Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Trứng

Tác giả: Cập nhật: 4:48 pm , 22/08/2024

Trứng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng liệu có tốt cho bệnh nhân đang bị viêm nhiễm, tổn thương đại tràng? Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không? Đây là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là bệnh lý được chẩn đoán khi phát hiện tổn thương sưng viêm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của đại. Sự phát triển của bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc rối loạn miễn dịch. Ngoài ra, những người thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc có chế độ ăn uống không hợp vệ sinh đều có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh viêm đại tràng.

Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Trứng
Bệnh nhân bị viêm đại tràng cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng có nên ăn trứng không?

Bệnh được chia thành hai thể chính là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ hay dữ dội ở vùng bụng dưới rốn. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc táo lỏng xen kẽ kèm theo hiện tượng chuột rút cơ bụng, chướng bụng, ăn uống lâu tiêu hóa, buồn nôn, giảm cân, thiếu máu…

Bệnh viêm đại tràng không được điều trị tốt ở thể cấp tính sẽ kéo dài hoặc tái phát nhiều lần và tiến triển thành mãn tính. Lúc này, không chỉ sức khỏe, tinh thần và chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng mà người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng. Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến cáo nên tiến hành điều trị bệnh viêm đại tràng từ sớm, ngay từ khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu để bảo tồn chức năng hoạt động của cơ quan này.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị viêm đại tràng cho mỗi bệnh nhân dựa trên thể bệnh, mức độ tổn thương bên trong đại tràng, các triệu chứng gặp phải và tình trạng sức khỏe tổng thể. Ngoài việc tin tưởng và tích cực chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp để nâng cao sức khỏe và khả năng phục hồi của đại tràng.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của trứng

Trứng là một loại thực phẩm thông dụng, thường xuyên có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài, chế biến món ăn, trứng còn có nhiều ứng dụng khác như làm bánh, pha chế nước uống. Chúng đều cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể.

Có nhiều loại trứng như trứng vịt, trứng gà, trứng cút hay trứng ngỗng… Chúng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nhưng nhìn chung đều bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bao gồm:

  • Chất đạm
  • Sắt
  • Kẽm
  • Magie
  • Canxi
  • Lipid
  • Carbohydrate
  • Selen
  • Natri
  • Các axit amin
  • Omega 3
  • Choline
  • Vitamin A, B2, B5, B6,B12, D, E, K…

Trứng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể
  • Bổ sung năng lượng
  • Củng cố sức mạnh cho cơ bắp
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới
  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu
  • Giúp xương, tóc, móng chắc khỏe hơn.

Viêm đại tràng có nên ăn trứng không?

Khi bị viêm đại tràng, chức năng tiêu hóa kém cùng với các triệu chứng khó chịu đi kèm khiến cho nhiều bệnh nhân chán ăn, cơ thể bị suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi vào trong thực đơn để bù đắp lượng thiếu hụt, giúp cơ thể bớt mệt mỏi và nhanh hồi phục sức khỏe.

Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không?
Người bị viêm đại tràng có thể ăn trứng nhưng cần bổ sung đúng cách để không gây phản tác dụng

Trứng với nguồn dưỡng chất dồi dào chính là sự lựa chọn hữu ích cho chế độ ăn của bệnh nhân. Người bị viêm đại tràng có thể ăn trứng để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh. Bao gồm:

  • Bổ sung nhiều vitamin B giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu do ảnh hưởng của viêm đại tràng.
  • Thành phần omega 3 được tìm thấy trong trứng có tác dụng tương tự như thuốc kháng viêm. Chất này giúp cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc đại tràng, phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Trứng mang lại cảm giác no lâu, qua đó hỗ trợ giảm cân cho bệnh nhân bị béo phì, giảm thiểu áp lực lên đại tràng.
  • Hoạt chất Lecithin trong trứng khi được cơ thể hấp thụ sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong đại tràng, khôi phục chức năng hoạt động bình thường cho bộ máy tiêu hóa.
  • Protein là nguồn dưỡng chất tuyệt vời có trong trứng. Chất này là vật liệu không thể thiếu trong quá trình tái tạo mới, giúp sửa chữa các mô bị tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Đồng thời, cơ thể cũng chuyển hóa một phần protein thành năng lượng để bệnh nhân bớt mệt mỏi, có sức hoạt động.
  • Trứng cũng cung cấp nhiều loại axit amin có tác dụng xoa dịu cơn đau, cải thiện chức năng tiêu hóa cho đại tràng.

Đặc biệt, trứng còn là một loại thực phẩm rất dễ tiêu hóa. Sử dụng thực phẩm này vừa không làm gia tăng áp lực lên đường ruột, vừa giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương trong đại tràng, nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần bổ sung trứng vào thực đơn đúng cách để đạt được lợi ích tối ưu cho sức khỏe.

Bổ sung trứng đúng cách cho người viêm đại tràng

Trứng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn càng nhiều trứng càng tốt. Người bệnh nên lưu ý về số lượng, thời điểm sử dụng, cách  chế biến và bảo quản trứng… để phát huy được những tác dụng tuyệt vời của thực phẩm này.

Bị viêm đại tràng nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi tuần?

Trứng dù tốt nhưng không nên ăn hàng ngày hoặc ăn với số lượng nhiều. Người trưởng thành chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần.

Ăn quá nhiều trứng sẽ khiến cho đường ruột bị quá tải, phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa hết lượng chất dinh dưỡng dung nạp. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương trong đại tràng.

Thêm vào đó, trong lòng trắng còn chứa antitrypsin. Chất này khi được dung nạp quá nhiều sẽ ức chế hoạt động của men tiêu hóa khiến cho người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Thời điểm ăn trứng tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm đại tràng

Thời điểm ăn trứng tốt nhất cho bệnh nhân bị viêm đại tràng là vào buổi sáng. Lúc này, các chất dinh dưỡng trong trứng sẽ được cơ thể hấp thụ tối đa và mang lại nguồn năng lượng dồi dào, giúp đại tràng cũng như các cơ quan khác hoạt động hiệu quả hơn. Tránh ăn trứng vào buổi tối hoặc lúc bụng đang đói.

người bệnh viêm đại tràng có nên ăn trứng không
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh nên ăn trứng vào buổi sáng để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn

Hình thức chế biến và món ăn từ trứng tốt cho người bị viêm đại tràng

Bệnh nhân bị viêm đại tràng nên ăn trứng đã được luộc hay nấu chín hoàn hoàn. Tránh chế biến dưới các hình thức chiên ốp la hay luộc lòng đào dẫn đến đầy bụng, khó tiêu hóa.

Không ăn hay chế biến trứng chung với các thực phẩm như quả hồng, cá, óc lợn, khoai tây, tỏi, sữa đậu nành. Tránh uống nước trà sau khi ăn trứng.

Dưới đây là một số món ăn ngon, đơn giản được chế biến từ trứng tốt cho người bệnh viêm đại tràng:

  • Trứng áp chảo lá mơ hoặc ngải cứu
  • Trứng xào mướp đắng
  • Trứng cuộn rau củ
  • Trứng hấp nấm rơm
  • Canh trứng rong biển…

Những đối tượng bị viêm đại tràng không nên ăn trứng

Bạn không nên ăn trứng nếu mắc bệnh viêm đại tràng kèm theo các vấn đề sức khỏe dưới đây:

Đến đây thì thắc mắc “viêm đại tràng có nên ăn trứng không?” đã được giải đáp. Bệnh nhân có thể ăn trứng nhưng chỉ nên dùng với một mức độ vừa phải và lựa chọn hình thức chế biến phù hợp. Ngoài trứng, có thể dùng thêm các thực phẩm khác như sữa chua, mật ong, lê, táo, bột yến mạch, cá hồi, nghệ, dầu ô liu… để cải thiện sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Điều trị tham khảo
Triệu chứng tham khảo

Bài viết liên quan