Gai Khớp Gối Uống Thuốc Gì
Gai khớp gối uống thuốc gì hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh gai khớp gối từ thuốc Tây y, Đông y cho đến thuốc nam. Quan trọng là người bệnh cần hiểu rõ ưu điểm cũng như hạn chế của từng loại thuốc để có được sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất.
Các cách chữa bệnh gai khớp gối phổ biến
Gai khớp gối là một căn bệnh gây ra bởi sự thoái hóa xương khớp. Bệnh thường gặp ở đối tượng trung niên sau 40 tuổi hoặc những người bị béo phì, bị chấn thương khớp gối. Sở dĩ gọi là gai khớp gối vì đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của những mỏm gai xương thừa ở dưới sụn của khớp gối.
Những gai xương này khi phát triển sẽ làm người bệnh thường xuyên đau nhức ở vùng khớp gối. Gây khó khăn khi co duỗi chân. Làm hạn chế sự vận động, đi lại. Gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, vấn đề gai khớp gối uống thuốc gì hay điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả là điều mà người bệnh quan tâm.
Để điều trị bệnh gai khớp gối, có hai phương pháp phổ biến là điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa. Trong đó điều trị bảo tồn là phương pháp được ưu tiên hơn cả, nhằm làm suy giảm bệnh từ bên trong, cải thiện bệnh mang tính lâu dài. Còn phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ gai xương thường chỉ là liệu pháp cuối cùng được chỉ định khi bệnh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Trong phương pháp điều trị bảo tồn lại có hai hướng điều trị là dùng thuốc và không dùng thuốc. Vậy gai khớp gối uống thuốc gì ? Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa bệnh gai khớp gối hiệu quả, được sử dụng phổ biến như thuốc Tây, thuốc Đông y và thuốc nam.
Cơ chế tác động chung của các loại thuốc chữa gai đầu gối này trước hết là làm thuyên giảm, ức chế triệu chứng đau nhức, sau là ngăn bệnh tiến triển nặng thêm. Tác dụng giảm đau nhanh chậm có sự khác nhau ở từng loại thuốc. Mỗi loại thuốc lại có những ưu thế và hạn chế riêng. Vì vậy, bác sĩ điều trị sẽ xét theo từng thể trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc trị gai khớp gối phù hợp.
Bị gai khớp gối nên uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh gai khớp gối. Dùng thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, tê bì chân tay và củng cố độ chắc khỏe của ổ khớp. Với những trường hợp không quá nghiêm trọng, sử dụng thuốc và vật lý trị liệu mang lại hiệu quả khá tốt.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị gai khớp gối. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cơn đau và xem xét tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân chưa có thời gian đến phòng khám, bệnh viện cũng có dùng một số loại thuốc không kê toa.
Nếu đang băn khoăn “Bị gai khớp gối nên uống thuốc gì?”, các nhóm thuốc thông dụng được tổng hợp trong nội dung sau sẽ giúp bệnh nhân hiểu hơn về việc dùng thuốc và biết cách sử dụng thuốc an toàn:
1. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ
Trong trường hợp cơn đau có mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau tại chỗ. Các loại thuốc này chỉ cho tác dụng tại chỗ nên khá an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ lên vùng da lành, không có vết thương hở, không bị viêm nhiễm hay gặp bất cứ vấn đề da liễu nào.
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng để điều trị gai khớp gối bao gồm:
- Miếng dán hoặc kem bôi chứa Capsaicin: Capsaicin là thành phần có chiết xuất từ quả ớt với hiệu quả gây tê, làm mát và giảm đau tại chỗ. Loại thuốc này mang lại hiệu quả đối với những trường hợp đau dây thần kinh khu trú như đau dây thần kinh sau zona và đau do gai khớp gối. Hạn chế của các chế phẩm chứa Capsaicin là giá thành cao và khó tìm mua.
- Miếng dán chứa Lidocaine: Lidocaine là hoạt chất gây tê có tác dụng phong bế dây thần kinh và giảm các triệu chứng đau do nguyên nhân thần kinh. Trường hợp đau nhức do gai khớp gối có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện.
- Kem bôi, miếng dán chứa Salicylate menthol/ Camphor: Đây là loại thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất, trong đó được dùng nhiều nhất là các miếng dán và kem bôi của Salonpas. Các loại thuốc này giúp giảm cơn đau nhẹ do gai khớp gối khi chưa thể đến bệnh viện. Ngoài ra, nhóm thuốc này có thể được dùng phối hợp với thuốc giảm đau thông thường để tăng hiệu quả.
- Thuốc bôi chứa NSAID: NSAID là loại thuốc giảm đau, chống viêm được dùng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc đường uống có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân bị gai khớp gối có thể dùng thuốc bôi chứa NSAID để giảm đau nhức do viêm khớp, gai cột sống, căng cơ, bong gân.
Ưu điểm của các loại thuốc giảm đau tại chỗ là có thể sử dụng mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm thuốc này là hiệu quả giảm đau kém, chỉ thích hợp với cơn đau có mức độ nhẹ và vùng da bên ngoài khớp gối không có vết thương hở.
2. Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol
Trên thực tế, thuốc giảm đau tại chỗ ít khi được sử dụng để điều trị gai khớp gối do hiệu quả hạn chế. Loại thuốc được dùng phổ biến nhất chính là Paracetamol. Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa có phạm vi chỉ định rộng. Thuốc được dùng để giảm đau trong nhiều trường hợp khác nhau như chấn thương, gai khớp gối, thoái hóa khớp,…
Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase và prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương. Qua đó giúp làm giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng hạ sốt nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
Liều dùng Paracetamol khi điều trị đau do gai khớp gối:
- Sử dụng liều 325 – 650mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ
- Tối đa 6g/ ngày (đối với người lớn)
Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc Paracetamol nếu có tiền sử dị ứng với thuốc, có các bệnh lý về gan, nghiện rượu và thiếu men G6PD. Thuốc ít gây hại lên dạ dày nhưng có thể gây độc lên gan. Do đó trong thời gian sử dụng, nên hạn chế uống rượu bia và không dùng đồng thời với các loại thuốc khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc trị gai khớp gối được sử dụng phổ biến. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bệnh nhân nên ưu tiên dùng các loại thuốc NSAID dạng bôi ngoài để hạn chế tác dụng phụ. Trong trường hợp đau nhiều kèm theo sưng viêm do gai khớp gối kích thích mô mềm, có thể xem xét dùng các loại thuốc đường uống.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng ức chế cyclooxygenase, qua đó làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin toàn thân. Thuốc vừa có hiệu quả giảm đau vừa giúp chống viêm. Do đó, NSAID thường được dùng khi thuốc giảm đau Paracetamol không mang lại hiệu quả.
NSAID mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, do cơ chế làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin nên nhóm thuốc này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết và chỉ dùng ngắn hạn – nhất là trong trường hợp không có toa của bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Rối loạn đông máu
- Loét dạ dày tiến triển
- Suy gan, suy thận
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
Các loại thuốc chống viêm không steroid thường được dùng để giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân gai khớp gối bao gồm Celecoxib, Diclofenac, Ketoprofen, Etodolac, Flurbiprofen, Indomethacin,… Bệnh nhân bị đau dạ dày nên uống kèm với thuốc giảm tiết dịch vị để hạn chế tác dụng phụ của NSAID.
4. Corticoid
Corticoid là thuốc kháng viêm, chống dị ứng được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với gai khớp gối, loại thuốc này được cân nhắc sử dụng khi khớp gối đau nhức nhiều và gai xương ma sát với mô mềm gây sưng viêm nghiêm trọng.
Corticoid có hiệu quả chống viêm tốt nên sẽ được dùng ở dạng uống hoặc tiêm vào khớp gối để giảm đau nhức. Ngay sau khi dùng, tình trạng đau nhức và sưng viêm sẽ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, dùng Corticoid tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và nguy cơ nên bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi chỉ định.
Chống chỉ định:
- Dị ứng với các chế phẩm chứa corticoid
- Tiền sử loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày
- Cao huyết áp
- Tiểu đường
- Đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm toàn thân và nhiễm virus
Sử dụng Corticoid điều trị gai khớp gối gây ra khá nhiều tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng, teo da, rạn da, rậm lông,…
5. Các loại thuốc làm chậm quá trình thoái hóa
Gai khớp gối thường là hệ quả của quá trình thoái hóa. Chính vì vậy ngoài các loại thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân có thể dùng thêm các viên uống làm chậm quá trình thoái hóa bao gồm:
- Glucosamine: Glucosamine là thành phần quen thuộc có trong các loại thuốc, sản phẩm điều trị thoái hóa khớp và gai khớp gối. Thành phần này có trong mô đệm của khớp với vai trò chính là đảm bảo độ đàn hồi, sự linh hoạt và kích thích khớp sản sinh hoạt dịch để giảm ma sát khi vận động. Bổ sung Glucosamine giúp tái tạo các tổn thương ở khớp, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của gai xương.
- Chondroitin: Tương tự như Glucosamine, Chondroitin cũng thành phần tốt cho sụn khớp. Chondroitin thực chất là thành phần tự nhiên của sụn. Tuy nhiên khi tuổi tác tăng cao, nồng độ Chondroitin giảm thấp khiến cho khớp bị thoái hóa và hình thành gai xương. Chondroitin thường được dùng đồng thời với Glucosamine để cải thiện các bệnh viêm khớp do thoái hóa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp ở người trung niên, cao tuổi.
- Methylsulfonylmethane (MSM): MSM là hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Thông thường, cơ thể sẽ được cung cấp MSM thông qua chế độ ăn uống nhưng khi bước vào giai đoạn lão hóa, thức ăn không cung cấp đủ lượng MSM mà cơ thể cần. Sử dụng viên uống chứa MSM có tác dụng giảm đau nhức khớp, hỗ trợ kháng viêm, tái tạo và sửa chữa tổn thương ở mô sụn. Vì vậy, bệnh nhân bị gai khớp gối có thể dùng các sản phẩm chứa thành phần này để cải thiện sức khỏe.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị gai khớp gối
Để chữa trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc quan tâm gai khớp gối uống thuốc gì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng.
- Khi muốn sử dụng thuốc chữa loại bệnh lý khác cùng với thuốc điều trị gai khớp gối, cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Thành phần trong các loại thuốc khác nhau có thể tác dụng với nhau làm giảm tác dụng thuốc hoặc gây tác dụng phụ.
- Với phương pháp dùng thuốc Đông y đó là bạn cần phải tìm đến những cơ sở chữa bệnh uy tín, đảm bảo để bốc thuốc chữa gai khớp gối phù hợp với mình.
- Khi dùng thuốc người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
- Sau một thời gian điều trị với thuốc nếu không có chuyển biến tích cực hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn bạn hãy liên hệ với bác sĩ, lương y ngay. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất, nên lựa chọn các địa chỉ khám gai khớp gối uy tín.
Mong rằng qua bài viết trên, người đọc đã có được đáp án đầy đủ nhất cho câu hỏi “gai khớp gối uống thuốc gì?”. Trước khi sử dụng một loại thuốc nào để chữa bệnh, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để xem thuốc đó có an toàn và phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh tình của mình hay không.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tham khảo thêm: