Xét Nghiệm Viêm Vùng Chậu
Xét nghiệm viêm vùng chậu là phương pháp chẩn đoán bệnh được sử dụng khá phổ biến. Phương pháp này thường đem lại kết quả khá chính xác và phục vụ rất tốt cho quá trình điều trị của người bệnh. Vậy người bệnh viêm vùng chậu cần phải làm những xét nghiệm gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Các xét nghiệm viêm vùng chậu phổ biến
Để có thể nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng viêm nhiễm và điều trị một cách triệt để nhất, các bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm viêm vùng chậu. Dựa vào vào kết quả xét nghiệm thu được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra các xét nghiệm viêm vùng chậu cơ bản thường được bác sĩ sử dụng trong việc khám viêm vùng chậu ở nữ giới.
1. Xét nghiệm nước tiểu
Sau khi kiểm tra tổng quát vùng kín, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân. Thông qua mẫu nước tiểu này, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng vi khuẩn và nấm có trong cơ thể người bệnh. Khi xét nghiệm viêm vùng chậu thông qua nước tiểu, nếu số lượng vi khuẩn và nấm quá cao, nguy cơ bị viêm vùng chậu ở phụ nữ sẽ rất lớn.
2. Xét nghiệm dịch âm đạo
Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở rộng cơ quan sinh dục nữ rồi tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo. Xét nghiệm này cần các bác sĩ có chuyên môn cao tiến hành thật cẩn thận. Nếu trong mẫu dịch âm đạo của bạn không chứa các tế bào bạch cầu, khả năng bạn bị mắc bệnh viêm vùng chậu là khá thấp.
3. Xét nghiệm dịch tử cung
Xét nghiệm viêm vùng chậu bằng dịch tử cung có tác dụng giúp bác sĩ tìm ra các nguyên nhân gây bệnh do các loại vi khuẩn như chlamydia, các loại vi khuẩn lậu,… Trong dịch tử cung nếu có nhiều loại vi khuẩn này thì có thể tình trạng viêm nhiễm của người bệnh đã khá nặng và cần tiến hành phương pháp điều trị một cách kịp thời.
4. Xét nghiệm viêm vùng chậu bằng phương pháp nội soi ổ bụng
Khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở phần bụng bệnh nhân và luồn ống thông vào đó. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường tại vùng ổ bụng.
5. Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung
Khi tiến hành sinh thiết, bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy một phần nhỏ tại lớp màng tại tử cung. Sau đó, bác sĩ soi mẫu vật này dưới kính hiển vi để có thể phát hiện các tế bào bệnh lý bất thường ở bộ phận này.
Phương pháp xét nghiệm viêm vùng chậu này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra độ lây lan của các vi khuẩn tại vùng chậu bị viêm nhiễm đồng thời thấy được những căn bệnh đang có nguy cơ phát triển tại nội mạc tử cung. Ngoài ra, nó cũng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của tình trạng chảy máu âm đạo thất thường ở nữ giới.
Nữ giới cần lưu ý gì khi đi xét nghiệm viêm vùng chậu?
Trước khi đi xét nghiệm viêm vùng chậu, nữ giới cần có những chuẩn bị trước. Vậy nữ giới cần lưu ý những điều gì để việc xét nghiệm đem lại kết quả chính xác nhất?
– Không nên thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo trước khoảng 1 ngày để việc xét nghiệm có được kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh để tránh làm mất cân bằng độ pH âm đạo.
– Bạn nên kiêng quan hệ tình dục từ 3 – 5 ngày trước khi đi khám viêm vùng chậu để dịch âm đạo và dịch tử cung không bị ảnh hưởng.
– Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy tạm hoãn việc xét nghiệm viêm vùng chậu của mình. Bởi lẽ, kinh nguyệt có thể gây mất chính xác trong kết quả xét nghiệm.
– Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm để tránh những sự sai lệch trong kết quả.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp thông tin cho các bạn về các xét nghiệm viêm vùng chậu phổ biến hiện nay cũng như một số lưu ý bạn cần biết trước khi đi khám. Và nữ giới cũng nên nhớ rằng, bạn cần đi khám ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường để có thể kịp thời điều trị các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm vùng chậu cho hiệu quả tốt nhất hiện nay