Đĩa Đệm Nhân Tạo
Đĩa đệm nhân tạo là các thiết bị y khoa được sử dụng để thay thế những đĩa đệm bị tổn thương và mất chức năng, nhằm khôi phục sự linh hoạt của cột sống. Đây là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới, mang lại hiệu quả cao, thời gian sử dụng bền vững cũng như rủi ro thấp.
Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm cột sống là các cấu trúc mềm, dẻo, chứa đầy nước, nằm giữa hai đốt sống của cột sống. Chức năng chính của đĩa đệm là hấp thụ sốc, tăng cường sự dẻo dai, giúp thực hiện các hoạt động như uốn cong, vặn người và di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, đĩa đệm có thể bị thoái hóa và mất chức năng theo thời gian, dẫn đến xẹp đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này gây đau đớn, khó chịu, cứng cột sống và suy giảm phản xạ của người bệnh. Hầu hết các vấn đề ở đĩa đệm được điều trị bằng các biện pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như nghỉ nghỉ ngơi hợp lý, giảm cân, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và duy trì thói quen tập thể dục.
Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm hoặc tổn thương đĩa đệm nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật này giúp phục hồi chức năng cột sống, cải thiện sức linh hoạt của người bệnh và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Các đĩa đệm nhân tạo được tạo ra từ những vật liệu tổng hợp, nhằm thay thế những đĩa đệm bị tổn thương không thể phục hồi. Đĩa đệm này có cấu trúc mô phỏng theo đĩa đệm tự nhiên, mang lại sự phù hợp tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, đĩa nhân tạo còn được trang bị chức năng chống biến dạng, chống mài mòn và có thể chịu lực tác động tốt hơn đĩa đệm tự nhiên.
Ngày nay, phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo sẽ được chỉ định khi đĩa đệm tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi hoặc khi các vấn đề ở đĩa đệm trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Các loại đĩa đệm nhân tạo
Đĩa nhân tạo có nhiều kích thước, hình dạng và chất liệu khác khác nhau. Tuy nhiên hiện tại các dạng đĩa đệm phổ biến, thường được sử dụng bao gồm:
- Composite: Đĩa đệm nhân tạo tổng hợp, thường bao gồm một số mảnh ghép lại với nhau. Dạng đĩa đệm này thường là hai tấm kim loại ở hai bên và có một miếng đệm polyetylen (nhựa) ở giữa.
- Hydraulic: Đây là dạng đĩa đệm nhân tạo thủy lực, có lõi chứa nước được đưa vào cột sống dưới dạng nén. Các đĩa đệm này ngậm nước, cung cấp không gian và khả năng di chuyển giữa các xương đốt sống.
- Elastic: Elastic là dạng đĩa đệm nhân tạo có khả năng đàn hồi được làm từ hai vật liệu. Tuy nhiên đĩa đệm Elastic có lõi làm từ polycarbonate urethane chứ không phải bằng nhựa. Lõi trung tâm này có thể thay đổi dựa theo lực tác động lên cột sống. Thiết này này mô phỏng theo tính đàn hồi tự nhiên của đĩa đệm, nhằm hỗ trợ cột sống tốt hơn.
- Mechanical: Đĩa đệm nhân tạo cơ học thường bao gồm hai mảnh ghép nối và được làm từ một vật liệu giống nhau.
Mục tiêu thay thế đĩa đệm nhân tạo
Trước khi thực hiện phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo, người bệnh cần hiểu mục đích của phương pháp này. Các mục tiêu chính bao gồm:
- Giảm chèn ép dây thần kinh: Khi đĩa đệm thoát vị hoặc bắt đầu thoái hóa và xẹp xuống, sẽ có ít chỗ cho các rễ thần kinh (và đôi khi là tủy sống) hoạt động. Điều này dẫn đến những cơn đau mãn tính, ngứa ran, tế và yếu ở cổ, lưng, cánh tay và chân. Việc loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và đặt đĩa nhân tạo vào có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép, tăng không gian hoạt động và phục hồi chức năng cột sống. Nếu trước đó tủy sống bị nén, việc giảm áp lực có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như khó phối hợp, khó đi lại hoặc không thể kiểm soát bàng quang và ruột.
- Duy trì chuyển động ở cột sống: Bằng cách thay thế đĩa đệm bị tổn thương, các cơ sinh học tự nhiên có thể được hỗ trợ cột sống khi cử động.
Cần lưu ý rằng, phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng, rễ thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép. Do đó, phẫu thuật thay thế đĩa đệm thường không được khuyến khích cho những bệnh nhân chỉ có triệu chứng ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
Tuổi thọ của đĩa đệm nhân tạo là bao lâu?
Tuổi thọ của đĩa đệm nhân tạo phụ thuộc vào chất lượng đĩa đệm, kỹ thuật cấy ghép và các vấn đề sức khỏe liên quan. Theo thống kê đối với hầu hết bệnh nhân, đĩa nhân tạo có tuổi thọ kéo dài đến 70 năm.
Các hao mòn mô phỏng cho thấy đĩa nhân tạo có thể tồn tại tối thiểu trong 40 năm và có thể lên 50 – 100 năm. Do đó, hầu hết người bệnh được thay thế đĩa đệm không cần tái phẫu thuật.
Khi nào cần thay thế đĩa đệm nhân tạo?
Thay thế đĩa nhân tạo thường không được chỉ định cho đến khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật này cũng có tác dụng giảm các cơn đau mãn tính ở cổ, cánh tay, lưng, mông, hông và chân.
Một số trường hợp được chỉ định thay thế đĩa nhân tạo bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng: Thông qua hình ảnh MRI hoặc CT và chụp tủy đồ có thể xác định các tổn thương các mô mềm, chẳng hạn như đĩa đệm, rễ thần kinh hoặc tủy sống. Thay thế đĩa đệm cũng được chỉ định cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đa tầng, dẫn đến đau lan tỏa đến các vị trí khác hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Đau rễ thần kinh: Các bệnh lý ở đĩa đệm có thể dẫn đến tổn thương rễ thần kinh, gây đau, ngứa ran, tế hoặc yêu lan xuống cánh tay hoặc bàn tay. Nếu tủy sống bị chèn ép, người bệnh có thể bị đau ở cả tay và chân, khó phối hợp khi đi lại hoặc khó kiểm soát bàng quang, ruột. Trong trường hợp này người bệnh có thể được chỉ định thay thế đĩa nhân tạo để phục hồi chức năng cột sống.
- Các phương pháp điều trị khác không hiệu quả: Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm đá, chườm nóng, dùng thuốc, vật lý trị liệu và tiêm thuốc điều trị. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc nghiêm trọng hơn sau khi được điều trị, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
- Phẫu thuật mang lại hiệu quả cao: Các đối tượng được thay thế đĩa nhân tạo cần có sức khỏe tốt và có khả năng phục hồi sau phẫu thuật. Người bệnh cần có sự trưởng thành về xương hoàn toàn (xương đã ngừng phát triển) và có đủ sức khỏe để tránh các rủi ro. Những đối tượng phổ biến được thay thế đĩa đệm nhân tạo thường ở độ tuổi 20 – 70.
Ai không nên thay thế đĩa đệm nhân tạo?
Có một số đối tượng không được chỉ định phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo, bao gồm:
- Thoái hóa cột sống giai đoạn cuối: Thay thế đĩa đệm bị hư hỏng không thể cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống, chẳng hạn như thoái hóa khớp hoặc viêm cột sống dính khớp.
- Xương suy yếu: Nếu xương yếu, chẳng hạn như do loãng xương hoặc nhiễm trùng xương, đĩa đệm nhân tạo thường khó giữ ở vị trí cố định sau khi phẫu thuật.
- Đã từng phẫu thuật cột sống: Sự bất ổn cơ bản từ một cuộc phẫu thuật cột sống trong quá khứ có thể làm giảm khả năng thành công của phẫu thuật thay đĩa nhân tạo.
- Dị ứng với chất liệu đĩa nhân tạo: Nếu bệnh nhân đã biết bị dị ứng với kim loại hoặc chất dẻo nào trong đĩa nhân tạo, thì nên chọn loại đĩa đệm khác trong phẫu thuật.
Ngoài ra, có một số chống chỉ định tiềm ẩn khác, chẳng hạn như biến dạng cột sống nghiêm trọng hoặc bất cứ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể khiến phẫu thuật khó phục hồi. Điều quan trọng là khám sức khỏe tổng quát cũng như có kế hoạch phục hồi an toàn sau khi phẫu thuật.
Thay thế đĩa đệm nhân tạo có an toàn không?
Tương tự như các phẫu thuật khác, phẫu thuật thay thế đĩa đệm đi kèm với một số rủi ro nhất định. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường tại vị trí đĩa đệm cần thay thế, loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và đưa đĩa đệm nhân tạo vào mà không gây tổn thương cấu trúc mạch máu, tủy sống và các cơ quan lân cận.
Phẫu thuật thay thế đĩa nhân tạo được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, theo thống kê, không có trường hợp tử vong liên quan đến phẫu thuật thay thế đĩa đệm, do đó tỷ lệ tử vong trong ca mổ là 0%.
Biến chứng nghiêm trọng nhất thường xảy ra trong quá trình phẫu thuật là rách màng cứng, tức là vỡ lớp bao bọc tủy sống. Tỷ lệ rách màng cứng khoảng 0.77%, tức là ít hơn 8 trường hợp trên 1000 ca thay đĩa nhân tạo. Các biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm tổn thương dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bên cạnh tử vong, một biến chứng nghiêm trọng khác trong phẫu thuật cột sống là liệt, chiếm 0.02% các trường hợp hoặc 1 trên 10000 trường hợp.
Hầu hết các biến chứng trong phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo là rất thấp. Do đó, phẫu thuật này thường an toàn, nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
Biến chứng sau khi thay thế đĩa đệm nhân tạo
Có một số biến chứng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo, tuy nhiên các biến chứng thường không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau khi cơ thể phục hồi hoàn toàn. Các biến chứng bao gồm:
1. Chứng khó nuốt
Chứng khó nuốt rất phổ biến sau khi thay thế đĩa nhân tạo ở cột sống cổ. Tình trạng này xảy ra ở 7/10 người bệnh ngay sau khi phẫu thuật. Trên thực tế, tình trạng này phổ biến đến mức các bác sĩ xem đây là một phản ứng không tránh khỏi. Chứng khó nuốt là tạm thời và sẽ tự khỏi trong 1 – 2 ngày. Đôi khi tình trạng cũng kéo dài đến 2 – 3 tuần và được cải thiện ngay sau đó.
Kỹ thuật phẫu thuật thân trọng có thể làm giảm tỷ lệ cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng khó nuốt. Do đó, điều quan trọng là thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện có chuyên môn cao để giảm nguy cơ rủi ro.
2. Di chuyển đĩa đệm
Đĩa đệm nhân tạo chỉ hoạt động tốt nếu được đặt đúng vị trí. Tuy nhiên đôi khi đĩa đệm có thể bị lệch khỏi vị trí dự định hoặc di chuyển ra khỏi cột sống do các vấn đề liên quan. Điều này có thể dẫn đến đau đớn, giảm phạm vị chuyển động của cột sống hoặc cần phẫu thuật lần hai để đưa đĩa đệm về đúng vị trí. Tỷ lệ lệch đĩa đệm xảy ra ở 2 – 3 trên 100 bệnh nhân. Mặc dù tỷ lệ lệch đĩa đệm tương đối cao, tuy nhiên việc lựa chọn kỹ thuật phù hợp cũng như các bệnh viện chuyên môn cao có thể hạn chế nguy cơ này.
Sự sụp lún, di chuyển đĩa đệm thường xảy ra ở những người có xương yếu, loãng xương hoặc có một số bệnh chuyển hóa xương. Do đó những đối tượng này thường không được chỉ định thay thế đĩa đệm.
Phục hồi sau khi thay thế đĩa đệm nhân tạo?
Trung bình mất khoảng 3 – 5 tuần để phục hồi sau khi thay thế đĩa đệm nhân tạo, tuy nhiên thời gian phục hồi ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nhiều bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng và làm việc bàn giấy trong vòng 1 tuần, tuy nhiên người bệnh không thể hoạt động mạnh cũng như chơi thể thao trong ít nhất là 3 tuần.
Điều quan trọng sau khi thay thế đĩa đệm là có kế hoạch chăm sóc và phục hồi phù hợp. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc giảm đau opioid trong vài ngày đầu sau khi thay thế đĩa đệm, tuy nhiên hầu hết người bệnh thường đáp ứng thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen.
Thực hiện các hướng dẫn sau phẫu thuật của bác sĩ một cách thận trọng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết mổ, thời điểm có thể đi tắm và khi nào có thể quay lại các hoạt động bình thường. Người bệnh nên hạn chế các kế hoạch vận động và làm việc sau khi phẫu thuật cho đến khi đĩa đệm lành hẳn.
Sau vài tuần, người bệnh sẽ được yêu cầu tham gia một khóa vật lý trị liệu ngắn hạn. Vật lý trị liệu sẽ giúp chữa lành chính xác và nhanh chóng mà giúp người bệnh làm quen với đĩa đệm nhân tạo một cách tốt nhất.
Thay đĩa đệm nhân tạo bao nhiêu tiền?
Chi phí thay thế đĩa đệm nhân tạo bao gồm phí phẫu thuật, gây mê, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Chi phí thường không giống nhau ở các cơ sở y tế cũng như tình hình sức khỏe cụ thể của người bệnh. Tuy nhiên phần lớn các đĩa nhân tạo thường có giá cao, dao động từ 50 – 90 triệu đồng.
Ngoài ra, bảo hiểm y tế có chi trả cho phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo. Mức độ chi trả phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Những điều cần lưu ý khi thay đĩa đệm nhân tạo
Thay thế đĩa nhân tạo là một phẫu thuật lớn và có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sau này của người bệnh. Do đó, việc đưa ra quyết định thay thế đĩa đệm thường gặp nhiều khó khăn cũng như cần lập kế hoạch thận trọng.
Để đảm bảo an toàn cũng như tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Đến bệnh viện có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp nhất. Thay thế đĩa đệm được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và tránh các rủi ro liên quan.
- Tìm hiểu về các rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn và trao đổi với bác sĩ để hướng hướng dẫn cụ thể.
- Sau phẫu thuật, người bệnh cần duy trì vận động nhẹ nhàng để thích nghi với đĩa đệm và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Không nằm yên trên giường trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến cứng khớp, khó vận động và ảnh hưởng đến chức năng cột sống.
- Chăm sức khỏe, vệ sinh vết thương và thực hiện kế hoạch phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi hồi phục khoảng 3 tuần, người bệnh nên có kế hoạch tập vật lý trị liệu để phục hồi sự linh hoạt của cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe tổng thể và giúp phục hồi chức năng cột sống.
- Sau khi thực hiện thay thế đĩa đệm, người bệnh cần tránh các hoạt động tác động mạnh, các môn thể thao va chạm cũng như khuân vác nặng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi phẫu thuật để theo dõi các rủi ro cũng như phát hiện sớm các vấn đề để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất.
Thay thế đĩa đệm nhân tạo được thực hiện để cải thiện các cơ đau lưng mãn tính, phục hồi chức năng cột sống và ngăn ngừa một số rủi ro liên quan. Đĩa nhân tạo cũng cho phép cột sống di chuyển nhiều và linh hoạt hơn so với phẫu thuật hợp nhất cột sống. Phẫu thuật thường an toàn, tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: