Mang Thai 3 Tháng Cuối
Mang thai 3 tháng cuối là một khoảng thời gian gây khó chịu, mệt mỏi và nhiều lo lắng. Lúc này em bé đã bước sang giai đoạn phát triển cuối cùng và chuẩn bị chào đời, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ. Để quá trình này diễn ra thuận lợi và thoải mái nhất, thai phụ có thể tham khảo một số cách làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như chuẩn bị cho quá trình sinh con.
Mang thai 3 tháng cuối có biểu hiện gì?
Ba tháng cuối của tháng kỳ bắt đầu từ tuần thứ 28 và kéo dài đến khi bạn sinh con, có thể là khoảng tuần thứ 40 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, bạn có thể gặp nhiều khó khăn về mặt thể chất và cảm xúc. Kích thước và vị trí của em bé cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Trong thời gian này, thai phụ thường được khuyến cáo giữ tình thần ổn định và tinh thần lạc quan để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số thay đổi về cơ thể và tâm trạng để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
1. Thay đổi ở cơ thể
Khi quá trình mang thai tiến triển, các chuyển động của em bé sẽ trở nên rõ ràng hơn và dẫn đến một số phản ứng trên cơ thể mẹ, chẳng hạn như:
- Xuất hiện cơn gò Braxton Hicks: Bạn có thể cảm thấy co thắt nhẹ, khó chịu hoặc đau nhẹ ở bụng. Cơn gò thường có xu hướng xảy ra vào chiều tối, sau đó các hoạt động thể chất hoặc hoạt động tình dục. Càng gần đến ngày dự sinh, những cơn gò có xu hướng nhiều và mạnh hơn. Tuy nhiên nếu cơn gò tăng mạnh, xuất hiện thường xuyên và đều đặn, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
- Đau lưng: Các hormone trong thai kỳ làm giãn các mô liên kết giữ xương ở đúng vị trí, đặc biệt là ở vùng xương chậu. Những thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến lưng và gây khó chịu hoặc đau lưng trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tập thể dục thường xuyên, ngồi với đệm hỗ trợ lưng và mang giày đế thấp để hạn chế các nguy cơ. Nếu cơn đau dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ.
- Khó thở: Khó thở là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối. Hãy thực hành các tư thế tốt để hỗ trợ phổi và giúp bạn dễ thở hơn.
- Ợ nóng: Hormone thai kỳ sẽ làm giãn các van ở dạ dày và thực quản, điều này khiến axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản và gây trào ngược. Để cải thiện tình trạng ợ nóng, hãy ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn. Ngoài ra, tránh ăn các loại đồ ăn chiên, rán, trái cây họ cam quýt, chocolate và thức ăn cay.
- Giãn tĩnh mạch mạng nhện và bệnh trĩ: Tăng tuần hoàn máu trong ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ra các mạch máu nhỏ đỏ tía trên mặt, cổ và cánh tay. Tình trạng này sẽ mất đi sau khi bạn sinh. Ngoài ra, các tĩnh mạch ở trực tràng cũng có thể bị sưng dẫn đến các triệu chứng trĩ. Để cải thiện tình trạng này, hãy bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống, uống nhiều nước và vận động nhiều hơn.
- Đi tiểu thường xuyên hơn: Khi em bé phát triển sẽ di chuyển sâu hơn vào khung xương chậu, gây áp lực lên bàng quang và dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Áp lực tăng lên cũng khiến bạn bị rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi cười to, hắt hơi, cúi người hoặc nâng lên.
2. Ảnh hưởng cảm xúc
Mang thai 3 tháng cuối có thể làm tăng các nỗi sợ, chẳng hạn như cơn đau khi sinh con, sinh thường hay sinh mổ, các biến chứng khi sinh con hoặc các vấn đề tài chính và giáo dục con cái. Nếu gặp các nỗi lo tâm lý này, bạn có thể đến các lớp học tiền sản hoặc trao đổi với bạn bè, người thân để được hướng dẫn phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyển môn để được tư vấn về các trải nghiệm sinh nở tích cực.
Ngoài ra, để hạn chế các nỗi lo cũng như giữ tinh thần tốt nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên giữ bình tĩnh và viết những suy nghĩ vào nhật ký cá nhân. Bạn cũng có thể lên kế hoạch mang thai và sinh con, chuẩn bị các vật dụng cần thiết, chẳng hạn như quần áo em bé, máy hút sữa hoặc tã lót.
Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn tốt nhất.
Thai nhi phát triển như thế nào trong ba tháng cuối?
Khi mang thai 3 tháng cuối, thai nhi sẽ tăng cân nhanh chóng, bổ sung chất béo vào cơ thể và chuẩn bị chào đời. Dưới đây là sự phát triển của thai nhi theo tuần trong ba tháng cuối, bạn có thể tham khảo để đảm bảo em bé phát triển bình thường.
1. Tuần 28 – 32
Trong giai đoạn này, thai nhi tiếp tục trưởng thành và dự trữ mỡ trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chào đời.
– Tuần thứ 28: Mắt em bé mở một phần
Ở tuần thứ 28 hoặc 26, mí mắt của em bé có thể mở một phần và lông mi đã hình thành. Hệ thống thần kinh trung ương có thể chỉ đạo các chuyển động thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ của bé.
Lúc này bé có thể đạt chiều dài từ đầu đến mông khoảng 250 mm và nặng gần 1.000 gram.
– Tuần 29: Bé vươn vai và đạp
Ở tuần từ 29 hoặc 27 kể từ lúc thụ thai, bé có thể bắt đầu vươn vai, đạp và thực hiện một số cử động cầm nắm.
– Tuần 30: Phát triển tóc
30 tuần sau khi mang thai, mắt của em bé có thể mở to ra. Lúc này tóc của bé cũng phát triển và các tế bào hồng cầu đang được hình thành bên trong tủy xương của bé.
Lúc này bé có chiều dài từ đầu đến mông đạt 270 mm và nặng khoảng 1.300 gram.
– Tuần 31: Tăng cân nhanh chóng
31 tuần sau khi mang thai, em bé đã hoàn thành hầu hết các giai đoạn phát triển cần thiết và bắt đầu tăng cân một cách nhanh chóng.
– Tuần 32: Bé tập thở
Tuần thứ 32 kể từ lúc mang thai, mong chân của bé đã phát triển. Lớp lông tơ mềm mại phủ trên da bé trong vài tháng qua cũng bắt đầu rụng trong thời gian này.
Lúc này bé đạt 280 mm chiều dài từ đầu đến mông và năng 1.700 gram. Trong thời gian này, bé cũng bắt đầu tập thở và vận hành chức năng phổi lần đầu tiên.
2. Tuần 33 – 36
Trong thời gian này, thai nhi được xem là phát triển toàn diện và đủ điều kiện để chào đời.
– Tuần 33: Phản ứng với ánh sáng
Trong tuần thứ 33 sau khi mang thai, đồng tử của em bé có thể thay đổi kích thước để phản ứng với những kích thích mà ánh sáng tạo ra.
Lúc này xương của bé cũng bắt đầu cứng lại, tuy nhiên hộp sọ vẫn mềm và có chuyển động linh hoạt.
– Tuần 34: Móng tay phát triển
34 tuần sau khi mang thai, móng tay của em bé sẽ phát triển và chạm đến các đầu ngón tay của bé. Lúc này bé có thể dài khoảng 300 mm từ đầu đến mông và nặng khoảng 2.100 gram.
– Tuần 35: Da trở nên mịn màng
Trong tuần thứ 35, da của bé sẽ trở nên mịn màng, tuy nhiên tay chân vẫn còn mềm và linh hoạt.
– Tuần 36: Bé phát triển kích thước
Lúc này bé đã cơ bản phát triển đầy đủ về kích thước và cơ quan, đủ điều kiện để chào đời. Lúc này túi ối sẽ bắt đầu trở nên chật chội và em bé sẽ cử động nhiều hơn.
3. Tuần 37 – 40
Đây là tháng cuối cùng của thai kỳ và bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Bạn có thể cảm nhận thấy không gian tử cung để hẹp lại và em bé di chuyển ít hơn do thiếu khoảng trống. Lúc này vị trí em bé cũng đã thay đổi để chuẩn bị chào đời.
– Tuần 37: Em bé quay đầu xuống
Tuần 37 sau khi mang thai em bé được xem là đủ tháng. Lúc này đầu em bé sẽ bắt đầu di chuyển xuống dưới khung xương chậu để chuẩn bị chào đời. Nếu em bé ở ngôi ngược hoặc ngôi ngang, bác sĩ có thể thử các biện pháp để em bé xoay về ngôi thuận.
– Tuần 38: Móng chân mọc
Tuần thứ 38 sau khi mang thai, chu vi đầu và bụng của em bé sẽ tương đương nhau. Móng chân của em bé cũng đã dài đến các đầu ngón chân và các lông tơ trên cơ thể bé cũng đã rụng hoàn toàn.
Lúc này bé có thể đạt cân nặng 2.900 gram.
Tuần 39: Ngực em bé nổi rõ hơn
Trong tuần thứ 39 của thai kỳ, ngực của em bé sẽ trở nên nổi bật hơn. Ở bé trai, tinh hoàn sẽ tiếp tục di chuyển xuống bìu để hoàn thiện cơ quan sinh dục.
Lúc này chất béo cũng được bổ sung ở khắp cơ thể của để giữ ấm và điều hòa nhiệt độ sau khi chào đời.
– Tuần 40: Sinh con
Ở tuần 40, em bé đã sẵn sàng để chào đời, lúc này bé có chiều dài từ đầu đến mông là 360 mm và năng khoảng 3.400 gram. Tuy nhiên, đây không phải là cân nặng chuẩn của mọi em bé.
Đừng lo lắng nếu bạn không có dấu hiệu sinh con vào ngày dự sinh. Ngày dự sinh chỉ đơn giản là thời gian ước tính để bạn có sự chuẩn bị phù hợp hơn. Việc sinh trước hoặc sau ngày dự sinh là điều hoàn toàn bình thường.
Làm thế nào để giữ sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối?
Mang thai 3 tháng cuối là thời gian vất vả và nhiều lo lắng. Lúc này bạn cần có kế hoạch đảm bảo sức khỏe để giúp bé chào đời khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Dưới đây là một số điều cần làm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:
- Theo dõi hoạt động của thai nhi: Tuần tuần 28 trở đi, bạn nên đếm số lần đạp của em bé thường xuyên hơn và ghi lại các thay đổi trong hoạt động, đặc biệt là trong tháng cuối cùng.
- Theo dõi cân nặng: Quá trình tăng cần khi mang thai sẽ tăng nhanh chóng tuần 28 và chậm lại cho đến khi đến ngày dự sinh. Nếu không tăng đủ số lượng cân cần thiết, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp.
- Duy trì vận động: Bạn nên duy trì các hoạt động thể chất như đi bộ và thực hiện các bài tập an toàn trong thai kỳ để giúp quá trình sinh con thuận lợi hơn. Ngoài ra, bạn cần tránh các bài tập gập người hoặc vặn lưng, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng.
- Khám thai đúng hẹn: Bạn cần kiểm tra đường huyết vào tuần thứ 28, xét nghiệm thiếu máu vào tuần 25 – 29 và xét nghiệm liên cầu khuẩn vào tuần 33 – 36. Khi mang thai 3 tháng cuối, bác sĩ cũng có thể kiểm tra bên trong tử cung để xác định sự giãn nở đã bắt đầu hay chưa. Nếu được xếp vào nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như sinh non, bác sĩ sẽ có những hướng và chỉ định phù hợp khác.
Trong thời gian này, bạn cũng cần lên kế hoạch sinh con, chọn bệnh viện, loại dịch vụ cũng như chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Bạn cũng nên thu xếp đồ đạc và chuẩn bị chi phí để việc sinh con diễn ra thuận lợi nhất.
Những điều cần tránh khi mang thai ba tháng cuối
Khi mang thai 3 tháng cuối, bụng của bạn đã có kích thước lớn và mức năng lượng thấp hơn bình thường. Điều này khiến bạn mệt mỏi và không thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày.
Để cải thiện tình trạng mệt mỏi cũng như hạn chế các rủi ro, bạn có thể cần tránh một số việc như:
- Đi du lịch: Đi du lịch trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ của một số vấn đề y tế, chẳng hạn như hình thành cục máu đông do ngồi lâu, nhiễm trùng hoặc sẩy thai một cách bất ngờ. Do đó, bạn nên tránh đi du lịch trong giai đoạn này.
- Nằm ngửa: Bạn nên tránh nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối, bởi vì toàn bộ trọng lượng của em bé và tử cung sẽ chèn ép lên tĩnh mạch dẫn máu từ dưới cơ thể về tim, khiến bạn cảm thấy khó thở và buồn nôn.
- Tập thể dục khi thời tiết nóng: Thời tiết nóng sẽ gây đổ nhiều mồ hôi và dẫn đến mất nước.
- Không uống rượu: Rượu, bia và đồ uống có cồn không được khuyến khích trong thai kỳ.
- Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín: Các loại thực phẩm này, chủ yếu là thịt gia cầm, trứng và cá, có thể chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng trong thai kỳ.
- Sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng: Các loại đồ uống này có thể gây nhiễm khuẩn cũng như rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ, do đó cần tránh sử dụng.
Lưu ý gì khi mang thai ba tháng cuối?
Dưới đây là một số thắc mắc cũng như những điều mà bạn cần chú ý khi mang thai 3 tháng cuối:
1. Làm gì khi em bé ngừng chuyển động?
Chuyển động là một dấu hiệu cho biết thai nhi đang hoạt động tốt. Khi quá trình mang thai tiến triển, em bé sẽ ngày càng lớn hơn và các chuyển động có thể sẽ thay đổi. Trong thời gian này, em bé có thể lăn nhiều hơn hoặc đưa tay và chân ra ngoài, dẫn đến các cơn gò trên bụng mẹ.
Hãy chú ý đến những chuyển động này. Nếu em bé không cử động nhiều như bình thường, hãy theo dõi chuyển động của bé. Hãy ăn một thứ gì đó sau đó nằm nghiêng sang trái và đếm cử động của thai nhị trong một giờ.
Theo khuyến cáo, bạn nên cảm thấy ít nhất 10 chuyển động mỗi giờ để đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh. Nếu em bé chuyển động ít hơn tần suất này, hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ.
2. Thắt dây an toàn có nguy hiểm không?
Khi sử dụng xe ô tô, bạn cần luôn thắt dây an toàn, đặc biệt là khi ngồi ở ghế trước. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe, kể cả khi bạn không mang thai. Trong thai kỳ, bạn có thể đặt vòng đai bên dưới bụng để bảo vệ cả mẹ và con nếu tai nạn xảy ra. Ngoài ra, nếu xảy ra tai nạn xe, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
3. Có cần ngừng làm việc khi mang thai 3 tháng cuối không?
Mang thai thường không gây ảnh hưởng hầu hết các nghề nghiệp. Tuy nhiên các nghề nghiệp nguy hiểm, chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất, khói độc, chất gây mê hoặc các chất dễ bay hơi, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, do đó bạn nên cân nhắc để thay đổi phù hợp.
Bạn có thể trao đổi với lãnh đạo công ty để được bổ nhiệm ở các vị trí ít rủi ro hơn. Nếu cần thay đổi công việc, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chứng nhận công việc có tính chất gây hại cho thai nhi. Điều này có thể sẽ giúp bạn nhận được một khoản trợ cấp phù hợp.
Mang thai 3 tháng cuối tức là bạn đã đi được ⅔ quãng đường và sẵn sàng để chào đón em bé chào đời. Tuy nhiên trong thời gian này, bạn cũng có nhiều điều cần lo lắng cũng như chuẩn bị để đảm bảo thai kỳ luôn phát triển khỏe mạnh. Nếu nhận thấy các rủi ro bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
Tham khảo thêm: