Chữa Viêm Đại Tràng Bằng Lá Ổi

Tác giả: Cập nhật: 3:12 pm , 27/06/2024

Mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi cần được áp dụng đúng cách mới phát huy được tối ưu những lợi ích mà bài thuốc dân gian này mang lại. Nhờ chứa thành phần Berbagia, tanin, vitamin C, kali, Flavonoid hay quercetin, lá ổi có khả năng giảm tiêu chảy, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm ở niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng của lá ổi trong điều trị viêm đại tràng

Ổi là loại cây ăn trái khá quen thuộc được trồng phổ biến ở nước ta. Cây không chỉ cho quả mà còn cung cấp lá và búp non làm dược liệu chữa bệnh trong y học cổ truyền.

Trong các tài liệu của Đông y, ghi nhận, lá ổi lá dược liệu có vị đắng, tính ấm giúp tiêu độc, giảm viêm, thu sáp, cải thiện chức năng tỳ vị. Chủ trị đau dạ dày, tiểu đường, kiết lỵ, đái tháo đường, tiêu chảy và cả bệnh viêm đại tràng.

chữa viêm đại tràng bằng lá ổi
Lá ổi chứa nhiều hoạt chất tốt và an toàn cho sức khỏe nên được nhiều bệnh nhân sử dụng để chữa viêm đại tràng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá ổi còn chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Bao gồm:

  • Berbagia: Giảm co thắt ruột, làm chậm tốc độ di chuyển của phân, qua đó giảm số lần đi cầu ở bệnh nhân bị tiêu chảy.
  • Tanin: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, ổn định chức năng co bóp của các cơ, giảm đau đại tràng.
  • Vitamin C: Giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi.
  • Kali: Căn bằng nước và điện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Ngoài ra, thành phần kali được tìm thấy trong lá ổi còn giúp duy trì hoạt động bình thường cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả đại tràng.
  • Flavonoid, quercetin: Các thành phần này kết hợp với vitamin C mang đến tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp ức chế phản ứng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở niêm mạc đại tràng, đồng thời ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Sử dụng lá ổi đúng cách còn giúp hỗ trợ giảm cân cho bệnh nhân bị béo phì, giảm áp lực cho đường ruột. Bên cạnh đó, một số hoạt chất trong lá cũng có khả năng giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị viêm đại tràng.

6 mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi dễ làm

Lá ổi được sử dụng để chữa viêm đại tràng theo hình thức sắc uống độc vị hay phối hợp với các thảo dược khác. Để tiện lợi khi sử dụng, nhiều bệnh nhân còn phơi khô lá, tán thành bột mịn pha nước uống.

Dưới đây là những cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi dễ làm, đang được áp dụng phổ biến trong dân gian:

1. Uống trà lá ổi non trị viêm đại tràng

Về bản chất, trong lá ổi đã chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, điều hòa nhu động ruột, chống tiêu chảy và làm se khô bề mặt vết loét trong đại tràng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng là tươi làm trà uống hàng ngày ở dạng nguyên chất nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, giúp vùng tổn thương ở niêm mạc đại tràng nhanh được tái tạo.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ổi non (có thể thay thế bằng búp ổi)

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch các lá ổi. Pha sẵn một ít nước muối loãng và ngâm lá vào 15 phút để diệt khuẩn
  • Sau khi vớt lá ra cho ráo nước, bạn vò nhẹ cho lá hơi nhát để các hoạt chất tiết ra nước nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Bỏ lá ổi vào trong ấm, tráng qua một lần nước sôi rồi gạn đi
  • Sau đó, bạn tiếp tục đổ ngập nước vào, đậy nắp và ủ bình trà cho kín trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Rót trà lá ổi ra uống dần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng gây ra.

2. Kết hợp trà xanh, gừng, vỏ bưởi và lá ổi chữa viêm đại tràng thể lỏng

Bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng thường hay bị đau bụng, đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày, phân lỏng, nát và có thể lẫn chất nhầy hay máu. Để cầm tiêu chảy và cải thiện các triệu chứng trên, người bệnh có thể kết hợp lá ổi với các thành phần thiên nhiên khác như:

  • Trà xanh: Nguyên liệu này giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng sát khuẩn mạnh, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng giảm co thắt ruột, qua đó cải thiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy cho bệnh nhân.
  • Gừng: Giảm đau bụng, tiêu sưng cho các mô bị viêm, kích thích tiêu hóa.
  • Vỏ bưởi: Thành phần tinh dầu trong vỏ bưởi cũng có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, làm thư giãn các cơ co thắt trong ruột, qua đó hỗ trợ giảm tiêu chảy và chống lại tình trạng nhiễm trùng bên trong đại tràng.

Có thể thấy, mỗi nguyên liệu đều mang đến những lợi ích thiết thực cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. Chúng được kết hợp với lá ổi đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa trị bệnh.

Chuẩn bị: 

  • Lá ổi non: 20 gram
  • Lá trà xanh: 10 gram
  • Gừng tươi: 2 lát
  • Vỏ bưởi khô: 20 gram
lá ổi chữa viêm đại tràng
Uống nước sắc từ lá ổi kết hợp với một số nguyên liệu thiên nhiên khác giúp đẩy lùi tình trạng tiêu chảy do viêm đại tràng một cách an toàn

Cách chế biến: 

  • Các nguyên liệu đã chuẩn bị được đem rửa sạch, ngâm với nước muối và vớt ra sau 15 phút cho khô ráo.
  • Bỏ hết vào ấm cùng với 1 lít nước và nấu cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa
  • Tiếp tục sắc thuốc để nước cô đặc còn khoảng 300ml. Chia phần này làm 2 – 3 lần uống trong ngày
  • Dùng sau khi ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để cải thiện tình trạng tiêu chảy cho bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng.

3. Trị viêm đại tràng bằng bột lá ổi

Mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi ở dạng bột cũng đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng. Phương pháp này có tính tiện lợi cao, không phải mất thời gian đi kiếm nguyên liệu nhiều lần do bột lá ổi có thời hạn sử dụng khá lâu. Mỗi khi các triệu chứng của viêm đại tràng tái phát, bạn chỉ cần lấy bột pha uống là được.

Chuẩn bị:

  • Lá ổi non và búp ổi số lượng nhiều
  • Hũ thủy tinh có nắp đậy kín

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn cần đem nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị rửa cho sạch sẽ và ngâm với nước muối loãng.
  • Đem lá phơi qua vài nắng to hoặc sấy cho nhanh khô
  • Nghiền lá ổi khô cho đến khi bạn được một loại bột nhuyễn mịn. Bỏ vào hũ và đậy nắp kín lại để bột không bị ẩm mốc.
  • Khi dùng, bạn hãy lấy 6g bột thuốc hòa cùng 200ml nước ấm.
  • Uống trực tiếp mỗi ngày 2 ly. Sau vài ngày, tình trạng tiêu lỏng cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đại tràng sẽ được cải thiện.

4. Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ lá ổi và gừng

Gừng là một trong những cây thuốc Nam chữa viêm đại tràng đang được dân gian tin dùng. Thảo dược này chứa thành phần gingerol có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cùng với đó, các thành phần alcol monoterpenic, eucalyptol và một số hoạt chất khác được tìm thấy trong gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu đem dưỡng chất cùng oxy đến chữa lành các mô bị tổn thương ở đại tràng, giảm chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu và giúp bệnh nhân khôi phục vị giác.

Chuẩn bị:

  • Lá ổi non: 1 nắm
  • Gừng tươi: 8 gram
  • Một ít muối ăn
chữa viêm đại tràng bằng lá ổi và gừng
Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ lá ổi và gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa cho người bệnh

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá ổi và gừng
  • Bỏ hai nguyên liệu vào cối giã nát chung với muối
  • Bỏ thuốc vào chảo sao vàng rồi tiếp tục cho vào ấm sắc với 1 lít nước trong 30 phút
  • Lọc bỏ bã, giữ lại nước sắc uống 2 – 3 lần cho hết ngay trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang thuốc để bệnh viêm đại tràng nhanh được chữa lành. Tuy nhiên, bài thuốc này không thích hợp cho người đang nóng sốt, thân nhiệt cao quá mức.

5. Công thức trị bệnh viêm đại tràng thể táo bón từ lá ổi, riềng và chuối xanh

Cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi có thể áp dụng được cho cả những trường hợp mắc bệnh thể táo bón. Tuy nhiên, cần kết hợp với các nguyên liệu khác như củ riềng và chuối xanh để đạt được hiệu quả tốt hơn. Đây đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng tốt với bệnh nhân bị viêm đại tràng.

  • Củ riềng: Nguyên liệu này có tính ấm, giúp ôn trung, khử hàn, sát trùng, giảm đau, kích thích tiêu hóa.
  • Chuối xanh: Giàu chất xơ pectin, chuối xanh có khả năng kích thích nhu động ruột và giữ nước cho phân được mềm hơn. Bên cạnh đó, quả còn cung cấp nhiều kali và delphinidin có tác dụng làm dịu cơn đau nhanh hơn và giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng – một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính lâu năm.

Chuẩn bị:

  • Lá ổi non hoặc búp ổi: 20g
  • Riềng tươi: 20g
  • Vỏ chuối xanh: 30g

Cách sử dụng: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Riêng lá ổi và vỏ chuối nên ngâm 15 phút với nước muối pha loãng.
  • Củ riềng bỏ bớt vỏ, thái lát mỏng
  • Bỏ tất cả các vị thuốc đã sơ chế vào trong ấm. Đổ thêm 3 bát nước đun sôi và để lửa nhỏ liu riu cho thuốc cạn còn 1 bát.
  • Nước thuốc thu được chia ra dùng 2 lần theo đường uống.

6. Mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi kết hợp với gừng và vỏ quýt

Bệnh nhân bị viêm đại tràng thể táo bón cũng có thể áp dụng bài thuốc từ lá ổi kết hợp với gừng và vỏ quýt. Các lợi ích của gừng đã được đề cập khá rõ ràng, còn vỏ quýt thì cũng có tác dụng không thua kém. Nguyên liệu này chứa tinh dầu có khả năng sát khuẩn, giảm viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài nhanh hơn và giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng.

Chuẩn bị:

  • Búp ổi non: 10 cái
  • Vỏ quýt: 3 cái
  • Gừng tươi: 30 gram

Cách chế biến:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và để cho ráo nước
  • Bỏ gừng và vỏ quýt lên bếp nướng cho dậy mùi thơm
  • Khi các nguyên liệu đã sơ chế xong, bạn bỏ vào ấm cùng 400ml nước, bật to lửa để ấm thuốc sôi
  • Sau đó, tiếp tục sắc thuốc với lửa nhỏ để nước trong ấm cạn còn 100ml thì ngưng
  • Lọc bõ bã, lấy nước sắc chia làm 2 lần uống.

Ưu nhược điểm của phương pháp chữa viêm đại tràng bằng lá ổi

Mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này còn tồn tại những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu thuốc dễ kiếm. Nhiều gia đình có trồng sẵn cây ổi để an trái nên có thể tận dụng thu hái lá non bào chế thuốc trị viêm đại tràng mà không phải mất thời gian đi kiếm hay tốn tiền mua.
  • Cách sử dụng đơn giản
  • Trong lá ổi không chứa độc và hầu như không gây tác dụng phụ khi được dùng đúng cách
  • Các thành phần hoạt chất trong lá có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh.
trị viêm đại tràng bằng lá ổi
Mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi tuy đơn giản nhưng chỉ thích hợp với người mới mắc bệnh và cần kiên trì khi áp dụng

Nhược điểm:

  • Tác dụng đến từ từ, không nhanh như các loại thuốc Tây điều trị viêm đại tràng do bác sĩ kê đơn.
  • Không thể kiểm soát được bệnh viêm đại tràng trong giai đoạn tiến triển nặng.
  • Thời gian dùng thuốc và hiệu quả thu được còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ viêm nhiễm, tổn thương trong đại tràng.
  • Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc sử dụng lá ổi chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ một phần triệu chứng bệnh chứ không giải quyết được tận gốc căn nguyên của bệnh. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng mỗi cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi, bệnh khó có thể được điều trị dứt điểm.

Chính vì những lý do trên, người bệnh được khuyến cáo cần cân nhắc kỹ trước khi dùng lá ổi chữa viêm đại tràng. Bạn chỉ nên áp dụng mẹo dân gian này như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trong giai đoạn nhẹ bên cạnh các kỹ thuật y khoa do bác sĩ chỉ định.

Lưu ý khi chữa viêm đại tràng bằng lá ổi

Khi chữa viêm đại tràng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu:
  • Lá ổi sử dụng làm thuốc nên thu hái ở những cây phát triển trong môi trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm và rửa kỹ trước khi dùng.
  • Bạn nên dùng lá ổi non hoặc búp ổi để thu được hàm lượng hoạt chất cao hơn.
  • Bài thuốc từ lá ổi có tác dụng chậm, bạn cần xác định bản thân có đủ sự kiên trì sử dụng điều trị trong một thời gian dài thì mới tiến hành áp dụng.
  • Hầu hết các công thức chữa viêm đại tràng bằng lá ổi đều được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Cần thực hiện thêm nhiều công trình nghiên cứu khoa học mới khẳng định được hiệu quả thật sự của lá ổi trong điều trị viêm đại tràng. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng là điều cần thiết.
  • Không được tự ý ngừng uống thuốc bác sĩ kê đơn khi dùng lá ổi. Tuy nhiên, việc kết hợp hai loại thuốc cùng lúc có thể xảy ra phản ứng tương tác có hại, làm giảm hiệu quả của thuốc Tây. Bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các thành phần trong lá ổi có thể khiến một số bệnh nhân bị dị ứng. Trường hợp này, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn đỏ trên da, khó thở, sưng môi, miệng… Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị dị ứng với lá ổi.
  • Do có tác dụng làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vận chuyển phân nên lá ổi được sử dụng phổ biến hơn trong các bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng. Trường hợp có dấu hiệu táo bón, bạn nên kết hợp với các nguyên liệu khác để khắc phục. Tuy nhiên, tránh lạm dụng lá quá mức khiến tình trạng khó đi cầu càng trở nên nghiêm trọng.

Để nâng cao hiệu quả của bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá ổi, trong thời gian điều trị bạn cần điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Hãy tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn, uống nhiều nước, cắt giảm lượng chất béo tiêu thụ và tránh sử dụng chất kích thích sẽ giúp các triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm hơn. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn nên tránh stress, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc để nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh viêm đại tràng hiệu quả hơn.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bị viêm đại tràng có quan hệ được không và quan hệ như thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số hướng dẫn cũng...
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì để cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan? Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc phổ...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

Xem tiếp

Bài viết liên quan