Thuốc Đắp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Sử dụng các bài thuốc đắp để chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp an toàn, lành tính do tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên. Mẹo này không chỉ giúp làm giảm đau nhanh chóng mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện vận động cho vùng cột sống bị tổn thương.
Tác dụng của các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được xác định là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau lưng và đau cổ. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống và có khả năng gây kích thích các dây thần kinh gần đó. Điều này thường dẫn đến đau đớn, tê, yếu ở lưng, vai gáy, cánh tay và chân của người bệnh.
Thông thường, các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc. Chẳng hạn như sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu hay các phương pháp tại nhà khác. Trong đó, dùng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp được nhiều người tin dùng.
Hầu hết các bài thuốc đắp đều tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên dễ kiếm, lành tính và có giá trị dược lý cao. Các loại thảo dược được dùng thường chứa những thành phần hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Hơn nữa, các bài thuốc đắp này còn rất dễ thực hiện, người bệnh thường không phải tốn quá nhiều thời gian. Chỉ cần kiên trì áp dụng thì không chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức, tê bì mà còn thúc đẩy tốc độ hồi phục. Chính vì vậy mà đến nay nhiều bài thuốc vẫn được áp dụng rất phổ biến.
7 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả
Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Đa số các bài thuốc đều đã được nhiều người bệnh trải nghiệm và cho đánh giá tốt. Tuy nhiên thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi áp dụng vẫn là rất cần thiết. Bởi thiếu cẩn trọng có thể dẫn tới áp dụng sai cách và tiềm ẩn các rủi ro.
Có thể tham khảo và áp dụng 7 bài thuốc rất hiệu nghiệm sau đây:
1. Đắp ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu là loại cây thuốc nam quen thuộc được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc, trong đó có bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm. Theo Đông y, thảo dược này có mùi thơm đặc trưng, vị đắng và tính ấm với nhiều tác dụng như chỉ thống, tiêu viêm, giải độc.
Ngoài ra, ngải cứu còn chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Phải kể đến như dehydro matricaria este, thuyon, cinelo,… Bên cạnh khả năng hỗ trợ giảm đau và chống viêm thì chúng còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó có thể góp phần làm giảm áp lực, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 300g lá ngải cứu tươi, 200ml giấm ăn và 1 chiếc khăn sạch
- Lá ngải cứu đem ngâm nước muối loãng 10 phút
- Sau đó rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo và cho vào cối giã nhuyễn
- Tiếp đến cho lên chảo sao nóng cùng với giấm ăn đã chuẩn bị
- Bọc hỗn hợp thuốc vào khăn sạch rồi tiến hành chườm đắp lên vùng bị đau
- Thực hiện khoảng 20 phút và duy trì đều đặn 1 lần/ ngày
2. Bài thuốc đắp từ lá lốt
Không chỉ ngải cứu, lá lốt cũng là một trong những thảo dược rất quen thuộc. Nếu sinh sống tại các vùng quê Việt Nam thì bạn rất dễ dàng tìm thấy cây thuốc nam này ngay trong vườn nhà. Từ lâu, lá lốt đã được tận dụng để làm bài thuốc đắp chữa đau lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng và tính ấm với mùi thơm rất đặc trưng do chứa một lượng lớn tinh dầu. Thảo dược này đã được chứng minh là có tác dụng tiêu viêm, chỉ thống, tán phong hàn, cường gân mạnh cốt và làm ấm cơ thể.
Ngoài ra, các nghiên cứu từ y học hiện đại cũng đã tìm thấy hàm lượng ancaloit, benzylaxetat, beta-caryophylen,… rất dồi dào trong lá lốt. Đây đều là các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó mà có khả năng đáp ứng tốt với các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 300g lá lốt, 400g muối hạt cùng với 1 tấm vải sạch
- Lá lốt đem ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại cho sạch và để ráo
- Cho thảo dược vào cối giã sơ rồi cho lên chảo sao nóng cũng muối hạt
- Bọc hỗn hợp thuốc vào trong miếng vải rồi chườm đắp lên vùng bị đau nhức
- Thực hiện khoảng 10 – 15 phút, đều đặn 3 lần/ ngày
3. Sử dụng dây chìa vôi
Dây chìa vôi còn được gọi với rất nhiều tên khác như hồ đằng, bạch liễm, bạch phấn đằng,… Thảo dược này có tên khoa học là Cissus modeccoides – xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm.
Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, dây chìa vôi có vị ngọt hơi đắng, tính mát với nhiều công dụng quý. Phải kể đến như giảm đau, tiêu viêm, chống khuẩn và hỗ trợ giải độc gan. Ngoài được tận dụng để chữa các bệnh xương khớp thì thảo dược này còn được dùng chữa viêm da do côn trùng cắn, lở ngứa và sưng hạch,…
Một số nghiên cứu từ dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy trong cây chìa vôi có chứa nhiều thành phần hoạt chất quý. Chẳng hạn như các acid amin, acid hữu cơ, saponin và hợp chất phenolic. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm dây chìa vôi (bao gồm cả phần lá) và 1 ít muối hạt
- Dây chìa vôi ngâm trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch và để ráo
- Giã dập thảo dược rồi cho lên chảo sao nóng cùng với muối hạt
- Dùng 1 miếng vải sạch bọc thuốc lại rồi chườm đắp lên vùng bị đau nhức
- Cần thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày đến khi các triệu chứng giảm hẳn
4. Sử dụng lá đại tướng quân
Ngoài được dùng để làm cảnh với những tín ngưỡng về phong thủy thì cây đại tướng quân còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Trong đó, phần lá cây được dùng rất phổ biến để làm bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, bong gân,…
Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền thì lá đại tướng quân có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng và giảm đau hiệu quả. Cũng nhờ những công dụng quý này mà có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 lá đại tướng quân cùng 1 ít muối hạt
- Rửa thật sạch thảo dược rồi để ráo, có thể cắt thành từng khúc ngắn
- Cho lá đại tướng quân lên chảo sao nóng cùng với muối hạt
- Sau đó bọc hỗn hợp thuốc vào trong khăn bông mỏng rồi chườm lên vùng bị đau
- Cần chườm đến khi lá nguội và duy trì liên tục 5 – 7 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả
5. Bài thuốc đắp từ xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng là thảo dược có tính hàn với tác dụng tiêu viêm và loại bỏ độc tố rất hiệu quả. Trên thực tế, cả xương rồng bẹ và xương rồng ba chia đều có thể được tận dụng để làm bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm.
Theo kinh nghiệm dân gian, xương rồng có khả năng làm giảm đau và hỗ trợ cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Hơn nữa, trong thảo dược này còn có chứa một số thành phần giúp chữa lành tổn thương ở mô mềm và xương. Đồng thời làm giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh.
– Bài thuốc đắp từ xương rồng ba chia:
- Chuẩn bị khoảng 3 nhánh xương rồng ba chia và 1 ít muối hạt
- Loại bỏ hết gai xương rồng ba chia rồi ngâm vào nước muối 5 phút
- Rửa nhiều lần cho sạch rồi để ráo
- Cho xương rồng ba chia vào cối giã dập rồi cho lên chảo sao nóng cùng với muối hạt
- Bọc hỗn hợp thuốc trong khăn sạch rồi chườm lên vùng bị đau
- Thực hiện 15 phút, đều đặn 2 lần/ ngày trong 2 tuần liên tục
– Bài thuốc đắp từ xương rồng bẹ:
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng bẹ và 1 ít muối hạt
- Loại bỏ hết gai của xương rồng bẹ rồi ngâm trong nước muối loãng 10 phút
- Rửa sạch để ráo và cho xương rồng lên bếp than nướng cả 2 mặt đến khi nóng lên
- Bọc xương rồng bẹ đã nướng trong miếng vải sạch rồi đắp lên vùng bị đau
- Cần thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trong liên tục 2 tuần
6. Bài thuốc đắp từ gừng
Gừng không chỉ đơn giản là một loại thực phẩm gia vị mà còn là vị thuốc được dùng phổ biến từ xưa đến nay. Trong đó bài thuốc đắp từ gừng có thể giúp hỗ trợ chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả, được nhiều người bệnh tin dùng.
Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm với nhiều tác dụng quý, trong đó phải kể đến là tán hàn và chỉ thống. Ngoài ra, dược liệu này còn chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Hơn nữa, bài thuốc đắp từ gừng còn giúp làm dịu mô cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu để giảm bớt sự chèn ép lên hệ thống rễ thần kinh. Tuy nhiên để nhận được kết quả tốt hơn thì có thể kết hợp gừng với một số nguyên liệu khác.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 30g gừng, 10g hành củ và 40g bột mì
- Gừng và hành cần loại bỏ phần vỏ rồi đem rửa sạch và cho vào cối giã nát
- Sau đó trộn hỗn hợp hành gừng với bột mì rồi cho lên chảo rang nóng
- Bọc hỗn hợp thuốc vào trong khăn mỏng rồi chườm đắp lên vùng bị ảnh hưởng
- Thực hiện khoảng 20 phút và duy trì đều đặn 1 lần/ ngày
7. Sử dụng cây cỏ xước
Sử dụng bài thuốc đắp từ cây cỏ xước để chữa thoát vị đĩa đệm cùng là giải pháp đơn giản được rất nhiều người áp dụng. Theo các tài liệu y học cổ truyền, cỏ xước là một trong những loại thảo dược quý có tác dụng tiêu viêm và chỉ thống rất tốt.
Ngoài ra, các nghiên cứu được lý hiện đại cũng phân tích thấy trong cỏ xước có chứa một lượng khá lớn saponin. Hoạt chất này đã được chứng minh là có thể hỗ trợ giảm đau và giảm viêm do các bệnh xương khớp gây ra. Chẳng hạn như bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,…
Để bài thuốc đắp từ cỏ xước phát huy tốt công dụng thì nên kết hợp thêm một vài thảo dược khác. Trong đó cách kết hợp với lá lốt là được nhiều người lựa chọn do lá lốt cũng có nhiều hoạt chất tốt, hơn nữa thảo dược này còn quen thuộc nên rất dễ kiếm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 50g rễ cỏ xước, 50g lá lốt và 1 ít muối hạt
- Lá lốt và rễ cỏ xước đem ngâm nước muối loãng 10 phút
- Rửa các thảo dược nhiều lần cho sạch rồi để ráo và thái nhỏ
- Đem sao nóng rễ cỏ xước và lá lốt cùng với muối hạt
- Bọc gọn hỗn hợp thuốc vào trong túi vải rồi chườm lên vị trí bị đau nhức
- Thực hiện khoảng 20 phút và duy trì đều đặn 2 lần/ ngày
Lưu ý khi dùng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Dùng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp an toàn, giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý thận trọng khi áp dụng để nhận được kết quả khả quan và tránh các rủi ro không mong muốn phát sinh.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc đắp:
- Nên chủ động thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm nào.
- Các bài thuốc đắp chỉ có tác dụng hỗ trợ là chính và đáp ứng tốt trong các trường hợp nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng hay có biểu hiện là những cơn đau nghiêm trọng thì nên sớm đến bệnh viện để được chăm sóc y tế phù hợp.
- Thuốc đắp tận dụng thảo dược tự nhiên, mặc dù an toàn nhưng lại có tác dụng chậm. Điều này đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì khi áp dụng. Tuyệt đối không nên bỏ dở giữa chừng bởi có thể làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh.
- Lựa chọn nguồn thảo dược đảm bảo chất lượng. Chú ý ngâm và rửa thật sạch với nước muối loãng trước khi sử dụng.
- Đa phần các bài thuốc đắp đều được thực hiện theo hình thức sao nóng. Do đó cần chú ý đến độ nóng của thuốc, không nên để quá nóng bởi có thể khiến da bị bỏng rát và gây tổn thương mô mềm.
- Để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn cần chú ý kết hợp với các bài thuốc nam dạng uống. Cùng với đó là người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và hoạt động thể chất phù hợp.
Dùng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đối với nhiều người thì đây cũng chính là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị toàn diện. Tuy nhiên nên nhớ rằng giải pháp này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ phục hồi, không thể giúp điều trị bệnh từ căn nguyên.
Tham khảo thêm: