Acebutolol

Thuốc Acebutolol
Biệt Dược

Acebutolol

    Đóng gói: Viên nén, viên nang

    Số đăng ký: VNB-2180-04

    Loại thuốc: Thuốc tim mạch

    Công ty sản xuất: Công ty TNHH Aventis SRL - VIỆT NAM

    Quốc gia sản xuất: Việt Nam

Tác giả: Cập nhật: 2:04 pm , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Lê Thị Phương

Acebutolol là thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn beta được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh huyết áp cao, rối loạn nhịp tim. Các thông tin cụ thể nhất về thuốc từ công dụng, cách dùng, tác dụng phụ cũng như khi dùng cần thận trọng những gì sẽ được chúng tôi cung cấp trong nội dung bài viết này.

Acebutolol là thuốc gì?

Acebutolol là thuốc kê theo toa của thương hiệu Sectral được dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp) và loạn nhịp tim.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang gồm các hàm lượng: Acebutolol 200mg, Acebutolol 400 mg. Và dạng viên nén gồm các hàm lượng: Acebutolol 100mg, Acebutolol 200mg, Acebutolol 400 mg.

Acebutolol có thể được dùng như một phần của liệu pháp phối hợp với các loại thuốc khác để mang lại hiệu quả trong điều trị.

Cơ chế hoạt động của thuốc đó là ngăn chặn một số thụ thể (cụ thể là beta) được tìm thấy trong các mạch máu và tim của bạn khỏi bị sự kích thích bởi các hormone, ví dụ như adrenaline.

Khi thuốc này thực hiện ngừng kích hoạt các thụ thể này, các mạch máu và tim được thư giãn, điều này giúp giảm huyết áp và giảm  nhịp tim của bạn cũng như áp lực ở tim.

Acebutolol là thuốc điều trị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim
Acebutolol là thuốc điều trị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim

Công dụng của thuốc Acebutolol là gì?

Acebutolol là thuốc tim mạch và được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thuốc Acebutolol điều trị cao huyết áp.
  • Kiểm soát huyết áp, giúp ngăn ngừa tình trạng đột quỵ, đau tim và cách bệnh về thận.
  • Thuốc được sử dụng để dự phòng cơn đau thắt ngực do cố gắng.
  • Điều trị một vài rối loạn nhịp tim bao gồm: Trên tâm thất (nhịp tim nhanh, cuồng động nhĩ và rung nhĩ, nhịp tim nhanh bộ nối); tâm thất (nhịp tim nhanh thất, ngoại tâm thu thất).
  • Thuốc Acebutolol điều trị dài hạn sau nhồi máu cơ tim, cụ thể thuốc có thể làm giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim, giảm tử vong và đặc biệt giảm đột tử.
  • Điều trị trong các trường hợp nhịp xoang nhanh.
  • Điều trị nhiễm độc cơ tim do cường giáp.
  • Ngoài ra, thuốc Acebutolol còn có thể được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn cơn đau ngực (đau thắt ngực), suy tim, giảm nguy cơ tử vong sau một cơn đau tim.

Dược lực học và dược động học của thuốc Acebutolol

1. Dược lực học

Thuốc Acebutolol là một thuốc chẹn beta, và thuốc chẹn beta- adrenergic chọn lọc trên beta-1. Do đó thuốc sẽ được đặc trưng bởi những đặc tính dược lý sau:

  • Acebutolol có tác động chẹn beta chọn lọc trên beta-1;
  • Tác dụng chống loạn nhịp;
  • Có khả năng chủ vận từng phần hoặc tác động giống giao cảm nội sinh.

2. Dược động học của thuốc Acebutolol

Khả năng hấp thu: Khi dùng theo đường uống, Acebutolol được hấp thu nhanh và gần như là hoàn toàn. Tuy nhiên, khi qua gan lần đầu thuốc bị chuyển hóa nhiều và có sinh khả dụng 40%, đỉnh điểm hấp thu trong huyết tương đạt được sau 2-4 giờ.

Thuốc được hấp thụ nhanh theo đường uống
Thuốc được hấp thụ nhanh theo đường uống

Phân bố: Thuốc liên kết yếu với protein huyết tương, khoảng 9-11% đối với Acebutolol và từ 6-9% đối với diacetolol.

Chuyển hóa: Phần lớn thuốc Acebutolol sẽ được chuyển hóa ở gan thành dẫn xuất N-acetyl là diacetolol – đây là một chất chuyển hóa có hoạt tính. Diacetolol sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 4 giờ, gấp đôi nồng độ của thuốc trong huyết tương.

Thải trừ: Acebutolol và diacetolol được đào thải qua thận là chủ yếu, thời gian bán hủy đào thải của thuốc Acebutolol trong huyết tương khoảng 4 giờ và của diacetolol là 10 giờ.

Nếu người bệnh bị suy thận việc đào thải qua nước tiểu giảm và tăng thời gian bán hủy của Acebutolol, nhất là của diacetolol. Từ đây có thể thấy sự tương quan rất đáng kể giữa thanh thải creatinin và thanh thải ở thận của diacetolol.

Cách dùng và liều dùng thuốc Acebutolol như thế nào?

1. Cách dùng thuốc Acebutolol như thế nào?

Để sử dụng thuốc có hiệu quả cao và giảm thiểu gặp phải những rủi ro, tác dụng không mong muốn người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường sẽ uống 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Liều lượng thuốc như thế nào sẽ dựa trên sức khỏe của người bệnh và khả năng đáp ứng điều trị ra sao.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên để thu về hiệu quả cao. Tốt nhất bạn hãy dùng thuốc ở cùng một thời điểm trong ngày.
  • Hãy ghi lại chỉ số huyết áp của bạn thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp thường xuyên tăng ở mức cao thì hãy liên hệ cho bác sĩ.

2. Liều dùng thuốc Acebutolol như thế nào?

Những thông tin về liều dùng thuốc sau đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Do vậy, bạn hãy trao đổi trực tiếp về liều dùng thuốc cụ thể với tình trạng sức khỏe của mình.

Liều dùng thuốc Acebutolol cho người lớn:

Điều trị tăng huyết áp:

  • Liều khởi đầu: Dùng 400mg, uống một ngày một lần hoặc uống 200mg hai lần mỗi ngày.
  • Liều duy trì việc điều trị: Người bệnh dùng 400 đến 800mg mỗi ngày.

Điều trị ngoại tâm thu thất:

  • Liều khởi đầu: Người bệnh dùng 200mg uống mỗi ngày 2 lần.
  • Liều duy trì việc điều trị: Dùng 600 đến 1200mg/ ngày và chia thành các liều nhỏ.
  • Liều tối đa trong điều trị: Là 600mg, người bệnh uống hai lần một ngày.

Liều dùng thuốc Acebutolol cho trẻ em:

Hiện nay, liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định, cho nên các bậc phụ huynh cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho bé.

Thuốc Acebutolol có các tác dụng phụ nào?

Thuốc Acebutolol ngoài gây buồn ngủ thì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ khác cho người bệnh khi sử dụng. Những tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý đó là:

Chóng mặt là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc
Chóng mặt là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Nhịp tim chậm hơn bình thường;
  • Chóng mặt;
  • Người mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Táo bón;
  • Bị bệnh tiêu chảy;
  • Đau dạ dày biểu hiện ở tình trạng khó tiêu;
  • Đau cơ hoặc đau.

Nếu những tác dụng phụ do thuốc Acebutolol ở mức độ nhẹ, chúng có thể tự biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng nếu chúng nặng hơn và không biến mất thì bạn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Huyết áp rất thấp: Triệu chứng như chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu.
  • Nhịp tim rất chậm: Các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu.
  • Tuần hoàn kém đi kèm là các triệu chứng ngón tay hoặc ngón chân lạnh hoặc xanh.
  • Rối loạn cương dương ở nam, không thể giữ được sự cương cứng khi quan hệ. Bên cạnh đó là giảm ham muốn tình dục, liệt dương, gặp khó khăn để đạt được sự cực khoái.
  • Phiền muộn, trầm cảm
  • Có hiện tượng đau khi đi tiểu
  • Tổn thương tại gan với các triệu chứng như buồn nôn, ăn mất ngon, mệt mỏi, nước tiểu có màu sẫm.
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), đây là tình trạng mà hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các bộ phận của cơ thể. Các triệu chứng nhận biết gồm: Phát ban da nghiêm trọng, lở miệng, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ.
Lupus ban đỏ hệ thống là một tác dụng phụ nghiêm trọng
Lupus ban đỏ hệ thống là một tác dụng phụ nghiêm trọng

Nếu như bạn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng trên trong quá trình dùng thuốc hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc gọi cho Trung tâm cấp cứu nếu như cảm thấy các triệu chứng này đe dọa đến tính mạng của bạn.

Khi dùng thuốc Acebutolol cần thận trọng những gì?

Thận trọng trước và trong khi dùng thuốc là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần phải nhớ. Tương tự như cách dùng thuốc như thế nào cho hiệu quả thì những lưu ý trước vào trong khi dùng thuốc cũng sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh khả quan cho bạn.

1. Cần thận trọng những gì trước khi dùng Acebutolol?

  • Bạn hãy báo với bác sĩ chủ trị hoặc dược sĩ nếu như dị ứng với thuốc Acebutolol hoặc bất kỳ loại thuốc nào.
  • Báo cáo cho bác sĩ, dược sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng, gồm cả thuốc không kê toa và kê toa. Đặc biệt là các thuốc trị chứng đau nửa đầu, hen suyễn, đái tháo đường, dị ứng, đau nhức, cảm lạnh, hoặc các thuốc điều trị bệnh tim, tăng huyết áp, reserpin và các vitamin.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai, đang cho con bú hãy nói với bác sĩ. Còn nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc Acebutolol thì hãy gọi cho bác sĩ chủ trị được biết.
  • Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang bị hoặc đã từng bị suy tim, bệnh gan, thận; bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi khác; các bệnh về mạch máu; bệnh đái tháo đường; bệnh cường giáp; hoặc dị ứng nghiêm trọng.
  • Nếu có cuộc phẫu thuật, dù chỉ là phẫu thuật nha khoa bạn cũng phải nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng thuốc Acebutolol.
  • Thuốc Acebutolol có thể gây buồn ngủ nên khi sử dụng thuốc bạn không lái xe, vận hành máy móc.
  • Rượu có thể làm tăng cơn buồn ngủ do thuốc gây ra.
  • Không tự ý dừng thuốc đột ngột, bởi nếu dừng đột ngột bạn có thể gặp nguy cơ bị đau tim hoặc đau ngực.

2. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp nào?

  • Thuốc Acebutolol chống chỉ định với người bệnh hen suyễn và các bệnh phế quản – phổi mãn tính tắc nghẽn.
  • Suy tim không kiểm soát.
  • Sốc tim.
  • Block nhĩ-thất bậc hai và bậc ba không được đặt máy tạo nhịp.
  • Ðau thắt ngực Prinzmetal.
  • Bệnh ở xoang tim (kể cả block xoang-nhĩ).
  • Nhịp tim chậm (cụ thể < 40-50 lần/phút).
  • Thuốc Acebutolol chống chỉ định với hiện tượng Raynaud và các rối loạn động mạch ngoại biên.
  • U tủy thượng thận không được điều trị.
  • Người bị hạ huyết áp.
  • Người có hiện tượng quá mẫn cảm với Acebutolol.
  • Có tiền sử bị phản ứng phản vệ.
  • Chống chỉ định dùng thuốc phối hợp với floctafénine và sultopride.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
Không dùng thuốc Acebutolol cho phụ nữ đang cho con bú
Không dùng thuốc Acebutolol cho phụ nữ đang cho con bú

3. Lưu ý khi dùng thuốc Acebutolol trong thời gian mang thai và cho con bú

Trong thời gian mang thai theo một số nghiên cứu thuốc không gây quái thai trên động vật. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ để xác định rủi ro khi dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai. Chính vì thế người bệnh luôn phải hỏi ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc.

Còn với phụ nữ đang cho con bú, như chúng tôi đã đề cập ở trên thuốc chống chỉ định cho phụ nữ nuôi con bú. Do Acebutolol được bài tiết nhiều qua sữa mẹ và gây chẹn các thụ thể beta ở trẻ sơ sinh (hạ đường huyết, nhịp tim chậm).

Tương tác thuốc Acebutolol

Việc tương tác thuốc ở bất kỳ thuốc nào khi dùng Acebutolol đều có thể ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

1. Thuốc Acebutolol có thể tương tác với những thuốc nào?

Các thuốc không được khuyến khích sử dụng cùng thuốc Acebutolol bao gồm:

  • Albuterol
  • Bambuterol
  • Clenbuterol
  • Amiodarone
  • Colterol
  • Arformoterol
  • Dronedarone
  • Clonidine
  • Fenoterol
  • Crizotinib
  • Formoterol
  • Diltiazem
  • Indacaterol
  • Fenoldopam
  • Hexoprenaline
  • Fingolimod
  • Levalbuterol
  • Isoetharine
  • Olodaterol
  • Lacosamide
  • Pirbuterol
  • Metaproterenol
  • Reproterol
  • Salmeterol
  • Procaterol
  • Tretoquinol
  • Ritodrine
  • Terbutaline
  • Verapamil
  • Tulobuterol
  • Vilanterol

Tuy nhiên, các thuốc này có thể sẽ được yêu cầu sử dụng kết hợp trong một số trường hợp. Nếu như trường hợp hai loại thuốc được kê toa cùng với nhau, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh, thay đổi về liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

Những thuốc khi dùng kết hợp với Acebutolol có thể dẫn đến nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

  • Acarbose
  • Aceclofenac
  • Acetohexamide
  • Acemetacin
  • Amlodipine
  • Amtolmetin Guacil
  • Arbutamine
  • Acetyldigoxin
  • Bromfenac
  • Benfluorex
  • Bunazosin
  • Bufexamac
  • Chlorpropamide
  • Alfuzosin
  • Choline Salicylate
  • Aspirin
  • Dexibuprofen
  • Celecoxib
  • Dexketoprofen
  • Diclofenac
  • Clonixin
  • Digoxin
  • Digitoxin
  • Deslanoside
  • Etodolac
  • Dipyrone
  • Diflunisal
  • Etoricoxib
  • Etofenamate
  • Felbinac
  • Doxazosin
  • Fepradinol
  • Felodipine
  • Feprazone
  • Fenoprofen
  • Flurbiprofen
  • Floctafenine
  • Glipizide
  • Axit flufenamic
  • Glimepiride
  • Glyburide
  • Ibuprofen
  • Ibuprofen Lysine
  • Gliclazide
  • Insulin
  • Insulin Aspart
  • Recombinant
  • Gliquidone
  • Indomethacin
  • Guar Gum
  • Ketoprofen
  • Lacidipine
  • Insulin Glulisine
  • Lercanidipine
  • Insulin Lispro
  • Recombinant
  • Lornoxicam
  • Ketorolac
  • Lumiracoxib
  • Loxoprofen
  • Meclofenamate
  • Manidipine
  • Meloxicam
  • Axit mefenamic
  • Metildigoxin
  • Metformin
  • Miglitol
  • Mibefradil
  • Nabumetone
  • Morniflumate
  • Naproxen
  • Moxisylyte
  • Nifedipine
  • Axit niflumic
  • Nepafenac
  • Nimesulide
  • Nicardipine
  • Nitrendipine
  • Nisoldipine
  • Nilvadipine
  • Oxyphenbutazone
  • Nimodipine
  • Phenoxybenzamine
  • Oxaprozin
  • Phenylbutazone
  • Parecoxib
  • Piroxicam
  • Phentolamine
  • Pranidipine
  • Piketoprofen
  • Proglumetacin
  • Pranoprofen
  • Propyphenazone
  • Prazosin
  • Repaglinide
  • Proquazone
  • Salsalate
  • Rofecoxib
  • St John’s Wort
  • Axit salicylic
  • Tamsulosin
  • Sodium Salicylate
  • Terazosin
  • Sulindac
  • Tolazamide
  • Tenoxicam
  • Axit tolfenamic
  • Axit tiaprofenic
  • Trimazosin
  • Tolbutamide
  • Troglitazone
  • Tolmetin
  • Urapidil

Đây là các loại thuốc khi dùng với Acebutolol có thể gây nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ nhất định cho người bệnh. Nhưng trong một số trường hợp thì sự kết hợp đó lại trở thành cách điều trị hiệu quả cho bạn.

Và nếu như hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng cũng như mức độ thường xuyên của một hoặc cả hai loại thuốc đó.

2. Rượu bia và thức ăn có tương tác với thuốc Acebutolol không?

Thuốc Acebutolol có thể gây buồn ngủ và khi uống rượu sẽ làm tăng cơn buồn ngủ do thuốc gây ra. Chính vì vậy, trước khi dùng thuốc người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, thuốc lá, rượu.

Trường hợp khẩn cấp/ quá liều/ quên liều Acebutolol phải làm sao?

1. Làm gì khi gặp trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Nếu trong quá trình dùng thuốc bạn gặp phải tình trạng khẩn cấp hoặc quá liều thì hãy nhanh chóng gọi điện cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trạm Y tế ở địa phương gần nhất.

Gọi 115 - Trung tâm cấp cứu khi gặp tình trạng khẩn cấp, quá liều
Gọi 115 – Trung tâm cấp cứu khi gặp tình trạng khẩn cấp, quá liều

2. Làm gì khi quên một liều Acebutolol?

Nếu lỡ quên một liều thuốc thì bạn hãy uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nhưng nếu, khi nhớ ra liều đã quên gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp đúng theo kế hoạch.

Một điều mà bạn cần phải đặc biệt nhớ rõ đó là không được dùng gấp đôi liều đã được quy định từ bác sĩ chủ trị.

Thuốc Acebutolol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá thuốc Acebutolol sẽ có sự khác nhau và chênh lệch ở các nơi bán. Để biết được giá thuốc cụ thể và chính xác bạn hãy liên hệ với nhà thuốc, bệnh viện…

Và để mua thuốc bạn có thể đến các hiệu thuốc tân dược uy tín và các nhà thuốc bệnh viện trên cả nước. Khi mua thuốc bạn chú ý bao bì, hạn sử dụng để không mua phải thuốc hết hạn.

Bảo quản thuốc Acebutolol như thế nào?

Thuốc cần được giữ trong hộp đựng, kín và để xa tầm tay của trẻ em.

Lưu giữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc ngăn đá của tủ lạnh.

Không xả thuốc xuống nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu làm như vậy.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải tại địa phương để có cách tiêu hủy thuốc an toàn nhất.

Trên đây là những thông tin về thuốc Acebutolol – một loại thuốc phổ biến trong điều trị cao huyết áp và rối loạn nhịp tim. Hy vọng rằng từ những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thuốc cũng như những vấn đề cần lưu ý, thận trọng khi dùng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm: Thuốc Ramipril điều trị bệnh cao huyết áp dùng như thế nào? Ai không nên sử dụng?

Nguồn tham khảo
Top