Viêm Đại Tràng Uống Sữa Được Không
Sữa là nguồn bổ sung dưỡng chất tự nhiên phong phú cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe và khả năng miễn dịch nhưng không phải đối tượng nào cũng dùng được. Vậy viêm đại tràng uống sữa được không? Dùng loại nào là tốt nhất? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Hiểu hơn về bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý gây tổn thương cho lớp lót bên trong ruột già với hai giai đoạn phát triển chính là cấp tính và mãn tính. Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất tình trạng nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra, thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm, tác dụng phụ của thuốc Tây, thiếu máu hay rối loạn miễn dịch… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Đại tràng là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của đường ruột. Tùy theo mức độ tổn thương ruột mà người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, đau quặn từng cơn hay đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Đôi khi cơn đau có thể lan tỏa ra xung quanh. Kèm theo đó là nhiều triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng kéo dài, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn.
Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị sớm có thể khiến các triệu chứng tăng nặng và kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống không được nhiều dẫn đến giảm cân. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng ồ ạt, phình giãn đại trạng hoặc ung thư đại tràng.
Do niêm mạc đại tràng bị tổn thương, khả năng tiêu hóa kém hơn và đường ruột cũng trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm, đồ uống nhất định. Một số thức ăn có thể gây ra các cơn kích thích khiến các cơ trơn trong đại tràng co thắt mạnh và làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy, đau bụng, thậm chí khiến cho tổn thương trong đại tràng lan rộng hơn. Do không ăn uống được nhiều, một số bệnh nhân có ý định bổ sung thêm sữa vào thực đơn để bồi bổ sức khỏe nhưng không chắc chắn liệu viêm đại tràng uống sữa được không. Thắc mắc này hiện cũng đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người nhà của các bệnh nhân.
Viêm đại tràng uống sữa được không?
Các loại sữa nói chung đều bổ sung nguồn dưỡng chất phong phú cho cơ thể, chẳng hạn như vitamin A, D, sắt, canxi, kali, protein, calo, đường, nước, kẽm… Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân bị viêm đại tràng, cụ thể:
- Protein trong sữa giúp kích thích tái tạo tế bào mới để chữa lành cho các mô bị tổn thương, qua đó giúp hồi phục chức năng của đại tràng.
- Sữa bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, có lợi để người bệnh bớt mệt mỏi và làm việc hiệu quả hơn.
- Một số loại sữa chứa chất diệt khuẩn, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đại tràng.
- Các vitamin và khoáng chất từ sữa có tác dụng làm dịu kích ứng ở vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm cảm giác đau rát bên trong đại tràng.
- Sữa còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa mất nước do bị tiêu chảy kéo dài và làm mềm phân, cải thiện tình trạng khó đi cầu do bệnh nhân mắc viêm đại tràng thể táo bón.
Vậy viêm đại tràng uống sữa được không?
Với những lợi ích tuyệt vời trên, hẳn nhiều người sẽ không ngần ngại đưa ra câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trên thị trường có rất nhiều loại sữa và không phải loại nào bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng uống được.
Các sản phẩm sữa chứa quá nhiều chất béo hoặc có thành phần đường lactose thường không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. Chúng có thể làm tăng nặng cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa và khiến bệnh nhân bị viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, ngoại trừ các trường hợp chống chỉ định thì người bị viêm đại tràng có thể uống sữa bình thường nhưng cần lựa chọn được loại phù hợp và biết cách sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Những đối tượng không nên uống sữa khi bị viêm đại tràng
Sữa không được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân bị viêm đại tràng đang gặp phải các vấn đề sau:
- Bị thiếu máu nặng: Trong sữa chứa nhiều canxi nên khi sử dụng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt ở đường ruột khiến tình trạng thiếu máu thêm nghiêm trọng.
- Sỏi thận: Thành phần canxi trong sữa không được chuyển hóa hết cũng có thể tích tụ tại thận khiến viên sỏi phát triển to hơn.
- Trào ngược dạ dày hoặc viêm loét tá tràng: Những đối tượng này uống sữa dễ bị chướng hơi, đầy bụng, tiêu chảy hoặc tăng tiết axit trong dạ dày.
- Dị ứng với sữa: Một số bệnh nhân viêm đại tràng bị dị ứng với bất kỳ loại sữa nào hay thành phần có trong sữa thì không nên dùng.
- Bất dung nạp lactose: Chất này thường được tìm thấy trong sữa động vật. Cơ thể không có khả năng dung nạp lactose sẽ khiến bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và nhiều rối loạn ở đường tiêu hóa.
Các loại sữa tốt nhất cho người bệnh viêm đại tràng
Có thể thấy, mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại nào cũng dùng được cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. Do vậy, bên cạnh thắc mắc “viêm đại tràng uống sữa được không?” thì rất nhiều người bệnh cũng quan tâm đến vấn đề “viêm đại tràng uống sữa gì tốt?”.
Tùy theo sở thích của bản thân, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa sau:
1. Sữa tươi tách béo và không chứa lactose
Các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê hay sữa cừu… khi trải qua quá trình tách béo đã giảm bớt được đáng kể lượng chất béo cùng thành phần lactose. Chúng không gây tăng cân khi sử dụng hàng ngày, quá đó giảm thiểu gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột nói chung và đại tràng nói riêng, tạo điều kiện cho tổn thương trong đại tràng nhanh được chữa lành.
Chính vì lý do trên, bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể cân nhắc uống 1 – 2 ly sữa tươi tách béo mỗi ngày để cung cấp đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mua sữa, cần đọc kỹ bảng thành phần và tránh lựa chọn các loại sữa chứa nhiều đường, lactose hay bất cứ thành phần nào từng gây dị ứng cho bản thân trước đó.
2. Sữa đậu nành
“Viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không?”. Đây là loại sữa thực vật rẻ tiền và khá thông dụng trong đời sống nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể uống được sữa đậu nành. Loại sữa này chứa nhiều protein thực vật dễ tiêu hóa, giúp bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa sụt cân ở người bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng tế bào mới để nhanh chóng chữa lành các mô bị tổn thương.
Hơn nữa, sữa đậu nành cũng không chứa lactose như các loại sữa động vật. Khi sử dụng loại sữa này, bệnh nhân sẽ không phải lo ngại về tình trạng chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
Mỗi ngày, bệnh nhân có thể uống 1 – 2 ly nhỏ sữa đậu nành nhưng không nên tiêu thụ quá 500ml/ngày. Tốt nhất là uống sữa ở dạng nguyên chất, hạn chế thêm đường.
3. Sữa chua uống tốt cho người bị viêm đại tràng
Ngoài sữa chua, người bệnh có thể dùng sữa chua uống được bào chế ở dạng lỏng để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Thức uống này có tác dụng cân bằng môi trường vi sinh vật trong đại tràng, làm giảm hoạt động của hại khuẩn, đồng thời kích thích tiêu hóa, làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, sữa chua uống còn chứa nhiều vitamin, protein cùng các khoáng tố. Chúng rất cần thiết cho quá trình sửa chữa tổn thương ở đại tràng và nâng cao khả năng miễn dịch cho đường ruột.
Người bệnh nên uống 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau khi ăn khoảng 1 tiếng để hỗ trợ tiêu hóa. Tránh uống khi đói bụng làm tăng axit trong dạ dày.
4. Sữa vừng đen
Từ lâu, vừng đen được sử dụng như một phương thuốc chữa viêm đại tràng. Dân gian thường sử dụng thực phẩm này ăn chung với mật ong để khắc phục bệnh tại nhà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng vừng đen nấu ăn hay xay sữa uống để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Uống sữa vừng đen vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa bổ sung nhiều protein thực vật, chất xơ và vitamin E cho cơ thể. Chúng có tác dụng khôi phục chức năng tiêu hóa, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đại tràng và kích thích tái tạo các mô bị tổn thương.
Người bệnh có thể tự xay sữa vừng đen hoặc mua sẵn về uống. Trước khi xay, nên rang chín hạt để tạo hương thơm đặc trưng cho sữa.
5. Viêm đại tràng nên uống sữa bắp non
Sữa bắp được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng vì những lý do sau:
- Loại sữa này không chứa lactose và có lượng chất béo không đáng kể. Sử dụng sữa bắp thường xuyên sẽ không gây tăng cân hoặc khiến bệnh nhân bị tiêu chảy.
- Sở hữu hàm lượng chất xơ cao hơn hẳn so với các loại sữa thực vật khác, sữa bắp có tác dụng kích thích tiêu hóa. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế được tình trạng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu. Chất xơ cũng kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong đại tràng.
- Vị ngọt tự nhiên cùng hương thơm hấp dẫn của sữa non có tác dụng kích thích vị giác của người bệnh.
- Trong thành phần của sữa bắp non còn có zeaxanthin, lutein cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Chúng hoạt động bằng cách kháng viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch cho bệnh nhân.
6. Sữa Ensure
Một số bệnh nhân thắc mắc “viêm đại tràng có uống được sữa Ensure không?”. Loại sữa này chứa nhiều chất dinh dưỡng nên thường được sử dụng cho bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi sức khỏe và không thể ăn uống được nhiều. Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú trong loại sữa này có thể giúp thay thế cho khẩu phần ăn trong ngày, giúp người bệnh giảm mệt mỏi, nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về việc nên hay không cho bệnh nhân bị viêm đại tràng uống sữa Ensure. Nhiều ý kiến cho rằng loại sữa này chứa quá nhiều chất dinh dưỡng có thể khiến người bệnh bị khó tiêu, đầy bụng do không dung nạp được hết dưỡng chất. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
7. Sữa hạt óc chó
Nếu không thích dùng các loại sữa trên, người bệnh có thể thay thế bằng sữa hạt óc chó. Bên cạnh hàm lượng chất xơ phong phú, loại sữa này còn bổ sung nhiều omega 3, một chất béo có khả năng chống viêm, làm giảm hiện tượng sưng phù ở niêm mạc đại tràng, giảm thiểu sự lệ thuộc vào các thuốc kháng viêm có nhiều tác dụng phụ trong Tây y.
8. Sữa đậu xanh
Sữa đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm kích ứng cùng cảm giác nóng rát, khó chịu bên trong đại tràng. Loại sữa này cũng cung cấp hầu hết các dưỡng chất thiết yếu, có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân bị viêm đại tràng. Bao gồm chất đạm, chất xơ, magie, mangan, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, folate và flavonoid…
Uống sữa đậu xanh cũng giúp hỗ trợ giảm cân, tăng cường chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, các trường hợp có thể hàn lạnh không nên sử dụng loại sữa này.
9. Sữa hạnh nhân
Tương tự như sữa óc chó, loại sữa này cũng là nguồn cung cấp omega3, các vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể. Chúng giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong đại tràng một cách tự nhiên, đồng thời khôi phục chức năng tiêu hóa, chống suy nhược sức khỏe cho bệnh nhân.
So với các loại sữa khác, sữa hạnh nhân chứa khá ít calo và không chứa lactose. Đây chính là nguồn thay thế hữu ích cho những bệnh nhân không dùng được sữa động vật.
10. Sữa yến mạch
Cuối cùng, người bị viêm đại tràng có thể cân nhắc dùng sữa yến mạch. Loại sữa này chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, vừa bổ sung nhiều vitamin A, D và các khoáng tố cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, thành phần chất xơ hòa tan trong sữa yến mạch khi đi vào đường ruột còn kết hợp với nước và tạo ra một lớp gel mỏng bao phủ, bảo vệ bên ngoài niêm mạc đại tràng, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành.
Nguyên tắc bổ sung sữa đúng cách cho người bị viêm đại tràng
Sau khi đã xác định được viêm đại tràng uống sữa được không và dùng loại nào tốt, người bệnh cùng cần tìm hiểu thêm để biết sử dụng sữa sao cho đúng cách. Như vậy vừa không gây lãng phí, vừa mang lại hiệu quả tối ưu, giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị viêm đại tràng.
Dưới đây là các nguyên tắc cần nhớ khi bổ sung sữa cho người bệnh viêm đại tràng:
- Uống sữa đúng thời điểm. Tránh dùng thức uống này khi đang đói bụng hoặc lúc mới ăn xong làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Bệnh nhân nên uống sữa sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ.
- Không lạm dụng quá mức: Sữa dù tốt nhưng uống quá nhiều có thể gây tăng cân, khiến đường tiêu hóa bị quá tải và ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của các thực phẩm khác. Đối với sữa chua uống, bệnh nhân chỉ nên dùng mỗi ngày 2 hộp. Riêng sữa thực vật hay sữa bò thì lượng dùng tối đa từ 200 – 400ml/ngày.
- Làm ấm sữa trước khi dùng: Ngoại trừ sữa chua, các loại sữa khác đều nên làm ấm trước khi dùng. Tránh uống sữa lạnh gây kích thích cho niêm mạc ruột, từ đó làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
- Tránh lựa chọn các loại sữa có hàm lượng đường cao: Dung nạp quá nhiều đường sẽ làm tăng phản ứng viêm trong đại tràng và khiến người bệnh bị tiêu chảy. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên lựa chọn các loại sữa không đường hoặc ít đường để sử dụng.
- Không dùng sữa thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác: Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng sữa không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác. Người bệnh nên uống với lượng vừa phải và bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để tránh gây nhàm chán và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm