Sinh Mổ Lần 2
Sinh mổ lần 2 là được chỉ định nhằm hạn chế các rủi ro liên quan cũng như giúp thai phụ sinh con dễ dàng hơn. Hầu hết các ca sinh mổ đều an toàn và thành công, tuy nhiên bạn nên tìm hiểu các rủi ro, cách chăm sóc và các vấn đề liên quan đến có kế hoạch phục hồi phù hợp nhất.
Khi nào cần sinh mổ lần 2?
Sinh mổ là thủ thuật được thực hiện để đưa em bé ra ngoài thông qua một vết cắt ở bụng. Phương pháp sinh sản này thường được chỉ định khi thai phụ không thể sinh thường, có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hoặc không thể đảm bảo quá trình sinh nở an toàn.
Sinh mổ lần 2 thường được chỉ định khi bạn đã sinh mổ ở lần sinh trước. Điều này giúp đảm bảo an toàn, hạn chế các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm vỡ tử cung khi sinh thường.
Mặc dù một số phụ nữ vẫn có thể sinh thường ở lần mang thai thứ hai, tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho biết, vết sẹo do sinh mổ ở lần sinh trước có thể bị rách ra khi bạn cố gắng sinh thường. Do đó, sinh mổ lần hai được xem là an toàn và phù hợp.
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng được chỉ định sinh mổ lần hai trong các trường hợp như:
- Đã phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như cắt bỏ khối u xơ sâu trong thành tử cung.
- Có các tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV, mụn cóc có kích thước lớn ở âm đạo hoặc mụn rộp. Các điều kiện sức khỏe này có thể lây truyền sang em bé thông qua ống sinh, do đó mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.
- Có biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Bác sĩ đã thực hiện vết cắt dọc trong quá trình sinh mổ trước đó.
- Mẹ có nhau thai thấp hoặc từng vỡ (tổn thương) tử cung trong lần sinh nở trước đó.
- Mẹ có vết mổ hình chữ T hoặc chữ J ở phía trên tử cung hoặc vết mổ kéo dài trong quá trình phẫu thuật trước đó.
- Đa thai, đặc biệt là sinh ba trở lên, vì các nhau thai có thể tách khỏi thành tử cung trước khi em bé ra ngoài khi sinh thường. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Đôi khi sinh mổ lần hai có thể được chỉ định khẩn cấp khi mẹ chuyển dạ sinh thường. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Suy thai: Đây là tình trạng em bé không có phản ứng với cơn co thắt khi chuyển da, chẳng hạn như nhịp tim kém hoặc không dò được nhịp tim thông qua thiết bị nghe tim thai. Điều này có thể là dấu hiệu bé không đủ oxy, nhau thai quấn chặt vào vai – cổ hoặc khi nhau thai tách khỏi thành tử cung.
- Có vấn đề về nhau thai, chẳng hạn như nhau bong non, gây chảy nhiều máu từ âm đạo.
Ngoài ra, thai phụ lớn tuổi hoặc không đủ sức sinh thường, cũng được chỉ định sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Sinh mổ lần hai nhập viện khi nào?
Thời gian nhập viện đối với phụ nữ sinh mổ lần hai sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và nguyện vọng của gia đình, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về ngày dự sinh cũng như nhập viện phù hợp.
Thời gian an toàn nhất để lên lịch sinh mổ lần 2 là sau 39 tuần, khi thai nhi đã đủ tháng và đủ điều kiện để chào đời. Sinh mổ trước 39 tuần có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong tương lai. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, chẳng hạn như sinh ba, nhau tiền đạo hoặc suy thai, bác sĩ có thể chỉ định thời gian sinh mổ phù hợp.
Mặt khác, mặc dù em bé được xem là đủ tháng sau 37 tuần, nhưng hầu hết các bác sĩ sẽ không lên lịch sinh mổ cho đến khi thai được 39 tuần tuổi.
Trẻ sơ sinh phát triển với nhiều tốc độ khác nhau và nhiều nhiều chưa sẵn sàng để chào đời ở tuần 37. Do đó, mổ lấy thai sớm có thể dẫn đến sinh non và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:
- Khó khăn khi bú mẹ
- Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp)
- Vàng da
- Khả năng duy trì nhiệt độ kém hoặc có vấn đề về điều tiết nhiệt
- Suy hô hấp
Nghiên cứu cũng cho biết trẻ sinh mổ sớm cũng có thể bị chậm phát triển kéo dài cho đến khi được hai tuổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Do đó, nếu lên kế hoạch sinh mổ lần 2, bạn cũng nên đợi đến khi thai được 39 tuần tuổi.
Lợi ích khi sinh mổ lần 2
Sinh mổ lần hai có thể giúp giảm thiểu các cơn đau khi chuyển dạ cũng như hạn chế các rủi ro liên quan đến vấn đề hậu phẫu do sinh mổ lần một (chẳng hạn như rách vết mổ). Ngoài ra, sinh mổ cũng giúp mẹ xác định được thời gian bé chào đời, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn.
Ngoài ra, sinh thường sau khi sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung và dẫn đến nhiều rủi ro khác. Mặc dù biến chứng này không phổ biến, tuy nhiên trên thực tế có khoảng 1 trên 200 phụ nữ sinh thường sau khi sinh mổ đã bị vỡ tử cung. Trong khi đó, chỉ có 1 trên 5.000 phụ nữ sinh mổ lần 2 gặp biến chứng này. Do đó, sinh mổ lần 2 được xem là an toàn và cần thiết.
Rủi ro khi sinh mổ lần hai là gì?
Sinh mổ lần 2 là một ca phẫu thuật lớn, mặc dù có nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt quá các lớp da, cơ và mô sẹo cũ để tiếp cận tử cung. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng trong và sinh khi sinh.
1. Rủi ro khi mang thai
Sau khi mổ lấy thai lần một, nguy cơ nhau tiền đạo ở những lần mang thai sau sẽ tăng lên 1.5 – 6 lần. Nhau tiền đạo là tình trạng bào thai bám vào đoạn dưới của tử cung và cổ tử cung. Điều này gây che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, khi việc sinh thường khó khăn và nhiều rủi ro.
Các biến chứng sinh mổ ở lần trước bao gồm sót nhau thai, tăng nhau thai và bong nhau thai. Các biến chứng này được gọi là phổ bồi tụ nhau thai.
Nguy cơ phổ bồi tụ nhau thai tăng lên đáng kể sau lần sinh mổ trước đó, dao động từ 0.3% và tỷ lệ vỡ tử cung là 0.5% đối với phụ nữ sinh mổ một lần.
Ngoài ra, rủi ro phổ bồi tụ nhau thai và vỡ tử cung cũng tăng lên tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật trước đó cũng như cách chăm sóc vết thương sau khi sinh mổ.
2. Rủi ro trong quá trình sinh mổ lần 2
Ngoài những rủi ro liên quan đến việc mang thai, quá trình sinh mổ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tương tự như các phẫu thuật khác, sinh mổ lần hai cũng có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như ruột, bàng quang và hệ thống tiết niệu.
Sự kết dính là một biến chứng khác khi sinh mổ lần hai. Tình trạng này xảy ra khi các mô sẹo ở lần sinh mổ trước kết nối các mô và cơ quan bình thường trong ổ bụng. Sự kết dính này khiến ca phẫu thuật trở nên phức tạp, nhiều rủi ro và cần nhiều thời gian hơn để thực hiện. Ngoài ra, sự kết dính này cũng là tăng nguy cơ tổn thương bàng quang sau phẫu thuật.
Phẫu thuật sinh mổ lần 2 cũng có thể khiến bạn chảy nhiều máu hơn và tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Các yếu tố rủi ro bao gồm nhau bong non, đa thai hoặc viêm màng đệm. Chảy nhiều máu có thể gây thiếu máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3. Rủi ro sau khi sinh
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất sau khi sinh mổ lần 2, với tỷ lệ là 3 – 15%. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở người mẹ, với tỷ lệ lên đến 3%. Viêm cân hoại tử là một biến chứng nặng liên quan đến nhiễm trùng hạch. Viêm cân mạc hoại tử hay nhiễm trùng mô mềm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Thoát vị sau sinh mổ là tình trạng cơ quan trong cơ thể bị đẩy sang vị trí khác. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan và sức khỏe của mẹ. Nguy cơ thoát vị sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lần sinh mổ. Những người sinh mổ lần 2 có nguy cơ cao hơn gấp ba lần. Trong khi đó, sau năm lần sinh mổ, nguy cơ sẽ tăng lên gấp 6 lần.
Sẹo lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra sau khi mổ lấy thai. Các nhà nghiên cứu cho biết, sẹo có thể hình thành sau vài tháng hoặc vài năm sau khi phẫu thuật với tỷ lệ là 0.03 – 1.7%.
Làm thế nào để giảm rủi ro khi sinh mổ lần 2?
Rủi ro liên quan đến sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, hoàn cảnh mang thai cũng như các rủi ro ở lần sinh mổ trước. Nếu cần mổ lấy thai lần hai, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Chỉ định sinh mổ
Một ca mổ lấy thai có nhiều rủi ro riêng nhưng cũng tạo tiền đề cho việc gia tăng rủi ro ở những lần tiếp theo. Nếu bạn đang lên kế hoạch sinh thêm con, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên sinh mổ mà không có chỉ định y tế, kể cả khi bạn đã sinh mổ trước đó.
2. Thời gian mang thai lần 2
Các trường hợp mang thai dưới 6 tháng kể từ lần mang thai cuối cùng có nhiều nguy cơ rủi ro hơn khi sinh con lần 2. Đặc biệt, nguy cơ vỡ tử cung càng lớn nếu thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn. Mặt khác, thời gian quá lâu, từ 5 – 10 năm, cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.
Do đó, để mang thai và sinh mổ lần 2 an toàn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Cần chuẩn bị gì khi sinh mổ lần 2?
Để quá trình sinh mổ lần hai thuận lợi và hạn chế được các rủi ro nghiêm trọng, bạn cần có kế hoạch mang thai phù hợp cũng như theo dõi sức khỏe tổng thể trước khi mang thai. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, bạn cần chuẩn bị một số vấn đề như:
- Theo dõi vết mổ cũ: Trong các lần khám thai, thai phụ nên thông báo với bác sĩ về tình trạng của vết mổ cũ hoặc đề nghị bác sĩ kiểm tra các vấn đề quan trọng, chẳng hạn như khả năng hồi phục, các biến chứng và rủi ro liên quan khi sinh mổ lần hai.
- Xác định các dấu hiệu bất thường: Mặc dù các rủi ro biến chứng thường thấp, tuy nhiên khi mang thai lần hai, bạn nên thường xuyên kiểm tra vết mổ, chú ý đến những cơn đau cũng như màu của dịch tiết âm đạo. Nếu nhận thấy các dấu hiệu rủi ro, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
- Chọn bệnh viện có chuyên môn tốt: Khi sinh mổ lần 2, bạn nên chọn bệnh viện và bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này có thể hạn chế được rủi ro cũng như có biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Càng sinh mổ nhiều lần, nguy cơ càng cao, do đó bạn cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Những điều cần biết khi sinh mổ lần 2
Để chuẩn bị cho lần sinh mổ thứ hai, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
1. Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?
Thời gian tốt nhất để mang thai và sinh mổ lần 2 là 2 năm kể từ lần sinh đầu tiên. Đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể hồi phục và các vết mổ lành lại hoàn toàn, nhằm đảm bảo an toàn của mẹ và bé.
2. Sinh mổ lần hai có cần đợi chuyển dạ không?
Sinh mổ lần 2 có thể được lên kế hoạch tử trước bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, việc có cần đợi chuyển dạ hay không phụ thuộc vào quyết định của mẹ và chỉ định của bác sĩ.
Các cơn gò tử cung khi chuyển dạ có thể góp phần đẩy thai nhi về phía tử cung cũng như làm sạch chất dịch trong mũi và miệng, giúp bé khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên việc chuyển dạ có thể dẫn đến nhiều rủi ro, bao gồm gây áp lực lên thành tử cung và vết mổ cũ, do đó bác sĩ sẽ có đánh giá cụ thể để chỉ định phù hợp.
Nếu thai phụ có các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như rách vết mổ cũ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật lấy thai lần hai ngay lập tức để tránh các rủi ro liên quan.
Ngoài ra, đôi khi thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ mà không cần chờ chuyển dạ nếu khung chậu hẹp, đường sinh mổ trước là đường cắt dọc, thai nhi có kích thước lớn hoặc có không không thuận. Bên cạnh đó, những thai phụ có nền nền như bệnh tim, cao huyết áp và các bệnh truyền nhiễm, cũng được chỉ định lấy thai khi thai được 39 tuần tuổi.
3. Sinh mổ lần 2 có đau không?
Sinh mổ lần hai có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên tương tự như sinh mổ lần một, thai phụ sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trước khi thực hiện thủ thuật. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt thời gian phẫu thuật lấy thai.
Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, bạn có thể cảm nhận được cơn đau. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của mẹ cũng như các vấn đề liên quan khác.
Mức độ chịu đựng cơn đau là khác nhau ở mỗi người. Do đó, thai phụ nên chuẩn bị tinh thần thoải mái cũng như giữ tâm lý vững vàng khi sinh mổ lần 2.
Nếu có dự định sinh mổ lần 2, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn phù hợp nhất. Có sự chuẩn bị tốt là cách tốt nhất để tránh các rủi ro và sinh con khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: