Pantoloc® là thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, loét ruột,… Thuốc giúp cân bằng acid dạ dày, từ đó khắc phục và điều trị các bệnh lý tại bộ phận này. Bên cạnh đó, pantoloc® còn thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, khôi phục chức năng dạ dày hiệu quả.
Tác dụng của thuốc Pantoloc® là gì?
Pantoloc® thuộc nhóm thuốc kháng axit, chống loét và chống trào ngược dạ dày. Thành phần chính của thuốc là Pantoprazole – một chất thay thế của benzimidazol có vai trò ức chế tác động của acid hydroclorid dạ dày, giảm bớt tình trạng gia tăng quá mức của acid gây hại cho dạ dày.
Thuốc Pantoloc® có tác dụng điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, loét ruột, loét tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản.
Bên cạnh đó, loại thuốc này còn điều trị khá hiệu quả tình trạng loét dạ dày do nhiễm khuẩn H.pylori. Ngoài ra, Pantoloc® còn giúp làm lành nhanh các vết thương và phục hồi chức năng cho dạ dày.
Thuốc Pantoloc® được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột và thuốc bột pha tiêm. Liều dùng của người bệnh sẽ do các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chỉ định.
Dùng thuốc Pantoloc® đúng cách như thế nào?
- Thuốc Pantoloc® được sử dụng theo đường uống trực tiếp và tiêm truyền tĩnh mạch. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
- Có thể dùng thuốc Pantoloc® dạng viên nén kèm hay không kèm thức ăn đều được. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng cùng thức ăn để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày.
- Khi uống thuốc, người bệnh nên nuốt nguyên vẹn, tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nhỏ để tránh thuốc phát huy công dụng mạnh tại chỗ. Thời điểm uống thuốc hợp lý là buổi sáng.
- Nên uống thuốc cũng một cốc nước đầy để tăng khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
- Thuốc Pantoloc® dạng uống có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng axit. Trường hợp sử dụng Pantoloc® cùng thuốc Sucralfate, người bệnh nên dùng thuốc Pantoloc® trước, sau đó 30 phút mới tiến hành dùng Sucralfate.
- Với thuốc Pantoloc® dạng tiêm, người bệnh nên kiểm tra chất lượng thuốc trước khi sử dụng. Không sử dụng khi thấy thuốc có màu sắc hoặc mùi bất thường.
- Trước khi tiến hành tiêm truyền, người bệnh cần làm sạch vùng da tiêm bằng dung dịch khử trùng. Sau khi tiêm, cần xử lý rác thải y tế (ống tiêm, lọ thuốc) một cách an toàn.
- Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Không ngừng dùng thuốc đột ngột vì nó có thể khiến cho bệnh có nguy cơ tái phát cao.
- Người bệnh nên tạo cho mình thói quen dùng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp thuốc phát huy công dụng một cách ổn định, đồng thời cũng hạn chế tình trạng người bệnh quên dùng thuốc.
- Sau một thời gian dùng thuốc, nếu không thấy hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Liều dùng thuốc Pantoloc®
1. Liều dùng cho người lớn
Điều trị tình trạng loét dạ dày, loét tá tràng hoặc loét dạ dày do nhiễm H.pylori
Thuốc uống
- Để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh lý này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng Pantoloc® cùng với 2 loại thuốc khác là Amoxicillin/ Metronidazole, Clarithromycin.
- Với phác đồ điều trị 3 thuốc, người bệnh sẽ dùng thuốc với liều lượng cụ thể như sau: Pantoloc® 40mg, Clarithromycin 500mg, Amoxicillin 1000mg hoặc thuốc Metronidazole 500mg.
- Mỗi loại thuốc sử dụng 2 lần/ ngày. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định tăng/ giảm liều để phù hợp với sức khỏe người bệnh.
Thuốc tiêm:
- Dùng thuốc với liều lượng 40mg, tiến hành tiêm truyền tĩnh mạch ngày 1 lần.
Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản
- Dùng thuốc Pantoloc® với liều lượng 40mg/ngày, duy trì liệu trình đều đặn trong khoảng 8 tuần. Nếu không thấy hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiếp tục duy trì liệu trình thêm 8 tuần nữa.
- Với trường hợp dùng thuốc để phòng ngừa, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng 20mg/ngày vào buổi sáng. Có thể gia tăng liều lượng lên 40mg/ngày nếu bệnh có xu hướng tái phát.
Điều trị loét dạ dày
- Dùng thuốc với liều 40mg/ngày, duy trì liệu trình đều đặn trong 4 tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định kéo dài liệu trình thêm 4 tuần nữa nếu tình trạng bệnh lý không thuyên giảm.
Điều trị loét tá tràng
- Dùng thuốc với liều lượng 40mg/ ngày, thực hiện liệu trình trong 2 tuần. Có thể dùng thêm thuốc trong khoảng 2 tuần nữa nếu tình trạng bệnh lý vẫn còn nghiêm trọng.
2. Liều dùng cho trẻ em
Hiện nay vẫn chưa có liều dùng thuốc Pantoloc® cụ thể cho trẻ em dưới 18 tuổi. Do đó, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này.
Tác dụng phụ của thuốc Pantoloc® là gì?
Khi dùng thuốc Pantoloc® không đúng cách, sai liều lượng hoặc cơ thể mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
- Đau đầu, chóng mặt
- Đau nhức khớp xương
- Khó thở, đau thắt ngực
- Mặt, mũi, lưỡi, họng có dấu hiệu sưng phù
- Phát ban và nổi mẩn đỏ trên da
- Buồn nôn và nôn mửa
- Đau dạ dày nặng, tiêu chảy nhẹ
- Có dấu hiệu co giật
- Xuất hiện tình trạng hạ magie huyết
- Có dấu hiệu của bệnh thận
- Rối loạn tiểu tiện, tiểu ra máu
- Cơ thể sưng phù và tăng cân không kiểm soát
- Có triệu chứng cảm lạnh như đau họng, hắt hơi, sổ mũi
Khi thấy có thể xuất hiện một trong những triệu chứng như trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu một cách kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Tương tác của thuốc Pantoloc®
1. Những thuốc nào tương tác với Pantoloc®?
Việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc có thể gây ra một số tương tác nhất định. Nhẹ thì làm suy giảm công dụng của thuốc, nặng thì có thể dẫn đến các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết đầy đủ về các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc sắp sử dụng. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để điều chỉnh liều lượng thuốc một cách phù hợp nhất.
Một số loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Pantoloc® là:
- Ketoconazole;
- Warfarin (Coumadin®, Jantoven®);
- Mycophenolate mofetil;
- Thuốc trị HIV/AIDS như atazanavir, nelfinavir;
- Ampicillin;
- Methotrexate;
- Thuốc bổ sung sắt như sắt fumarate, sắt gluconate, sắt sulfate.
2. Thức ăn và bia rượu có tương tác với thuốc Pantoloc® không?
Bia rượu và thức ăn có thể gây ra một số tương tác nhất định với thuốc Pantoloc®. Do đó, người bệnh cần lưu ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý không sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc Pantoloc®.
3. Tình trạng sức khỏe nào gây ảnh hưởng đến thuốc?
Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng có thể ảnh hưởng đến công dụng của thuốc Pantoloc®. Vậy nên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các vấn đề bệnh lý mà mình đang gặp phải, từ đó để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Thận trọng khi dùng thuốc Pantoloc®
Khi dùng thuốc Pantoloc®, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải
- Liệt kê cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc sắp sử dụng trong thời gian tới.
- Báo với bác sĩ nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi
- Nếu đang có thai, dự định có con, đang cho con bú hoặc chuẩn bị phẫu thuật, ngươi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình điều trị.
Bảo quản thuốc Pantoloc® như thế nào?
- Nên để thuốc ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ ổn định.
- Tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp.
- Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà bếp.
- Khi không dùng đến cần bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì. Với thuốc bộ pha tiêm, không nên giữ lại phần thuốc thừa để dùng cho lần sau.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
- Khi thuốc hết hạn sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hủy thuốc sao cho an toàn với môi trường.
Nên làm gì khi dùng thuốc quá/ lỡ liều
Khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Lúc này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Hạn chế tối đa việc tự chữa trị ở nhà vì đôi khi có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Còn với trường hợp dùng thuốc lỡ liều, người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng kế tiếp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc gấp đôi liều lượng quy định.
Thuốc Pantoloc® có giá bao nhiêu?
Giá thuốc Pantoloc® có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán, thường dao động trong khoảng 150.000 – 170.000 đồng. Do đó, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc nhà thuốc uy tín để mua thuốc với giá cả hợp lý nhất.
Vừa rồi là những thông tin về thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày Pantoloc®. Người bệnh có thể dựa vào những kiến thức này để dùng thuốc đúng cách và hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp một cách chính xác.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thông tin xem thêm: Thuốc Rabeprazole điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Thuốc này dùng cho bà bầu 5 tháng được không bác sĩ?
cái này là kháng sinh ạ?
Phụ nữ mang bầu có dùng được thuốc này không bác sĩ ơi?
Dùng thuốc này chung với men tiêu hóa có được không ạ?
Tôi bị viêm loét dạ dày do uống nhiều dạ dày do uống nhiều bia rượu có dùng thuốc này được không ạ và liều dùng ntn?