Viêm Khớp Gối
Viêm khớp gối nói riêng và viêm khớp nói chung là bệnh lý cơ xương khớp hiện đang trong tình trạng báo động bởi tỷ lệ người mắc bệnh không ngừng gia tăng. Bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào thế nên bạn cần phải hiểu rõ về bệnh lý này. Nội dung bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết được viêm khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
Bệnh viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là tình trạng sưng, tổn thương tại một hoặc nhiều khoang trong khớp gối. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau đầu gối. Thực tế có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khớp gối.
Viêm xương khớp là loại viêm khớp gối phổ biến nhất, hay còn được gọi là viêm khớp mòn và bệnh thoái hóa khớp. Bệnh viêm xương khớp được đặc trưng do sự hao mòn dần dần của sụn trong khớp. Khi lớp sụn bảo vệ bị mòn, xương có biểu hiện bị lộ ra, đầu gối sẽ bị sưng và khi thực hiện các hoạt động hàng ngày sẽ khiến người bệnh bị đau đớn.
Bệnh viêm khớp gối thường gặp nhiều ở đối tượng người cao tuổi, khi các cơ khớp xương của họ trở nên lão hóa và không còn độ dẻo dai và vữa chắc như trước kia.
Nguyên nhân gây viêm khớp gối
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân viêm khớp gối, tuy nhiên phổ biến hơn cả là các yếu tố sau đây:
- Viêm khớp đầu gối do tuổi tác: Bác sĩ chuyên khoa cho rằng, viêm khớp gối được xem là một bệnh không thể tránh khỏi khi tuổi cao. Do chức năng tạo sụn và chất nhờn của khớp lúc này bị suy yếu, thậm chí là viêm sụn khớp gối gây ra những vấn đề về khớp, trong đó điển hình là viêm khớp gối.
- Do chấn thương: Những chấn thương do tác động ngoại lực khiến cho gân đầu gối bị rách, hay chấn thương dây chằng đầu gối do chơi thể thao gây ra hiện tượng viêm khớp gối, đau đầu gối nghiêm trọng.
- Do các bệnh khớp gối: Các bệnh lý như thoái hóa khớp, thấp khớp cấp… là những nguyên nhân gây viêm khớp gối.
- Ngoài ra, nguyên nhân bệnh viêm khớp gối còn có thể xuất phát do bạn bị bệnh gout mãn tính, viêm gân, viêm màng bao hoạt dịch khớp, loãng xương, béo phì, sử dụng khớp gối quá mức, di truyền…
Các triệu chứng viêm khớp gối điển hình
Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, những triệu chứng viêm khớp gối có xu hướng tăng lên khi tình trạng bệnh xấu đi. Trong nhiều trường hợp các triệu chứng viêm khớp chân, viêm khớp gối có thể đột ngột trở nên tồi tệ nếu có chấn thương nhẹ.
Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp gối bạn đọc cần đặc biệt lưu ý đó là:
- Đau khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Suy giảm, hạn chế phạm vi chuyển động.
- Viêm khớp gối khiến người bệnh cảm nhận được sự căng cứng đầu gối.
- Sưng, đau tại khớp gối.
- Các khớp bị yếu đi và có cảm giác khớp không còn chút sức lực nào.
- Ngoài ra, người bệnh viêm khớp có các triệu chứng toàn thân như: Mệt mỏi, khó chịu; sốt, ớn lạnh ở mức độ nhẹ; biến dạng khớp (triệu chứng nghiêm trọng phổ biến ở hầu hết các bệnh thấp khớp gối).
Bởi vì không có cách chữa cho bệnh khớp, viêm đau khớp gối, chúng ta chỉ có thể làm chậm đi quá trình viêm khớp. Do vậy, biết rõ được triệu chứng bệnh sớm sẽ giúp bạn được điều trị sớm và hiệu quả.
Như bạn cũng biết, khớp gối là một khớp phải chịu áp lực đến từ hầu hết các bộ phận trên cơ thể chúng ta. Chính vì thế mà khớp gối rất dễ rơi vào tình trạng quá tải, bị tổn thương, thoái hóa, nặng thì bị các bệnh khớp đầu gối. Viêm khớp là một tổn thương do khớp của bạn bị thoái hóa hoặc chấn thương.
Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, dù viêm khớp gối không phải bệnh gây nguy hiểm chết người nhưng về lâu dài nếu không chữa trị sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn là mất khả năng lao động và sinh hoạt.
Theo thống kê, có đến hơn 80% người bị viêm khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng dẫn đến tình trạng hạn chế vận động. Hơn 20% ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, viêm đầu gối, viêm khớp gối còn gây ra các ảnh hưởng khác đến cơ thể người bệnh như: Mất ngủ thường xuyên, tăng cân, mắc bệnh thống phong, lắng đọng canxi ở khớp, lo âu và thậm chí là bị trầm cảm nếu không được điều trị sớm.
Và mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn bệnh của mỗi người. Nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là một điều mà người bệnh nên làm.
Đau khớp gối có thể do bị chấn thương hay chơi thể thao… nhiều trường hợp hiện tượng đau khớp gối có thể biến mất sau vài ngày. Nhưng nếu, cơn đau kéo dài từ 1 đến 2 tuần thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Cách chẩn đoán viêm khớp gối
Để chẩn đoán bạn có mắc viêm khớp hay không bác sĩ sẽ thực hiện nhiều phương pháp khác nhau bởi thực tế không có xét nghiệm đơn lẻ nào để đưa ra chẩn đoán xác định viêm khớp gối. Cụ thể:
- Thực hiện xét nghiệm để phân tích dấu hiệu viêm khớp trong máu, trong nước tiểu hoặc dịch khớp.
- Bác sĩ tiến hành siêu âm hình ảnh các mô mềm, sụn cũng như cấu trúc chứa dịch trong đầu gối để xác định viêm khớp gối.
- Chụp X-quang để quan sát tình trạng mất sụn khớp, tổn thương ở xương hoặc gai xương.
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) để giúp bác sĩ hình dung được các xương trong đầu gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Phương pháp điều trị viêm khớp gối
Sau chẩn đoán nếu được xác định mắc viêm xương khớp người bệnh sẽ được áp dụng các cách điều trị sau:
- Giảm cân: Đây là phương pháp điều trị viêm khớp gối quan trọng nhất nhưng lại không được áp dụng nhiều. Theo các chuyên gia, càng ít trọng lượng khớp phải chịu đựng thì sẽ giảm được triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, hãy giảm cân theo chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tập thể dục: Bài tập tăng cường các cơ bắp xung quanh đầu gối sẽ làm cho các khớp ổn định hơn và giảm đau nhanh.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Người bệnh có thể dùng thuốc không cần kê đơn như: acetaminophen, ibuprofen…
- Tiêm Cortisone: Tiêm Cortisone có thể giúp giảm viêm và giảm đau trong khớp.
- Phương pháp thay thế: Có thể sử dụng kem bôi có chứa capsaicin, liệu pháp bổ sung như glucosamine và chondroitin; hoặc châm cứu.
- Dùng các thiết bị nẹp: Trong chữa viêm khớp gối có hai loại nẹp gồm nẹp gối không tải, (hỗ trợ phía đầu gối bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp) và nẹp gối hỗ trợ, có tác dụng hỗ trợ cho toàn bộ đầu gối.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu và các liệu pháp nghề nghiệp: Phương pháp trị viêm khớp gối bằng vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường cơ bắp, tăng tính linh hoạt trong các khớp. Còn trị liệu nghề nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện thường xuyên các hoạt động hàng ngày, ví dụ như việc gia đình mà không phải chịu nhiều đau đớn.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng áp dụng cho bệnh nhân khi những cách chữa khác không mang lại hiệu quả.
Ngoài các cách chữa trên thì người bệnh có thể tìm đến cách điều trị bệnh viêm khớp gối bằng bài thuốc Đông y, thuốc nam. Đây cũng là cách chữa hiệu quả được nhiều người áp dụng do ưu điểm là lành tính, điều trị từ căn nguyên gây bệnh, bổ can thận…
Mỗi người sẽ có một cách điều trị khác nhau để từ đó mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn cần tham khảo và trao đổi với bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
Cách phòng tránh viêm khớp gối
Phòng tránh và ngăn ngừa viêm khớp gối là một việc làm cần thiết mà ai trong chúng ta cũng cần phải thực hiện. Và một số biện pháp giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định: Duy trì trong lượng cân đối, khỏe mạnh là cách hiệu quả để bạn phòng tránh viêm khớp gối nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
- Hãy giúp cho cơ khớp mạnh mẽ và dẻo dai hơn: Bạn hãy sắp xếp thời gian để tập luyện các bài tập phù hợp để các khớp linh hoạt hơn và dẻo dai. Bơi lội, Aerobics… là cách giúp cho xương khớp của bạn thêm khỏe mạnh.
- Với người cao tuổi để phòng viêm khớp gối cần trú trọng tập các bài tập dưỡng sinh, xe đạp tại chỗ, bơi lội, tập thái cực quyền…
- Trước khi tập luyện thể dục thể thao bạn nên đi bộ nhẹ nhàng quanh sân để cho máu lưu thông, tiếp theo là khởi động kỹ các khớp, dây chằng gân cơ, những bài tập kéo giãn… để tránh chấn thương khi vận động, ngăn ngừa viêm khớp gối.
- Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau xanh, cá, tôm… để tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, phòng bệnh hiệu quả.
Như vậy, trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh viêm khớp gối mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có những kiến thức nhất định về bệnh cũng như chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh giúp ngăn ngừa các biến chứng mà bệnh gây ra.