Thuốc Rosiglitazone

Rosiglitazone
Hoạt Chất

Rosiglitazone 

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường loại 2

    Công ty sản xuất: GlaxoSmithKline

    Quốc gia sản xuất: Anh

Tác giả: Cập nhật: 2:06 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Thuốc Rosiglitazone hoạt động bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp làm giảm glucose, axit béo, từ đó kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở mức độ an toàn để hạn chế tối đa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm. Mọi người chỉ dùng Rosiglitazone khi có chỉ định rõ ràng của các chuyên gia y tế.

Rosiglitazone có công dụng gì?

Rosiglitazone là một trong những loại dược phẩm thuộc một nhóm thuốc có tên gọi thiazolidinedone dành riêng cho các bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2. Theo các chuyên gia y tế, tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và do đó không thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Bệnh về lâu dài có thể khiến mọi người phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, rối loạn thị lực, hoại tử chân hoặc bệnh về tim mạch.

Khi dùng thuốc Rosiglitazone, các thành phần có trong thuốc sẽ hoạt động bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chúng làm giảm glucose, axit béo và nồng độ insulin trong máu bằng cách liên kết với các thụ thể kích hoạt peroxisome proliferator (PPARs).

Thuốc Rosiglitazone dành cho bệnh nhân bị tiểu đường loại 2
Thuốc Rosiglitazone dành cho bệnh nhân bị tiểu đường loại 2

Rosiglitazone không được sử dụng để điều trị cho bệnh tiểu đường loại 1 (tình trạng cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết) hoặc nhiễm toan đái thào đường (một tình trạng nghiêm trọng nếu lượng đường trong máu quá cao và không có biện pháp can thiệp kịp thời).

Thuốc được sản xuất bởi một trong những công ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu của Anh – GlaxoSmithKline. Năm 1999, Rosiglitazone đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.

Nên sử dụng thuốc Rosiglitazone như thế nào?

Hiện nay trên thị trường, Rosiglitazone được bán dưới dạng viên nén với hàm lượng là 2mg, 4mg, 8mg. Liều dùng Rosiglitazone mỗi ngày cho người lớn là 4mg, uống một lần/ngày. Sau 8-12 tuần, nếu tình trạng của bệnh nhân chưa có nhiều tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định tăng liều lên mức 8mg/ngày và đây cũng là liều tối đa không được phép vượt qua.

Thuốc Rosiglitazone chưa có chỉ định sử dụng cho đối tượng là trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nghe theo bất cứ lời đồn trên mạng nào và mua về cho con uống mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Năm 2007, một đánh giá nghiên cứu về Rosiglitazone đã dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng thuốc Rosiglitazone cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến một tác dụng phụ nguy hiểm đó là gây ra các cơn đau tim.

Theo nhiều tài liệu, Rosiglitazone  đã gây ra 83.000 cơn đau tim từ năm 1999 đến 2007. Thậm chí, ở Châu Âu loại thuốc này đã bị cấm. Và theo một thông tin, công ty GlaxoSmithKline đã phải chi trả hàng chục triệu đô la vì đã không cảnh báo cho người dùng về tác hại nguy hiểm này.

Bên cạnh đó,  một nghiên cứu khác đã cho thấy việc bệnh được điều trị bằng thuốc Rosiglitazone có nguy cơ đột quỵ cao hơn 27% so với những người cũng điều trị bệnh tiểu đường bằng một sản phẩm khác có tên gọi là Pioglitazone.

Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Công ty GlaxoSmithKline đã báo cáo tỷ lệ gãy xương cánh tay, bàn tay và bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường nữ dùng rosiglitazone cao hơn so với những người sử dụng thuốc metformin hoặc glyburide.

Một thông tin quan trọng nữa là cả thuốc rosiglitazone và pioglitazone đều bị nghi ngờ gây tổn thương võng mạc mắt và gây mù một phần. Chính vì thế các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên ngừng dùng  Rosiglitazone ngay khi nhận thấy thị lực của mình có dấu hiệu suy giảm.

Có thể thấy Rosiglitazone gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu cơ thể người bệnh không tương thích với thuốc. Để đảm bảo an toàn nhất, mọi người nên đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như:

  • Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
  • Đau lưng nghiêm trọng
  • Đau tức ngực
  • Hàm, cánh tay, cổ, dạ dày đều bị đau
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn
  • Mắt và da có màu vàng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Thị lực thay đổi
  • Da nhợt nhạt
  • Mặt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
  • Khàn tiếng, khó thở
  • Phát ban, nổi mề đay sốt
  • Rối loạn kinh nguyệt

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Rosiglitazone?

Các trường hợp bệnh nên dưới đây nên cẩn trọng, thậm chí là không nên sử dụng Rosiglitazone để kiểm soát lượng đường trong máu:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh về tim như suy tim, rối loạn nhịp tim
  • Đã từng bị đột quỵ hoặc gắp rắc rối về lưu thông máu
  • Huyết áp cao, cholesterol cao
  • Thường xuyên bị chứng ngưng thở khi ngu
  • Mắc bệnh tiểu đường loại 1
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh về gan hoặc thận
  • Rosiglitazone có thể gây hại cho thai nhi, chính vì thế phụ nữ có thai không nên dùng loại thuốc này
  • Không sử dụng Rosiglitazone khi đang cho con bú
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân có hệ xương khớp không khỏe mạnh, xương dễ vỡ, đặc biệt là ở phụ nữ

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng loại thuốc này?

Nếu muốn Rosiglitazone có thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức độ an toàn cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 thì khi sử dụng, mọi người phải ghi nhớ thật kỹ một số lưu ý dưới đây:

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
  • Tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa thông báo cho bác sĩ
  • Rosiglitazone cần được nuốt chửng cùng một cốc nước đầy, không cắn, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc trong miệng
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để xác định mức độ tác động của thuốc đối với bệnh
  • Không uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng Rosiglitazone
  • Thuốc cần được uống đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ cố định để tránh tình trạng quên liều
  • Sau khi sử dụng Rosiglitazone, có thể phải mất 2-3 tháng người bệnh mới thấy thuốc phát huy tác dụng
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột vì đây là các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu và vô hiệu hóa tác dụng của thuốc
  • Không dùng chung đơn thuốc với người khác cho dù tình trạng bệnh là giống nhau
  • Nếu muốn chuyển từ việc uống thuốc Rosiglitazone sang các sản phẩm tiêm insulin, người bệnh cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ
Không tự ý tăng liều khi dùng loại thuốc này
Không tự ý tăng liều khi dùng loại thuốc này

Rosiglitazone tương tác với những thuốc nào?

Theo các chuyên gia y tế, Rosiglitazone tương tác với rất nhiều loại thuốc. Điển hình như:

  • Balofloxacin
  • Besifloxacin
  • Ceritinib
  • Ciprofloxacin
  • Gatifloxaci
  • Gemifloxacin
  • Insulin aspart
  • Pixantrone
  • Dabrafenib
  • Enoxacin
  • Entacapone
  • Fleroxacin
  • Rifampin
  • Trimethoprim
  • Flumequine
  • Prulifloxacin
  • Rufloxacin
  • Sparfloxacin
  • Tosufloxacin
  • Insulin detemir
  • Insulin glulisine
  • Gemfibrozil
  • Glucomannan
  • Insulin lispro
  • Levofloxacin
  • Lomefloxacin
  • Moxifloxacin
  • Nadifloxacin
  • Nitisinone
  • Norfloxacin
  • Ofloxacin
  • Pazufloxacin
  • Pefloxacin
Rosiglitazone có tương tác với thuốc Insulin Aspart
Rosiglitazone có tương tác với thuốc Insulin Aspart

Bảo quản thuốc ra sao?

  • Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Không cất giữ thuốc ở những vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc có tin trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ

Nên mua Rosiglitazone ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có thể mua thuốc Rosiglitazone tại bệnh viện hoặc các hiệu thuốc lớn. Giá một hộp thuốc không cố định vì nó có thể thay đổi tùy vào từng địa điểm bán.

Rosiglitazone sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt nếu như người bệnh dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có dạng viên nén nên rất dễ sử dụng. Mọi người hãy đảm bảo nhớ uống Rosiglitazone đúng giờ mỗi ngày và hạn chế tối đa số lần quên liều để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nguồn tham khảo
Top