Thiếu Máu Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Các mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng với tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và khắc phục. Tốt nhất cần chú ý đến các biểu hiện của cơ thể và có sự điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối là gì?
Rất nhiều mẹ bầu không biết rằng, khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng máu lớn để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có đến khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị thiếu máu, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối.
Các chuyên gia cho biết, có khoảng hơn 400 dạng thiếu máu khác nhau. Trong đó một số dạng phổ biến hơn trong thai kỳ, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ ba. Phải kể đến như:
– Thiếu máu do thiếu sắt:
Đây được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu. Đồng thời cũng là loại thiếu máu phổ biến nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khoảng 15 – 25% các trường hợp mang thai bị thiếu sắt. Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và được dùng để mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Hơn nữa còn giúp lưu trữ và sử dụng oxy. Khi sản xuất quá ít sắt thì cơ thể thường bị mệt mỏi và giảm khả năng chống nhiễm trùng.
– Thiếu máu do thiếu folate:
Folate được đề cập chính là axit folic. Đây là một loại vitamin tan trong nước có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh trong thai kỳ. Axit folic là một chất bổ sung rất phổ biến cho phụ nữ mang thai. Nó cũng có thể được tìm thấy trong các thực phẩm tăng cường như rau, chuối, các loại đậu, ngũ cốc,… Chế độ ăn thiếu axit folic có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Do đó dẫn tới tình trạng thiếu máu.
– Thiếu máu do thiếu vitamin B12:
Vitamin B12 cũng là một trong những loại vitamin cần thiết cho cho cơ thể. Nó giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu. Mặc dù một số mẹ bầu có thể tiêu thụ đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống nhưng đôi khi cơ thể của họ lại không thể xử lý loại vitamin này. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Nguyên nhân và dấu hiệu thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối xảy ra khá phổ biến ở các mẹ bầu. Cần nắm rõ nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết để chủ động hơn trong việc phát hiện, khắc phục cũng như phòng ngừa. Cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân
Như đã nói, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai là do thiếu sắt. Bởi khi mang thai, nhu cầu máu của cơ thể sẽ tăng lên để giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Do vậy, lượng sắt trong cơ thể mẹ cũng sẽ tăng lên khoảng 150% so với bình thường.
Việc không cung cấp lượng sắt cần thiết sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu bị thiếu máu. Đặc biệt là thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Thiếu sắt thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống của mẹ bầu chưa thật phù hợp.
Ngoài ra, nhu cầu tăng trưởng của thai nhi cũng sẽ khiến cho nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ bầu giảm. Đây được cho là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kỳ khiến cho nồng độ huyết sắc tố giảm đi do bị pha loãng hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, một số tình trạng như xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu trong giai đoạn này.
Vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi sẽ bắt đầu chậm lại. Chủ yếu là để thuận tiện cho việc xoay đầu và sẵn sàng tư thế chuẩn bị chuyển dạ. Theo quan sát, một ca chuyển dạ sinh thường tiềm ẩn nguy cơ mất đi trung bình khoảng 500ml máu. Trong khi đó, lượng máu mất đi có thể tăng gấp đôi nếu mẹ bầu phải sinh mổ.
Tất cả phụ nữ mang thai đều tiềm ẩn nguy cơ bị thiếu máu ở tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên rủi ro thường cao hơn trong các trường hợp sau:
- Mang thai nhiều hơn một con
- Bị thiếu máu trước khi mang thai
- Không ăn đủ các thực phẩm giàu chất sắt
- Mẹ bầu là một thiếu niên đang mang thai
- Đã có hai lần mang thai gần nhau
2. Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Trong đó cũng có nhiều triệu chứng bạn hoàn toàn có thể mắc phải khi mang thai ngay cả khi không bị thiếu máu.
Một số triệu chứng phổ biến nhất thường bao gồm:
- Da, môi và móng tay nhợt nhạt
- Chóng mặt
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
- Khó thở
- Tim đập loạn nhịp
- Khó tập trung
Tốt nhất mẹ bầu nên chủ động đi làm xét nghiệm máu định kỳ để có thể kiểm tra tình trạng thiếu máu. Điều này giúp bảo bảo sự an toàn cho sức khỏe, hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh gây ra hệ lụy cho cả mẹ và bé.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định, tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối không được xử lý và khắc phục kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý:
- Tăng nguy cơ sinh non: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những mẹ bầu thường xuyên bị thiếu máu khi mang thai sẽ có thai kỳ ngắn hơn bình thường. Tức là thiếu máu có thể tiềm ẩn nguy cơ sinh non cao hơn. Thai nhi sinh ra ở tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ thì khả năng sống sót vẫn cao khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên sức khỏe của trẻ cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch kém và dễ bị ốm.
- Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm: Thai phụ bị thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ có hệ miễn dịch kém hơn so với các mẹ bầu có sức khỏe tốt. Điều này khiến mẹ bầu dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ thì còn gián tiếp cản trở sự phát triển của thai nhi.
- Tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm: Tình trạng thiếu máu ở những tháng cuối thai kỳ không được khắc phục có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Phải kể đến như nhau bong non, nhau tiền đạo, cao huyết áp thai kỳ hay thậm chí là tiền sản giật. Ngay cả sau khi sinh thì những hệ lụy mà các mẹ gặp phải vẫn còn rất nặng nề.
- Mẹ bầu bị suy tim khi chuyển dạ: Đây cũng là một mối nguy hiểm mà mẹ bầu phải đối mặt khi bị thiếu máu vào tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu bị tử vong. Thống kê ghi nhận, có tới 20 – 40% thai phụ bị thiếu máu đã không may tử xong trong quá trình sinh con.
- Trẻ sinh ra dễ mắc bệnh: Mặc dù ở giai đoạn cuối thai kỳ em bé sẽ ít gặp phải các dị tật hơn nhưng tình trạng thiếu máu của mẹ vẫn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng. Khi mẹ bầu bị thiếu máu thì thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ máu và oxy. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến cho thai chết lưu. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị nhẹ cân, trí não chậm phát triển và dễ mắc các bệnh sơ sinh.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối cần làm gì?
Như đã phân tích, thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả mẹ bầu và em bé. Do đó cần chú ý đến sức khỏe để sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp. Lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy sớm điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sử dụng viên uống bổ sung khi cần thiết.
Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu nên chú ý khi bị thiếu máu trong những tháng cuối thai kỳ:
1. Bổ sung sắt và axit folic
Các mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai ba tháng cuối hẳn ai cũng biết rằng sắt là yếu tố rất cần thiết giúp tái tạo hồng cầu. Do đó, việc bổ sung sắt là rất cần thiết. Mẹ bầu có thể tăng cường lượng sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Chẳng hạn như thịt đỏ, đậu, ngũ cốc hay rau bina.
Mỗi ngày mẹ bầu cần đảm bảo tiêu thụ ít nhất 27mg sắt cho cơ thể. Ngoài ra cần chú ý đến việc bổ sung axit folic để quá trình tạo máu diễn ra thuận lợi hơn. Rau lá xanh đậm, các loại đậu và thịt bê là một số thực phẩm có chứa hàm lượng axit folic dồi dào. Mỗi ngày cần bổ sung ít nhất 600mcg axit folic để ngăn ngừa thiếu máu cũng như các khuyết tật thần kinh ở thai nhi.
2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Rất nhiều mẹ bầu lo sợ bị tăng cân quá mức trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên đừng vì thế mà bạn quên đi việc cần phải bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Nhất là trong trường hợp bị thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối.
Thực tế, chỉ khi cơ thể mạnh khỏe và đầy đủ dưỡng chất thì quá trình tạo máu mới có thể diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn. Nên chú ý cung cấp vitamin C mỗi ngày từ nước ép cam, ổi, dâu tây, bưởi, đu đủ hay các loại rau xanh. Vitamin C sẽ giúp cho cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn.
Phụ nữ mang thai cần ít nhất 80-85mg vitamin C mỗi ngày và chú ý không bổ sung quá liều 2000mg. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên bổ sung một số chất béo để cơ thể khỏe mạnh. Chú ý lựa chọn các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu, cá béo hay các loại hạt.
3. Bổ sung protein và chất xơ
Protein có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất máu. Đặc biệt là nguồn protein từ thịt đỏ, thịt gà hay các loại động vật có vỏ. Bổ sung các loại thực phẩm này sẽ giúp lượng máu tăng lên vào những tháng cuối thai kỳ để đáp ứng đủ nhu cầu của cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh việc bổ sung protein thì các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung chất xơ. Bởi táo bón là tác dụng phụ khá phổ biến của việc bổ sung nhiều sắt. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm giảm táo bón cũng như ngăn chặn tình trạng chuột rút hiệu quả.
Tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung chất xơ cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm tự nhiên. Chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, mì ống và gạo, đậu, rau xanh. Tuy nhiên nếu việc ăn nhiều chất xơ trở nên quá khó khăn thì bạn cũng có thể bổ sung các loại chất xơ như psyllium và methylcellulose. Chú ý tăng lượng dùng từ từ và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Lựa chọn viên uống bổ sung
Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến cho tình trạng giảm kích thước và số lượng hồng cầu tồi tệ hơn. Phụ nữ mang thai nên chú ý uống bổ sung sắt, đặc biệt là những mẹ bầu thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối.
Liều lượng sắt nên bổ sung rơi vào khoảng 27mg mỗi ngày trong các tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mẹ bầu chỉ nên chọn các loại viên uống có liều lượng phù hợp. Bởi việc bổ sung thừa sắt có thể gây ra một số phản ứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Khi chọn chất bổ sung sắt, thay vì nhìn trọng lượng tổng hợp chất thì các mẹ bầu hãy chú ý vào lượng sắt nguyên tốt. Đây chính là lượng sắt có sẵn để hấp thu. Ví dụ đơn giản là thực phẩm bổ sung sắt có thể ghi trên bao bì là 300mg nhưng trong đó chỉ chứa 30mg là sắt nguyên tố.
Để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt sắt từ các loại viên uống bổ sung thì mẹ bầu nên ưu tiên các loại viên uống bà bầu chứa sắt hữu cơ và có thêm thành phần vitamin C. Sắt hữu cơ thường dễ hấp thụ và hạn chế gây ra các tác dụng phụ. Trong khi đó, vitamin C lại giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt.
5. Dành thời gian nghỉ ngơi
Tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối thường khiến cho các mẹ bầu bị chóng mặt, mệt mỏi và uể oải. Lúc này, mẹ bầu nên tạm dừng mọi hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi để cân bằng lại.
Trường hợp mẹ bầu vẫn cố chấp hoạt động hay làm việc nặng thì rất dễ bị ngất xỉu hoặc gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và em bé.
Ngoài ra, trong 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bỉm cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, vận động phù hợp. Chú ý chăm sóc cho giấc ngủ, bởi việc ngủ đủ giấc đóng vai trò đặc biệt quan trọng với mọi chức năng của cơ thể.
Một số lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối
Vào những tháng cuối của thai kỳ, bất cứ mẹ bầu nào cũng đều rất mong chờ sự xuất hiện của con yếu. Bên cạnh sự háo hức này thì các mẹ cũng đừng quên chú ý những vấn đề sau đây:
- Theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều, tiểu đau rát, hay bị chóng mặt, chảy máu, tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm, thai không chuyển động,… thì cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm tươi sạch. Đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu sắt, chất xơ, vitamin và khoáng chất, protein,…
- Không nên quan hệ tình dục, đi chơi xa, ăn uống quá mặn, tự lái xe, ăn quá nhiều đồ ngọt,…
- Nên mặc quần lót sáng màu để tiện theo dõi dịch tiết âm đạo.
- Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng về phía bên trái và co chân phải lại, chân trái duỗi thẳng.
- Nếu tình trạng căng cứng bụng xuất hiện cùng các cơn co thắt thì cần chú ý đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.
- Vận động thường xuyên và đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu 3 tháng cuối nên đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga hoặc các bài tập Kegel. Chú ý khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào.
Các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng viên uống bổ sung và ngủ nghỉ đầy đủ có thể giúp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên vẫn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn, tránh gặp phải các vấn đề rủi ro.
Tham khảo thêm: