thước để phù hợp hơn với thai nhi đang lớn dần lên. Điều này có thể dẫn đến táo bón cũng như rối loạn nhu động ruột ở phụ nữ mang thai. Để ngăn ngừa táo bón và kích thích nhu động ruột thường xuyên, thai phụ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ.

mang thai từ tháng thứ 4 nên ăn gì
Bổ sung đầy đủ lượng chất xơ là điều cần thiết để tránh táo bón cũng như các vấn đề khác trong thai kỳ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, cám và lúa mạch
  • Các loại hạt như hạt lanh và hạt chia, hạnh nhân, óc chó
  • Các loại rau như cải Brussels, bông cải xanh, ngô (bắp), atisô và các loại đậu
  • Các loại trái cây như mâm xôi, dâu tây, sung, táo, chuối và lê

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C cần thiết cho sự hấp thụ sắt và kẽm trong cơ thể. Do đó, khi mang thai tháng thứ tư, thai phụ cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin C cần thiết để tránh thiếu sắt cũng như thiếu kẽm. Ngoài ra, vitamin C cũng cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giúp cơ thể mẹ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ớt xanh và đỏ, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, cải Brussels, súp lơ, bắp cải và các loiaj rau xanh.

5. Kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết để xây dựng protein, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu, thịt cừu, thịt bò, rau bina, mầm lúa mì, bí ngô, hạt bí, các loại hạt, thịt gà và các loại đậu.

6. Omega

Axit béo omega 3 cần thiết cho sự phát triển của mắt và não bộ của thai nhi. Trong khi đó axit béo omega 6 cần thiết cho sự phát triển tim mạch, hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản, da, tóc và xương. Do đó, trong tháng thứ 4 của thai kỳ, các loại thực phẩm giàu omega cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

mang thai tháng thứ 4 nên ăn những gì
Axit béo omega cần thiết cho sự phát triển trí não cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ

Các loại thực phẩm giàu axit béo omega bao gồm dầu thực vật, cá hồi, cá mòi, đậu nành, các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh.

7. Trái cây và rau quả

Ăn nhiều rau trong thời kỳ mang thai mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả mẹ và bé. Rau xanh nên được đưa vào chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 4 có thể giúp giảm bất kỳ rủi ro nào liên quan đến các biến chứng sức khỏe hoặc các loại bệnh tật khác. Các loại rau như cà rốt, bí đỏ, rau bina, bông cải xanh, củ cải đều rất tốt cho trong thời gian mang thai.

Các loại trái cây đều có hàm lượng vitamin và khoáng chất quan trọng cao. Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ có thể bị ợ nóng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là nên tiêu thụ trái cây tươi để đảm bảo sức khỏe.

Các loại trái cây tốt cho thời kỳ mang thai bao gồm như dưa đỏ, dâu tây, mơ, nho có thể cung cấp cho bé lượng vitamin và khoáng chất tối ưu. Các chất dinh dưỡng trong trái cây cũng có thể giúp giữ cho em bé khỏe mạnh cũng như thúc đẩy sự phát triển của em bé.

8. Protein và Carbohydrate

Protein giúp tạo ra axit amin và đây là thành phần chính để tạo nên sự phát triển của mô và các tế bào trong cơ thể. Do đó, thai phụ nên thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa protein như thịt gà, đậu và trứng với số lượng tối ưu để đảm bảo sự phát triển của em bé. Điều này có thể đảm bảo sự tối ưu của các loại axit amin cho cơ thể của thai phụ.

bà bầu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì
Protein và Carbohydrate cần thiết để bổ sung năng lượng cũng như phát triển các mô của thai nhi

Carbohydrate là nguồn năng lượng cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ lượng carbohydrate trong tháng thứ 4 của thai kỳ là điều cần thiết để duy trì nguồn năng cho mẹ và bé cũng như giúp hình thành nhau thai khỏe mạnh. Thai phụ được khuyến cáo sử dụng ít nhất 48 gram ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển bình thường của em bé.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu carbohydrate cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin B và các khoáng chất cần thiết khác trong thai kỳ.

9. Axit folic

Cơ thể cần thêm máu khi mang thai và các loại thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp tăng cường lượng máu trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho biết, có khoảng gần 70% các khuyết tật trong ống thần kinh sẽ được ngăn ngừa bằng cách tiêu thụ axit folic.

Hầu hết các loại vitamin trước sinh đều có chứa axit folic. Tuy nhiên thai phụ cũng có thể tăng cường lượng axit folic cần thiết thông qua các loại thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm đậu lăng, rau lá xanh, các loại đậu và các loại hạt.

10. Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi trong xương, cần thiết để bé phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D cũng giúp duy trì làn da và thị lực khỏe mạnh.

Sữa và các loại cá béo như cá hồi là nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào. Tuy nhiên thai phụ cũng có thể tắm nắng để tăng cường lượng vitamin hấp thụ mỗi ngày.

Trong kế hoạch ăn uống của phụ nữ mang thai tháng thứ 4, cần đảm bảo nhận đủ các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là lưu ý đến cân nặng của thai phụ. Tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến một số rủi ro cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong thai kỳ. Do đó, cần tìm hiểu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

Mang thai tháng thứ 4 cần tránh gì?

Có một số loại thực phẩm có thể gây hại cho em bé nếu được sử dụng trong thai kỳ. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần tránh trong tháng thứ 4 của thai kỳ, bao gồm:

bà bầu mang thai tháng thứ 4 nên tránh gì
Thai phụ ở tháng thứ tư nên tránh tiêu thụ caffeine quá mức để đảm bảo sự phát triển của bé
  • Cam thảo: Tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ sơ sinh. Cam thảo cũng có chứa các chất hóa học có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, gây chuyển dạ và dẫn đến các triệu chứng sinh non. Do đó, thai phụ nên tránh các loại thực phẩm có chứa cam thảo.
  • Bột tinh chế: Các loại bột mì tinh chế rất khó tiêu hóa và có thể gây táo bón, thậm chí dẫn đến bệnh trĩ sau sinh. Các loại bột này làm tăng lượng đường trong máu vì có chỉ số đường huyết cao. Điều này dẫn đến bệnh tiểu đường trong thai kỳ, có hại cho cả mẹ và bé. Do đó phụ nữ mang thai nên ăn lúa mì nguyên cám và tránh các loại bột mì tinh chế.
  • Cá đại dương: Các loại cá đại dương như cá ngừ trắng, cá thu và các kiếm có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể gây tổn thương não của thai nhi và dẫn đến sự chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Do đó, thai phụ ở tháng thứ 4 nên tránh tiêu thụ cá đại dương và sử dụng cá nước ngọt như cá hồi.
  • Trứng sống và thịt chưa nấu chín: Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella có thể gây ra bệnh nhiễm khuẩn salmonellosis, một loại ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể gây hại cho em bé. Do đó, thai phụ chỉ sử dụng các loại thịt và trứng đã được nấu chín.
  • Pate: Pate là hỗn hợp thịt xay nấu chín và mỡ ở dạng nhão. Bất kỳ loại pate nào cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng pate trong thai kỳ.
  • Caffein: Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nhịp tim, gây ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và khó ngủ. Điều này có thể gây hại cho em bé và cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, thai phụ được khuyến cáo tiêu thụ caffeine ở mức 200 miligam mỗi ngày.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Chất làm ngọt nhân tạo không có hại khi tiêu thụ trong một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, hãy thử và thay thế các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, quả chà là hoặc xi-rô lá phong nếu có thể.
  • Muối: Muối giữ nước trong cơ thể và có thể gây đầy hơi, tăng huyết áp và nhiều rủi ro khác. Do đó phụ nữ mang thai ở tháng thứ tư nên tiêu thụ muối ở mức độ vừa phải. Sử dụng muối và các loại thức ăn chứa muối có hàm lượng natri thấp, điều này sẽ tốt cho sức khỏe hơn, kể cả khi không mang thai.

Lưu ý trong chế độ ăn uống ở tháng thứ tư

Ngoài việc tìm hiểu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Uống đủ nước. Trung bình phụ nữ mang thai cần khoảng 2.3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh ăn quá nhiều thức ăn chiên rán, thức ăn cay hoặc thức ăn có chứa nhiều muối hoặc đường.
  • Hạt lanh có thể rắc lên các món salad trong khi yến mạch có thể thêm vào sữa chua. Đây là các nguồn cung cấp chất xơ, axit béo omega 3 tốt nhất cho cơ thể.
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt, điều này có thể dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ và tăng cân quá mức cần thiết.
  • Tránh uống trà hoặc cà phê và các chất bổ sung sắt trong bữa ăn. Bởi vì các chất tanin có trong thức ăn có thể ngăn ngừa khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Đảm bảo trái cây và rau được rửa sạch để loại bỏ tất cả vi trùng, đất và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tháng thứ tư của thai kỳ là một khoảng thời gian thoải mái cho thai phụ, bởi vì lúc này các dấu hiệu mang thai, chẳng hạn như ốm nghén, đã được cải thiện. Tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái là điều cần thiết để đảm bảo em bé phát triển đầy đủ. Ngoài ra, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì để có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc