Mang Thai Tháng Đầu Bị Ra Máu
Mang thai tháng đầu bị ra máu tương đối phổ biến nhưng thường nhẹ và không nghiêm trọng, đặc biệt là khi chảy máu không kèm theo các cơn đau. Tuy nhiên chảy máu nhiều hoặc đau đớn, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bất cứ tình trạng chảy máu khi mang thai nào cũng cần được chẩn đoán và chăm sóc bởi chuyên gia sinh sản.
Tại sao mang thai tháng đầu bị ra máu?
Mang thai tháng đầu bị ra máu có tình trạng phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Do đó, cố gắng đừng lo lắng, ghi lại loại máu chảy, số lượng và tần suất để theo dõi sức khỏe cũng như thông báo cho bác sĩ khi cần thiết.
Nếu bạn chảy máu với dạng một vài giọt nhỏ, chỉ đủ làm bẩn quần lót, và không kèm theo đau đớn, tình trạng này là biểu tiện bình thường của sinh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Trong trường hợp chảy nhiều máu, tương tự như chu kỳ kinh nguyệt hoặc làm ướt một miếng băng vệ sinh, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu nhẹ ở dạng đốm khi mang thai tháng đầu là chảy máu cấy ghép, khi hợp tử bám vào tử cung và làm tổ. Chảy máu trong quá trình làm tổ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Điều này thường xảy ra khoảng một đến hai tuần sau khi thụ tinh, khoảng 20 – 24 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ và nhiều triệu chứng khác. Chảy máu cấy ghép là bình thường và không phải là một yếu tố gây sẩy thai.
Mang thai tháng đầu bị ra máu có nguy hiểm không?
Chảy máu khi mang thai tháng đầu tương đối phổ biến. Theo thống kê, cứ khoảng ba phụ nữ mang thai sẽ có một người bị chảy máu nhẹ. Chảy máu thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Tuy nhiên, chảy máu nhiều và đau đớn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn bị chảy máu kéo dài hơn 2 – 3 ngày và kèm theo đau đớn, lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Dưới đây là một số nguyên nhân nghiêm trọng cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng mang thai tháng đầu bị chảy máu, bạn ó thể tham khảo và có kế hoạch xử lý phù hợp.
1. Sẩy thai
Sẩy thai được định nghĩa là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai sớm, trong tháng đầu của thai kỳ, không phải là hiếm và thường liên quan đến những vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc các vấn khác đối với thai nhi đang phát triển. Sẩy thai sớm là một trong những nguyên nhân phổ biến và nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng mang thai tháng đầu bị ra máu.
Ngoài ra máu, các triệu chứng sẩy thai khác có thể bao gồm đau bụng dưới, chuột rút bụng mạnh, đi ngoài ra mô dưới dạng cục máu đông.
Tuy nhiên không phải lúc này ra máu khi mang thai tháng đầu cũng là dấu hiệu sảy thai. Bạn cần đến bệnh viện và được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ngoài và xét nghiệm máu để xác định sức khỏe thai kỳ.
2. Có thai ngoài tử cung
Có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng hoặc bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung không thể sống và phát triển được, do đó cần được loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của mẹ. Nếu không được điều trị, thai có thể có kích thước lớn hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm vỡ tử cung, xuất huyết nội tạng và tử vong.
Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm nồng độ hCG tăng chậm hơn so với dự kiến đối với một trường hợp mang thai khỏe mạnh. Thai phụ cũng có thể bị chuột rút, đau vai, suy nhược hoặc chóng mặt.
Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Đôi khi cần phải phẫu thuật để kiểm tra ống dẫn trứng và phôi đã làm tổ ở đâu. Người bệnh cũng được chỉ định phẫu thuật nếu ống dẫn trứng đã bị vỡ hoặc có nguy cơ vỡ cao.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, mang thai ngoài tử cung sẽ được điều trị bằng thuốc. Sau khi loại bỏ thai, người bệnh sẽ được theo dõi trong một thời gian để đảm bảo không có các biến chứng nghiêm trọng.
3. Chửa trứng
Chửa trứng là tình trạng xảy ra khi trứng và tinh trùng kết hợp không chính xác trong quá trình thụ tinh. Điều này dẫn đến việc hình thành một khối u không phải ung thư thay vì một bào thai bình thường. Khối u này không thể phát triển thành phôi thai và cần được loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như bảo toàn chức năng sinh sản sau này.
Chửa trứng là một loại bệnh liên quan đến cấu trúc di truyền, rất hiếm gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai tháng đầu bị chảy máu.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Mang thai tháng đầu bị đau bụng dưới
- Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng
- Tiền sản giật (huyết áp cực cao)
- Nồng độ HCG cao
- Bụng tăng kích thước nhanh hơn rất nhiều lần so với thai kỳ khỏe mạnh
- Không có tim thai
- Có các nang giống như quả nho thoát ra từ âm đạo
Chửa trứng được chẩn đoán bằng cách siêu âm tử cung. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về tử cung, bác sĩ có thể dựa vào hình ảnh siêu âm để xác nhận thai nhi. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCG trong thai kỳ để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Trong hầu hết các trường hợp, chửa trứng có thể tự hết. Trong trường hợp này, các nang và mô sẽ đi ra khỏi âm đạo một cách tự nhiên. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể chỉ định điều trị, bao gồm nong và nạo hoặc hút để loại bỏ các mô bất thường ra khỏi tử cung.
Trong các trường hợp rất hiếm, đôi khi phụ nữ cần cắt bỏ tử cung hoặc phẫu thuật để loại bỏ chửa trứng.
4. Tụ máu dưới màng đệm
Tụ máu dưới màng đệm là tình trạng chảy máu từ một trong những màng bao quanh phôi bên trong tử cung. Tụ máu dưới màng đệm chiếm khoảng 20% các trường hợp mang thai tháng đầu bị ra máu.
Ngoài chảy máu, các triệu chứng khác có thể bao gồm chuột rút bụng hoặc đau bụng dưới khi mang thai. Đôi khi tình trạng này không gây ra dấu hiệu nhận biết và được phát hiện thông qua siêu âm.
Nhiều phụ nữ có máu tụ dưới màng đệm có thai và sinh nở khỏe mạnh. Các khối máu tụ vừa và nhỏ thường tự biến mất mà không gây bất cứ vấn đề gì. Trong khi đó, các khối tụ máu lớn hơn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, tụ máu dưới màng đệm khi mang thai tháng đầu có nguy cơ biến chứng cao hơn, do đó bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục và các loại nhiễm trùng khác có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu khi mang thai tháng đầu. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe, lấy dịch âm đạo, ngoáy cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.
Các bệnh lý nhiễm trùng bao gồm Chlamydia, bệnh lậu và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) có thể gây chảy máu nhẹ khi mang thai tháng đầu. Những bệnh nhiễm trùng này cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân khác gây chảy máu khi mang thai tháng đầu
Đôi khi tình trạng mang thai tháng đầu bị ra máu không liên quan đến bất cứ điều kiện y tế nào và không được phát hiện bởi các chẩn đoán y khoa. Tuy nhiên bạn nên thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn cũng như có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Một số nguyên nhân khác gây chảy máu khi mang thai tháng đầu bao gồm:
- Quan hệ tình dục: Một số phụ nữ sẽ bị chảy máu nhẹ khi quan hệ tình dục trong thai kỳ. Điều này có do cổ tử cung mềm hơn khi mang thai do đó rất dễ bị tổn thương.
- Khám hoặc siêu âm vùng chậu: Cổ tử cung có thể bị chảy máu sau khi khám vùng chậu hoặc siêu âm qua ngã âm đạo. Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, điều này khiến cổ tử cung trở nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, chảy máu.
Ra máu bao nhiêu là bình thường khi mang thai?
Ra máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường là bình thường và không phải là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn nên thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất, đặc biệt là khi không rõ nguyên nhân.
Trong trường hợp chảy nhiều máu giống chu kỳ kinh nguyệt, đây không phải là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ. Do đó, nếu bạn chảy một lượng máu nhiều như chu kỳ kinh nguyệt và kèm theo đau đớn, khó chịu, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Mang thai tháng đầu bị ra máu điều trị như thế nào?
Để xác định nguyên nhân gây gây chảy máu trong tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm và đánh giá thể chất của thai phụ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và thực hiện các kiểm tra hình ảnh như MRI (chụp cộng hưởng từ).
Một số phương pháp điều trị tình trạng chảy máu khi mang thai tháng đầu bao gồm:
- Thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi
- Tránh quan hệ tình dục
- Tránh đi du lịch
- Không thụt rửa âm đạo, không bao giờ thụt rửa khi mang thai và cũng nên tránh hành động này ngay cả khi khi không mang thai
- Không sử dụng băng vệ sinh
- Nghỉ ngơi trên giường tại nhà, hạn chế một phần hoạt động và có thể cần phải nghỉ làm
- Nhập viện để được kiểm tra và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất
Một số vấn đề gây chảy máu khi mang thai tháng đầu, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc mang thai ngoài tử cung cần được điều điều trị ngay. Nếu bạn không thể tiếp tục mang thai, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp bỏ thai như:
- Methotrexate: Đây là một loại thuốc giúp cơ thể hấp thụ các mô có hại cho cơ thể, như khi mang thai ngoài tử cung.
- Misoprostol: Thuốc được dùng để chấm dứt thai kỳ nguy hiểm trong 7 tuần đầu.
Sau khi thực hiện bỏ thai, bạn sẽ được khám sức khỏe cũng như đề nghị tái khám. Bác sĩ sẽ đảm bảo không còn sót lại bất cứ mô hoặc sẹo trong tử cung. Bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên khi nào nên mang thai trở lại, nếu bạn có kế hoạch sinh con.
Chảy máu tại bất cứ thời điểm nào của thai kỳ cũng có thể gây lo lắng. Mang thai tháng đầu bị ra máu có thể là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng đôi khi điều này có thể là biểu hiện bình thường của thai kỳ. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn về hiện tượng chảy máu khi mang thai tháng đầu. Bác sĩ sẽ loại trừ các biến chứng, tìm ra nguyên nhân gây chảy máu và đảm bảo thai phụ và thai nhi đều khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: