Sinh Thường Hay Sinh Mổ?
Sinh thường hay sinh mổ đều có những lợi ích và rủi ro riêng. Trong trường hợp không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ, hầu hết phụ nữ mang thai sẽ chọn sinh thường. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo vấn đề an toàn của mẹ và bé. Điều quan trọng là tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Sinh thường hay sinh mổ tốt hơn?
Sinh thường và sinh mổ là hai phương pháp sinh con được chỉ định để đưa em bé ra khỏi cơ thể của mẹ. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên tìm hiểu về phương pháp sinh thường hay sinh mổ để có sự lựa chọn tốt nhất.
Dưới đây là một số định nghĩa cũng như các vấn đề liên quan đến các phương pháp sinh, bạn có thể tham khảo và có kế hoạch sinh con phù hợp.
1. Sinh thường là gì?
Sinh thường hay sinh tự nhiên, sinh con qua ngả âm đạo, là phương pháp đưa em bé ra ngoài thông qua các cơn co thắt tự nhiên có hoặc không có thuốc giảm đau hoặc các thủ tục y tế khác.
Thông thường, sinh thường sẽ có thời gian nằm viện ngắn hơn, tỷ lệ rủi ro thấp và thời gian phục hồi nhanh hơn. Một số phụ nữ có thể sinh thường mà không cần sự can thiệp y tế, trong khi những người khác có thể cần sự hỗ trợ, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc Pitocin để giúp chuyển dạ
- Rạch tầng sinh môn để đưa đầu em bé ra ngoài dễ dàng hơn
- Chọc hoặc phá vỡ màng ối nhân tạo
- Hỗ trợ sinh bằng kỹ thuật đặt Forceps
2. Sinh mổ là gì?
Sinh mổ hay đẻ mổ là một thủ thuật phẫu thuật để mang em bé ra khỏi cơ thể người mẹ thông qua một vết cắt ở bụng. Phẫu thuật này được thực hiện khi mẹ không đủ điều kiện sinh con hoặc có rủi ro lớn khi sinh thường. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước hoặc là một thủ tục y tế phát sinh nhằm đảm bảo an toàn của mẹ và bé.
Mặc dù sinh mổ không phổ biến nhưng sinh thường, tuy nhiên một số trường hợp yêu cầu sinh mổ để tránh các rủi ro liên quan. Các trường hợp được chỉ định sinh mổ bao gồm:
- Em bé có các vấn đề sức khỏe
- Đa thai
- Có vấn đề ở nhau thai
- Chuyển dạ không tiến triển kịp thời để đưa em bé ra ngoài
- Em bé có kích thước lớn
- Em bé ở ngôi mông
- Nhiễm trùng hoặc thai phụ có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường
Nếu bạn đã từng sinh mổ ở lần sinh đầu, bạn có thể được chỉ định sinh mổ lần 2. Phương pháp sinh thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro như vỡ tử cung hoặc các rủi ro khác.
3. Thủ tục của từng phương pháp sinh
– Sinh thường:
Sinh con qua ngã âm đạo sẽ được diễn ra tại bệnh viện với sự giúp đỡ của bác sĩ sản khoa và hộ sinh. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp giảm đau, chẳng hạn như gây tê ngoài màng cứng, để giúp kiểm soát cơn đau chuyển dạ.
Sinh thường sẽ trải qua ba giai đoạn chuyển dạ, bao gồm giai đoạn đầu, giai đoạn tích cực và giai đoạn chuyển tiếp. Y tá hoặc bác sĩ sẽ thăm khám định kỳ để xác định các giai đoạn và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.
Khi cổ tử cung giãn đến 10 cm, việc giãn nở là hoàn thành và thai phụ bắt đầu dùng sức rặn để đưa em bé ra ngoài. Bác sĩ và đội ngũ y tế sẽ hỗ trợ rặn đẻ và em bé sẽ di chuyển xuống ống sinh. Sau khi em bé chào đời, thai phụ vẫn cảm nhận thấy các cơn co thắt nhỏ và tiếp tục quá trình dùng sức để đưa nhau thai ra khỏi cơ thể.
– Sinh mổ:
Sinh mổ là một thủ thuật y tế, trong đó bác sĩ sẽ thực hiện các vết cắt ở bụng dưới để đưa em bé ra ngoài. Sinh mổ có thể mất khoảng 45 phút mỗi lần, trong khi sinh thường có thể mất đến hàng giờ.
Sau khi em bé được đưa ra ngoài, bác sĩ sẽ cắt dây rốn, loại bỏ nhau thai và đóng vết mổ. Bởi vì sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn, do đó thai phụ sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê toàn thân. Trong suốt phẫu thuật, thai phụ sẽ giữ được sự tỉnh táo.
Trong thủ thuật sinh mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra em bé, làm thông đường thở và đảm bảo các chỉ số sức khỏe bình thường trước khi thai phụ được bế con.
4. Hồi phục sau sinh
Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh con được gọi là thời gian hồi phục. Trong thời gian này cơ thể cần được nghỉ ngơi và chữa lành khỏi các căng thẳng khi sinh con.
Việc phục hồi sẽ phụ thuộc vào các thủ tục y tế được thực hiện trong khi sinh cũng như kế hoạch chăm sóc sinh sinh. Chẳng hạn như khi bị rách hoặc cắt tầng sinh môn, việc hồi phục có thể mất đến 6 tuần. Ngoài ra, việc cắt tầng sinh môn cũng sẽ đau đớn hơn và cần một số điều chỉnh trong thói quen hàng ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Những thai phụ sinh thường mà không bị rách hoặc cắt tầng sinh môn sẽ hồi phục trong vòng 3 tuần hoặc nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị chảy máu âm đạo kéo dài trong 1 – 2 tuần.
Việc phục hồi sau khi sinh mổ tương tự như những phẫu thuật khác. Bạn có thể cần nhập viện để theo dõi trong 3 – 7 ngày. Trong thời gian này, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, bao gồm đi bộ, lên xuống giường để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh mổ, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc đau ở vết mổ. Đây là quá trình bình thường khi vết thương lành lại. Ngoài ra bạn cũng có thể bị chuột rút, chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch kéo dài trọng 4 – 6 tuần.
Bác sĩ sẽ đánh giá lại vết mổ và quá trình phục hồi khi tái khám để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
5. Rủi ro
Sinh thường hay sinh mổ đều có những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Phụ nữ sinh con qua đường âm đạo có thể bị rách tầng sinh môn hoặc phải cắt tầng sinh môn, cần phải được khâu lại và cần vài tuần để lành lại. Ngoài ra, phụ nữ sinh thường có thể gặp một số vấn đề về việc kiểm soát bàng quang hoặc sa nội tạng sau khi sinh con qua đường âm đạo.
Ở phụ nữ sinh mổ, tương tự như những cuộc đại phẫu thuật khác, mổ lấy thai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Các rủi ro phổ biến bao gồm nhiễm trùng, mất máu, hình thành cục máu đông, chấn thương ruột hoặc bàng quang, phản ứng dị ứng với gây gây tê hoặc các loại thuốc khác.
Sinh con là một quá trình có nhiều rủi ro, tuy nhiên hầu hết phụ nữ đều sinh con an toàn và khỏe mạnh.
Ưu và nhược điểm khi sinh thường hoặc sinh mổ
Sinh thường hay sinh mổ đều có mặt tích cực và tiêu cực riêng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
1. Sinh mổ
Sinh mổ được xem là an toàn hơn khi sinh thường nếu mẹ hoặc con có các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng khác. Việc sinh mổ có thể phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ hoặc lựa chọn của thai phụ.
Ưu điểm khi sinh mổ cho thai phụ:
- Kiểm soát tình trạng mất nước tiểu
- Đảm bảo chức năng bàng quang sau này trong cuộc sống
Ưu điểm cho trẻ sơ sinh:
- Sinh mổ là một ca phẫu thuật được thực hiện trong các tình huống nguy hiểm trong khi sinh nở. Nói cách khác, sinh mổ là thủ thuật bảo tồn mạng sống của em bé.
- Giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh trong khi sinh của trẻ sơ sinh.
Nhược điểm:
Sinh mổ thường có thời gian nằm viện kéo dài, dẫn đến khó khăn khi cho con bú và bé có thể tiếp xúc với sức mẹ trễ hơn so với em bé được sinh thường. Bên cạnh đó, đôi khi mẹ và bé có thể cần tái nhập viện để kiểm tra và điều trị.
Rủi ro ở mẹ:
- Nguy cơ mất máu hoặc có cục máu đông cao hơn so với sinh thường.
- Đau ở vị trí vết mổ.
- Thời gian phục hồi kéo dài (đôi khi lên đến 2 tháng).
- Tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở thai phụ sinh mổ cao hơn gấp 5 lần so với sinh ngả âm đạo. Các biến chứng dẫn đến tử vong bao gồm chảy nhiều máu, nhiễm trùng huyết (một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng trong cơ thể), huyết khối tắc mạch (tắc nghẽn mạch máu do hình thành cục máu đông), thuyên tắc nước ối (chất lỏng xung quanh em bé đi vào máu của mẹ).
- Có nguy cơ cao hơn về các vấn đề nhau thai và vỡ tử cung trong những lần mang thai sau này. Các rủi ro bao gồm các biến chứng nghiêm trọng trong thời gian mang thai và tử vong ở người mẹ.
- Nguy cơ cần sinh mổ cao hơn ở những lần sinh con sau này.
- Cơ bụng suy yếu.
Rủi ro ở trẻ sơ sinh:
Trong khi trải qua quá trình sinh thường, sự tiếp xúc của em bé với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ sẽ cung cấp khả năng miễn dịch cho em bé chống lại một số vi khuẩn khi chào đời. Do đó trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như hen suyễn, viêm da dị ứng ( dị ứng da) và bệnh celiac (không dung nạp gluten ) cao hơn những trẻ được sinh thường.
Ngoài ra, trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ cần được chăm sóc đặc biệt, trẻ sơ sinh sinh ra đã tử vong (thai chết lưu), sinh non hoặc sinh non có nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt là trẻ được sinh mổ mà không có quá trình chuyển dạ.
2. Sinh thường
Sinh thường là lựa chọn sinh con phổ biến, không cần chỉ định của bác sĩ và rủi ro thấp. Sinh thường có ít nguy cơ mất máu, sẹo, nhiễm trùng và các biến chứng liên quan đến quá trình gây mê hoặc thuốc giảm đau.
Các ưu điểm khi sinh thường bao gồm:
- Các chất lỏng tử phổi của em bé sẽ được loại bỏ thông qua các cơn co thắt khi sinh.
- Tiếp cận với vi khuẩn có lợi ở ống sinh dục, điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của em bé.
- Cho phép em bé và mẹ thực hiện phương pháp da kề da ngay lập tức và mẹ có thể cho con bú ngay lập tức.
- Thời gian nằm viện ngắn, thường chỉ kéo dài 2 – 3 ngày.
- Thời gian phục hồi nhanh, thường chỉ trong vòng một – hai tuần.
Rủi ro khi sinh thường:
- Quá trình này kéo dài, đau đớn hơn và đòi hỏi nhiều thể chất của người mẹ.
- Làm căng âm đạo, có nguy cơ rách âm đạo hoặc chấn thương bên trong. Đôi khi bác sĩ có thể thực hiện các vết cắt tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài.
- Các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như mất kiểm soát bàng quang và nước tiểu suốt đời.
- Có nhiều rủi ro hơn nếu sinh đôi.
- Có nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ từ trung bình đến nghiêm trọng.
- Thường bị đau ở vùng háng, bẹn kéo dài trong vài ngày.
- Cơ háng có thể bị yếu đi.
Việc quyết định sinh thường hay sinh mổ đều nhằm mục tiêu sinh em bé khỏe mạnh. Do đó, nếu đang phân vân về phương pháp sinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ phù hợp.
Lập một kế hoạch sinh con rõ ràng và phù hợp có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Điều quan trọng là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có một em bé khỏe mạnh và an toàn.
Tham khảo thêm: