Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Khoai Lang
Khoai lang giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm này không được khuyến cáo sử dụng cho một số đối tượng nhất định. Vậy viêm đại tràng có nên ăn khoang lang không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc này.
Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Khoai lang là loại củ quen thuộc với người dân Việt, thường được sử dụng như một loại thực phẩm. Trong củ đặc biệt chứa nhiều protein thực phẩm, chất xơ hòa tan, chất béo, canxi, kẽm, magie cùng nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C, D,… Chúng là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Trong tự nhiên có nhiều loại khoai lang khác nhau. Phổ biến nhất ở nước ta là khoai lang tím, khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang mật và khoai lang ruột đỏ. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm cả bệnh viêm đại tràng.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc “viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?”. Câu trả lời là “Có”. Y học cổ truyền ghi nhận, khoai lang có đặc tính nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, làm mạnh tỳ thận, lợi khí. Chủ trị táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng – những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng.
Ngoài ra, các thành phần dưỡng chất trong khoai lang cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh viêm đại tràng. Cụ thể:
- Chất xơ: Kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài nhanh hơn, qua đó giúp cải thiện tình trạng khó đi cầu, đầy bụng cho người bệnh.
- Tinh bột: Bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi
- Tanin: Giúp kháng viêm, hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đại tràng.
- Protein: Kích thích tái tạo tế bào mới để thay thế cho các mô bị tổn thương trong đại tràng.
- Choline: Ức chế phản ứng viêm, làm dịu kích ứng ở niêm mạc đại tràng.
- Batafoside: Tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Vitamin A, B, C, D và các khoáng chất: Cải thiện khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Các món ngon từ khoai lang tốt cho người bị viêm đại tràng
Khoai lang được dân gian sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn dân giã, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng một cách tự nhiên, an toàn.
Dưới đây là một số món ăn ngon đơn giản được chế biến từ khoai lang để bệnh nhân tham khảo:
1. Khoai lang luộc ( hoặc hấp)
Khoai lang luộc là món ăn dân giã, dễ chế biến nhưng lại đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. Món ăn này không chỉ cung cấp nhiều năng lượng mà còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, cải thiện đáng kể tình trạng táo bón cùng các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh.
Đặc biệt, quá trình chế biến khoai luộc hoàn toàn không sử dụng dầu mỡ hay gia vị nên sẽ hạn chế được tình trạng kích thích cho niêm mạc đại tràng, hỗ trợ giảm cân cho bệnh nhân bị béo phì, giảm áp lực lên đường ruột.
Cách chế biến:
- Khoai lang để cả vỏ, rửa sạch
- Xếp khoai vào nồi, những củ to nên để phía dưới cho chín đều
- Đổ nước vào và đun sôi một lúc. Dùng cây tăm chọc thử thấy khoai chín là được.
Trường hợp hấp khoai, bạn có thể để cả củ hấp hoặc gọt vỏ và thái củ khoai thành những khúc ngắn hấp sẽ nhanh chín hơn.
2. Món cháo khoai lang cho người viêm đại tràng
Trường hợp bị viêm đại tràng gây đau bụng, táo bón, ăn lâu tiêu, chán ăn, bạn có thể dùng món cháo khoai lang. Món ăn này cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể và dễ tiêu hóa. Nó giúp cải thiện các triệu chứng bất thường ở đường ruột và giảm áp lực lên đại tràng, tạo điều kiện cho các mô bị sưng viêm nhanh được chữa lành.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 100g
- Củ khoai lang: 200g
Cách chế biến:
- Rửa sạch khoai, gọt vỏ và thái miếng nhỏ vừa ăn
- Gạo tẻ bạn cũng cần vo sạch, bỏ vào nồi nấu chung với lượng nước vừa đủ
- Khi thấy hạt gạo nở bung, tiếp tục bỏ khoai vào, nấu chín
- Múc ra chén, để cháo nguội bớt và thưởng thức
- Món ăn này có thể dùng trong bữa chính hoặc bữa phụ đều được. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn có thể nêm thêm vào cháo vài hạt muối ăn hoặc một chút đường là được. Không nên cho quá nhiều gia vị.
3. Bánh khoai lang yến mạch
Bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể dùng bánh khoai lang yến mạch trong bữa ăn sáng. Bộ yến mạch là thực phẩm giàu giàu năng lượng và dễ tiêu hóa. Hơn nữa, thực phẩm này còn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong đại tràng, đồng thời kích thích tái tạo tổn thương.
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang
- 100g bột yến mạch
- 2 cái lòng đỏ trứng gà
- 150ml sữa tươi không đường
- 60ml nước cốt dừa
- 2 muỗng cà phê bột nở
Cách chế biến:
- Rây bột yến mạch vào trong tô chứa lòng đỏ trứng gà rồi trộn đều
- Khoai lang bạn đem gọt vỏ, hấp cách thủy cho chín rồi tán nhuyễn.
- Tiếp tục trộn khoai lang với hỗn hợp bột yến mạch, trứng, và các nguyên liệu khác đến khi được một khối bột dẻo, mịn.
- Ủ khối bột trong 15 phút.
- Chia bột thành những phần nhỏ và tạo hình bánh theo ý muốn
- Làm nóng lò, đem nướng bánh đến khi chín vàng đều hai mặt là được.
4. Chè bắp khoai lang
Đây là một món ăn lạ miệng, kích thích vị giác của bệnh nhân. Cả khoai lang và bắp đều là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng, nhất là các đối tượng bị viêm đại tràng thể táo bón.
Chỉ mất khoảng 20 phút thực hiện, bạn đã có ngay một món ăn vừa ngon miệng, vừa giúp hỗ trợ chữa viêm đại tràng tại nhà.
Nguyên liệu:
- Bột bắp: 150g
- Khoai lang: 250g
- Bột sắn dây: 2 muỗng
- Đường trắng: 2 muỗng
Cách chế biến:
- Khoai lang sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem cắt thành những miếng vuông nhỏ
- Bắp tách lấy hạt, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bỏ bắp vào nồi cùng với 300ml nước lọc rồi đun sôi. Bỏ khoai lang vào nấu chín
- Sau đó, bạn hòa bột sắn dây với nước và đường cho tan rồi đổ vào nồi chè
- Khuấy đều cho sôi trở lại là được.
- Thưởng thức khi chè còn ấm, mỗi tuần 2 lần để cải thiện chức năng tiêu hóa khi bị viêm đại tràng.
5. Canh khoai lang hầm xương cho người viêm đại tràng
Món canh khoai lang hầm xương được dùng kèm trong bữa ăn của người bệnh viêm đại tràng như một món canh rau thông thường. Sự kết hợp giữa khoai lang với nước hầm xương mang đến vị ngọt thanh, hấp dẫn cho món ăn.
Hơn nữa, canh khoang lang hầm xương còn cung cấp cho cơ thể nhiều protein, tinh bột, chất xơ, đường tự nhiên cùng các khoáng tố thiết yếu. Chúng giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- 500g khoai lang ruột vàng
- 300g xương lợn
Cách chế biến:
- Gọt vỏ khoai lang rồi thái miếng vừa ăn
- Xương lợn sau khi rửa sạch, bạn trụng qua nước sôi cho hết bọt đen. Ướp gia vị 15 phút cho ngấm.
- Bỏ xương vào nồi hầm khoảng 30 phút rồi tiếp tục bỏ khoang vào nấu cho chín mềm
- Nêm nếm gia vị, thêm hành lá vào
- Múc canh ra tô ăn cùng với cơm.
Nếu không thích ăn xương, bạn có thể thay thế bằng thịt băm. Canh khoai lang thịt băm cũng khá ngon miệng, dễ ăn mà không phải mất nhiều thời gian chế biến.
6. Bánh khoai lang hấp sữa chua
Nếu đang thắc mắc “viêm đại tràng nên ăn gì?” thì bạn không nên bỏ qua món bánh khoai lang hấp sữa chua. Món ăn này vừa có tác dụng nhuận tràng, vừa bổ sung lợi khuẩn, giúp ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh trong đại tràng, qua đó đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng, giúp niêm mạc ruột già nhanh hồi phục.
Nguyên liệu:
- Khoang lang tím: 1 củ nhỏ nặng khoảng 150g
- Sữa tươi: 25ml (nên dùng loại không đường)
- Sữa chua không đường: 1/2 hũ
- Trứng gà ta: 1 quả
- Mật ong nguyên chất: 2 muỗng cà phê
Cách chế biến:
- Củ khoai bạn gọt vỏ, cắt miếng nhỏ và đem hấp cách thủy cho chín mềm. Nghiền nhuyễn
- Thêm sữa tươi, sữa chua, trứng gà, mật ong vào trong chén và trộn chung với khoai cho đến khi được một hỗn hợp hòa quyện.
- Bọc màng bọc thực phẩm lên miệng tô và dùng tăm chọc vài lỗ ở phía trên
- Đem hấp cách thủy trong 20 phút có thể lấy ra thưởng thức.
7. Bánh bao khoai lang
Để thay đổi khẩu vị và bớt nhàm chán, người bệnh viêm đại tràng có thể ăn món bánh bao khoai lang. Món ăn này có sự kết hợp giữa bột mì, khoai lang và sữa tươi sẽ mang đến một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- Bột mì: 300 gram
- Khoang lang ruột vàng: 400 gram
- Sữa tươi không đường: 1 hộp
- Vừng: 50 gram
- Đường cát trắng: 150 gram
Cách chế biến:
- Khoai lang bạn đem hấp chín rồi tán nhuyễn, chia làm 2 phần đều nhau để làm vỏ bánh và nhân bánh.
- Bột mì bạn cũng chia làm 2 phần. Một phần trộn chung với khoai lang và lượng sữa tươi vừa đủ, nhào thành khối bột mịn. Phần bột còn lại nhào chung với sữa tươi cho mịn.
- Ủ bột trong 30 phút cho nở đều. Trong thời gian chờ đợi, bạn lấy phần khoai còn lại trọng chung với đường, vừng rang rồi vo thành những viên tròn nhỏ để làm nhân bánh.
- Chia khối bột thành nhiều phần bằng nhau, cán dẹt và cho nhân vào giữa rồi gấp mép lại.
- Hấp bánh khoảng 15 phút là chín. Dùng trong bữa sáng hoặc các bữa ăn phụ.
8. Món khoai lang hầm cá quả và nghệ tươi
Cá quả cung cấp cho cơ thể nhiều chất đạm dễ tiêu hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo tổn thương viêm ở niêm mạc đại tràng. Trong khi đó, nghệ tươi lại có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp tiêu viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư đại tràng.
Nguyên liệu:
- Cá quả: 1 con nhỏ
- Khoai lang: 500g
- Nghệ tươi: 1 củ
Cách chế biến:
- Tiến hành sơ chế các nguyên liệu cho sạch sẽ. Khoai lang cắt miếng vừa ăn. Nghệ giã nát, cá quả cắt khúc và ướp gia vị 15 phút cho thấm.
- Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi. Tiếp tục hầm cá trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu đều chín mềm.
- Nêm nếm lại gia vị, khi thấy vừa ăn thì tắt bếp.
Kiêng kỵ khi dùng khoai lang cho người viêm đại tràng
Đến đây thì thắc mắc “viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?” đã được giải đáp một cách rõ ràng. Tuy nhiên, khi bổ sung khoai lang vào chế độ ăn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề kiêng kỵ nhất định để tránh gây phản tác dụng:
- Không ăn khoai lang khi đói bụng hoặc dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ gây tăng tiết axit và khiến bụng khó chịu.
- Khoai lang tốt nhưng bệnh nhân bị viêm đại tràng không nên lạm dụng quá mức. Nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hoặc khiến bệnh nhân bị đầy bụng, không thể ăn thêm các thức ăn khác. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn từ 200 – 300g.
- Lựa chọn củ khoai còn tươi, ngon để ăn. Tránh dùng những củ có dấu hiệu mọc mầm hoặc bị sâu, hà.
- Vỏ khoai lang cũng chứa nhiều dưỡng chất không thua kém gì trong ruột. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên ăn cả vỏ.
- Không dùng khoai lang thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác. Bệnh nhân cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng. Ngoài khoai lang, người bệnh có thể ăn khoai tây, khoai môn, sữa chua, mật ong, táo, lê và các thực phẩm có lợi khác để đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.
- Không dùng khoai lang cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần trong củ, người đang bị tiêu chảy hoặc bệnh nhân bị viêm đại tràng có kèm theo các vấn đề về thận, dạ dày.
Có thể bạn quan tâm