Lá Lốt
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến lá lốt như một nguyên liệu dùng để chế biến món ăn. Thế nhưng trên thực tế, đây lại là thành phần không thể thiếu trong hàng loạt các bài thuốc dùng để điều trị bệnh về xương khớp (thấp khớp, đau khớp, gout), viêm xoang, yếu sinh lý. Vậy nếu muốn biết cách dùng loại dược liệu này cho từng loại bệnh như thế nào, mọi người đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc và thành phần của lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae). Nhiều người biết đến lá lốt với một tên gọi khác là cây Tất Bát. Đây là nguyên liệu dùng để nấu ăn khá nổi tiếng của Việt Nam như món om, món chả, chiên, xào… mang đến một hương vị đặc biệt khiến người dùng không thể cưỡng lại được.
Được biết, lá lốt có nguồn gốc từ Việt Nam, Lào, Campuchia và một số hoàn đảo nằm ở khu vực phía Tây Nam – Thái Bình Dương. Hiện nay, loại cây này được trong khắp nơi trên đất nước ta nên mọi người không khó khăn gì khi tìm kiếm, đặc biệt giá thành của nó lại rất rẻ.
Theo tìm hiểu, lá lốt ưa mọc tại những nơi ẩm ướt ở các vùng trung du và miền núi. Màu sắc bao phủ toàn bộ cây là màu xanh trông rất mát mắt. Nó mọc thẳng khi còn non và bắt đầu mọc trườn dài trên mặt đất khi cây đã lớn. Cây có lá đơn hình tim, nhẵn, gân lá chẳng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ.
Lá và thân của cây lá lốt thường chứa các ancaloit (amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra) và tinh dầu có thành phần chính là beta- caryophylen. Trong khi đó phần rễ của cây chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là benzylaxetat.
Lá lốt có tác dụng gì?
Theo Đông Y, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng nên có công dụng trừ lạnh vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, với đặc tính như vậy, nhiều người còn sử dụng nó để làm ấm bụng, giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa hoặc đau đầu vì cảm lạnh…
Từ xưa đến nay, trong y học cổ truyền, các lương y thường khéo léo kết hợp lá lốt với một vị thuốc thảo dược khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước để tạo thành một thang thuốc giúp điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Không chỉ được dùng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vùng bị tổn thương, mọi người có thể sử dụng loại dược liệu này dưới dạng nước ngâm chân cũng được. Lá lốt ngâm chân giúp giảm bớt nỗi đau do một số bệnh xương khớp gây ra, giúp toàn thân được thả lỏng, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
Lá lốt chữa bệnh gì?
Không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nấu nướng, lá lốt còn được biết đến là nguyên liệu nhất định phải có trong một số bài thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là danh sách một số bệnh có thể được điều trị bằng cây lá lốt đã được các danh y nổi tiếng trong nước chứng thực.
1. Lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp
Từ thời xa xưa, ông bà chúng ta đã biết sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp bởi nó chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giảm đau vô cùng hiệu quả. Chỉ cần kiên trì thực hiện, một số triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.
Chữa bệnh thấp khớp
Thấp khớp là một bệnh lý điển hình liên quan đến hệ cơ xương khớp thường xuất hiện ở những người từ 40-60 tuổi. Phụ nữ là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn hẳn so với nam giới. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như loãng xương, nhiễm trùng, hội chứng ống cổ tay, bệnh phổi, bệnh về tim mạch hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh mới ở mức độ nhẹ, mọi người có thể áp dụng mẹo dân gian với cây lá lốt quen thuốc bằng 2 bài thuốc điển hình như:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 12g cho mỗi loại gồm lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gốc hạc, chìa vôi, rễ quýt rừng, hoàng lực
- Cách làm: Rửa sạch tất cả các thành phần kể trên. Cho vào nồi nước và sắc thành thuốc uống. Chia đều thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày và sử dụng liên tục như vậy cho đến khi tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc 2:
- Sử dụng kết hợp 16g lá lốt cộng với 12g cây tục đoạn, 12g cây tầm gửi
- Làm sạch rất cả các nguyên liệu
- Cho vào nồi nước và sắc thành một thang thuốc
- Lọc lấy nước và chia làm 2 lần uống trong ngày
Chữa đau khớp
Nếu người bệnh nào ngày ngày đang bị căn bệnh đau nhức mỏi psp tấn công và chưa tìm được phương pháp điều trị thích hợp thì hãy áp dụng ngay cách làm này nhé.
- Rửa sạch 20-25g lá cây Tất Bát, để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào máy xay xay nhuyễn cùng với một vài hạt muối biển
- Đổ hỗn hợp vào nồi nước đung sôi trên ngọn lửa nhỏ
- Dùng thìa hoặc đũa quấy đều nồi nước để hỗn hợp không bị cháy
- Để hỗn hợp nguội bớt một chút rồi đổ vào túi chườm hoặc khăn mặt
- Chườm vào chỗ xương khớp bị đau
- Thực hiện 2-3 lần/ngày để thuốc phát huy tối đa tác dụng
Chữa đau khớp khi trời trở lạnh
Bệnh nhân hãy lấy khoảng 30g lá lốt tươi hoặc 10g loại đã được phơi khô, cho vào nồi cùng với hai bát nước. Mọi người hãy đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn khoảng ½ bát thì tắt bếp rồi lọc lấy nước uống.
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng loại thuốc sắc này mỗi ngày sau khi ăn tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa viêm khớp
Lá lốt chữa bệnh đau nhức do tình trạng viêm khớp gây ra vô cùng hiệu quả nếu mọi người thực hiện đúng theo hướng dẫn như sau:
+ Nguyên liệu:
- 15g cây vòi voi
- 15g cây lá lốt
- 15g cây cỏ xước
- 15g rễ bưởi bụng
+ Cách làm:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu
- Để ráo rồi sao vàng
- Cho vào ấm sắc thành thuốc
- Lọc lấy nước uống và chia làm 3 lần uống
Chữa bệnh gout (gút)
Gút là bệnh xảy ra do tình trạng axit uric tích tụ nhiều trong máu. Bệnh sẽ khiến mọi người phải chịu những cơn đau đột ngột giữa đêm, gây viêm ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái. Lá lốt chữa bệnh gout hiệu quả nếu như người bệnh áp dụng theo một trong 3 cách này:
Cách 1:
- Mỗi ngày dùng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu lá tươi thì cần 15-30g
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi cùng với 2 bát nước
- Đun lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn ½ bát
- Lọc lấy nước uống sau khi ăn tối liên tục trong vòng 10 ngày
Cách 2:
- Kết hợp 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước tươi
- Cắt nhỏ tất cả rồi cho vào chảo để sao vàng
- Cho vài ấm sắc cùng với 3 bát nước và đun để còn lại 1 bát thuốc
- Lọc lấy nước, chia làm 3 lần uống mỗi ngày
- Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy bệnh có chuyển biến tốt
Cách 3:
- Rửa sạch 30g lá Tất Bát
- Cho vào ấm đui sôi với 1 lít nước
- Sau khi nước sôi, hãy tắt bếp và cho một ít muối vào, để nguội bớt
- Ngâm tay và chân vào chậu nước trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng cơn đau do bệnh gút tái phát vào giữa đêm
- Áp dụng cách lá lốt ngâm chân liên tục mỗi ngày trong 1 tuần
Bên cạnh các bài thuốc điều trị một số bệnh kể trên, lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa cũng là chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để chữa các bệnh này, người bệnh cần
2. Lá lốt chữa viêm xoang
Viêm xoang là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến. Nếu không được điều trị đúng cách, về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đau đầu dữ dội, lú lẫn, nói sảng, cổ bị cứng, thở ngắt quãng, khó thở.
Bên cạnh việc dùng thuốc tây, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để điều trị bệnh. Cách làm như sau:
- Rửa sạch vài lá lốt với nước muối pha loãng
- Vò nát và nhét vào mũi
- Mỗi ngày chăm chỉ thực hiện 1-2 lần đảm bảo các triệu chứng của bệnh viêm xoang sẽ giảm
3. Điều trị bệnh yếu sinh lý
Chắc hẳn đây là thông tin hữu ích sẽ “cứu cánh” cho các quý ông đã gặp phải tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền”. Loại thực vật rẻ tiền dễ kiếm này được ví như một viên thuốc Viagra giúp tăng cường “bản lĩnh” quý ông trong mỗi lần “lâm trận”.
Nếu ai đang ở trong hoàn cảnh này, hãy nhanh chóng nhờ vợ đi chợ mua một ít hành củ đã phơi khô cộng với một ít lá lốt. Cách dùng lá lốt chữa yếu sinh lý cụ thể như sau:
- Hành củ bóc vỏ, cắt thành từng lát mỏng
- Ngâm vào bát nước mắm đã pha sẵn với đường và chanh
- Lá lốt sau khi rửa sạch và để ráo, các bạn hãy lấy từng lá một cuốn hành vào bên trọng và ăn như một món ăn khai vị
4. Lá lốt chữa bệnh phụ khoa
Không ít người đã truyền tai nhau việc sử dụng lá lốt để chữa hiện tượng viêm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư. Hiệu quả chữa bệnh đã được nhiều chuyên gia y tế chứng nhận. Cách làm chính xác như sau:
- Lấy khoảng 50g lá, 40g nghệ, 20g phèn chua
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi đổ ngập nước
- Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút
- Lọc lấy nước để rửa âm đạo (không rửa quá sâu vào bên trọng) hoặc hơi vào âm đạo
- Khi xông hơi, mọi người chú ý giữ khoảng cách sao cho vùng kín không để quá gần với chậu nước nếu không sẽ dễ bị bỏng
- Thực hiện 2-3 lần/ngày sau khoảng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
5. Trị mồ hôi tay chân
Hiện tượng tay chân ra nhiều mồ hôi đôi khi khiến mọi người cảm thấy vô cùng khó chịu. Thế nhưng giờ đây chứng bệnh này sẽ không thể làm phiền các bạn được nữa nhờ một mẹo điều trị an toàn, hiệu quả từ loại cây lá xanh thường được dùng để nấu ăn.
- Dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước
- Mang đun sôi cùng với 1 lít nước trong khoảng 3 phút
- Cho thêm một ít muối vào nồi nước
- Mỗi ngày trước khi đi ngủ, mọi người hãy ngâm tay hoặc chân vào chậu nước trên
- Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, lá lốt trị mồ hôi tay chân sẽ vô cùng hiệu quả
6. Chữa bệnh trĩ
Có thể nhiều người không biết đến công dụng tuyệt vời của loại cây dược liệu này. Để có thể điều trị bệnh, người bệnh hãy:
Chuẩn bị: lá lốt tươi, lá sung, lá cúc tần, ngải cứu, nghệ, nước và muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo nước
- Vò nát các loại lá, cho vào nồi, đổ nước rồi đun sôi khoảng 10 phút
- Nghệ thái nhỏ, cho vào nồi đun cùng thêm khoảng 2 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội
- Đổ hỗn hợp nước ra chậu, rồi xông hơi khu vực hậu môn trực tiếp trên nước này sẽ giúp búi trĩ dần teo lại từ đó giảm tình trạng sưng đau
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời kể trên, lá lốt còn được nhiều lương y cùng các bác sĩ sử dụng để điều trị một số bệnh khác như tiểu đường; lá lốt chữa đau răng, sâu răng. Hơn nữa, những người bị hôi miệng; viêm tinh hoàn; phù thũng do suy thận; thường xuyên mọc mụn nhọt… cũng hoàn toàn có thể dùng lá của loại cây tưởng chỉ “có võ” trong bếp này để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh
Ăn lá lốt có mất sữa không? – Theo kinh nghiệm dân gian, đây là một loại thực phẩm không tốt cho các mẹ đang cho con bú vì họ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ tiết ra. Tuy nhiên theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (nguyên bác sĩ Bệnh viện phụ sản trung ương), vấn đề này chưa có bất cứ một công trình khoa học nào chứng nhận nên các mẹ không cần quá hoang mang.
Bầu ăn lá lốt được không? – Câu trả lời là có. Lí giải về vấn đề này, chuyên gia y tế cho biết, các thành phần có trong loại thực phẩm này có thể cải thiện tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt, việc sử dụng lá cây Tất Bát thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được một số bệnh như chảy máu chân răng, mất nước, táo bón, đái tháo đường, nhức đầu và đau lưng.
Lá lốt tuy có hiệu quả chữa bệnh và vô cùng tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi sử dụng, mọi người cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng
- Không dùng quá liều vì đôi khi nó có thể biến thành thuốc độc
- Người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón thì không nên sử dụng loại thảo dược này để bất kỳ một bệnh gì
- Không tự ý kết hợp lá lốt với các nguyên liệu khác để điều trị bệnh mà chưa có chỉ định của người có chuyên môn
- Mỗi thang thuốc sắc từ thực phẩm này cần được sử dụng hết trong ngày, không để qua đêm trong tủ lạnh
- Sau một thời gian áp dụng các mẹo trên để điều trị bệnh, nếu như bệnh không có tiến triển tốt, người dùng nên tìm phương hướng giải quyết khác
- Khi dùng loại dược liệu này để đắp lên vùng xương khớp bị tổn thương, ngay sau đó nếu khu vực này bị mẩn đỏ, xuất hiện các nốt đỏ thì người bệnh nên ngừng ngay lại
- Hạn chế uống rượu bia trong khi điều trị bệnh bằng dược liệu này
Giới thiệu một số món ăn ngon và bổ dưỡng từ nguyên liệu này
Có lẽ với người dân Việt, khi nhắc đến lá lốt sẽ chẳng ai cảm thấy lạ lẫm gì cả bởi nó đã từng xuất hiện trên mâm cơm hàng tuần, hàng tháng của vô vàn gia đình. Nhắc đến các món ăn được nấu từ nguyên liệu này, chúng ta không thể không nhớ tới:
1. Thịt cuốn lá lốt
Chắc hẳn không ai trong chúng ta là chưa từng một lần thưởng thức hương vị thơm ngon cùng mùi hương nức mũi của món thịt cuốn lá lốt (hay còn có tên gọi khác là chả lá lốt).
Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ít hành khô, thịt lợn băm và lá lốt (số lượng sao cho vừa đủ ăn). Từng miếng thịt băm sẽ được gói vừa xinh trong một chiếc lá lốt đẹp mắt rồi đem đi rán đều trên chảo. Chỉ vài phút sau đó, một mùi thơm đặc trưng khó lẫn đi đâu được sẽ khiến mọi người “say như điếu đổ” và chỉ muốn lao đến để ăn ngấu nghiến.
2. Bò lá lốt ngon
Món ăn hấp dẫn này đang “lặng lẽ” phủ sóng ở khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn hay một số tỉnh thành khác ở vùng Nam Bộ nước ta. Cách làm bò lá lốt ngon cũng chẳng khác với công thức chế biến món chả lá lốt là bao, nó chỉ có sự thay thế giữa nguyên liệu thịt lợn sang thịt bò mà thôi.
Vị ngon của thịt bò cùng với vị béo của đậu phộng, kết hợp vị cay của nước chấm cùng mùi hương nức mũi của lá lốt sẽ khiến mọi người ăn không biết điểm dừng. Mọi người yên tâm, toàn bộ chi phí cho món ăn này không quá tốn kém đâu, vì thế đừng ngần ngại mà tự chế biến ngay tại nhà để lấy lòng người thân nhé.
3. Sữa bò sắc lá lốt
Mọi người hãy chuẩn bị 200ml sữa bò, 30g lá lốt tươi đã được rửa sạch và thái nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun lên cho sủi, để nguội rồi uống khi đói. Theo các chuyên gia y tế, món ăn này đặc biệt tốt cho những người trung niên thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi.
Lá lốt là một trong những thực phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chắc hẳn thông qua bài viết trên, mọi người đã biết đến nhiều tác dụng tuyệt vời của nó. Chúng tôi khuyên các bạn nên lưu lại kiến thức này để có thể sử dụng khi cần thiết nhé.
Chúc mọi người khỏe mạnh!
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.