Tiêm Phòng Viêm Gan B Trước Khi Mang Thai

Tác giả: Cập nhật: 11:07 am , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai là một trong những việc làm quan trọng chị em phụ nữ đang có kế hoạch sinh con. Chị em cần thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mắc phải căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Nếu mẹ bầu không may bị viêm gan B thì nguy cơ lây truyền cho con trong quá trình sinh nở là rất cao.

Để nhanh chóng thụ thai và tạo điều kiện tốt nhất giúp thai nhi phát triển toàn diện, an toàn, chị em phụ nữ cần phải chú tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe trước khi mang thai. Ngoài việc cùng chồng đến bệnh viện khám tiền thai sản, mẹ đừng quên sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để thực hiện một số mũi tiêm phòng trước khi mang thai.

Trong lần đầu chuẩn bị mang thai, phụ nữ sẽ được bác sĩ khuyên tiêm một số loại vắc xin phổ biến như mũi tiêm 3 trong 1: Sởi- Quai bị- Rubella; tiêm chích ngừa thủy đậu; vắc xin phòng cúm; Vắc-xin phòng viêm gan A; tiêm phòng uốn ván. Chỉ tiêm 5 mũi trên là chưa đủ, các chuyên gia y tế còn khuyến cáo chị em nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.

Vậy tiêm viêm gan b trước khi mang thai bao lâu và cần phải lưu ý gì trước khi tiến hành thực hiện mũi tiêm quan trọng này? Tất cả sẽ được giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết nhất ở dưới đây. Mọi người hãy đọc thật kỹ để trang bị được cho mình kiến thức cần thiết này nhé.

Tại sao nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?

Trước khi đi tìm hiểu lời lí giải chính xác nhất cho câu hỏi: “Tại sao nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?”, các bạn cần có cái nhìn khái quát về căn bệnh viêm gan B. Chỉ khi hiểu được bệnh, biết được mức độ nguy hiểm của nó, nắm được các đường lây truyền, mọi người mới nâng cao ý thức phòng tránh bệnh cho chính bản thân mình và cho thai nhi sau này.

Viêm gan B là gì? Theo các chuyên gia y tế, viêm gan B là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do siêu vi viêm gan B (HPV)  gây ra. Khi bị bệnh, mọi người sẽ thường nhận thấy một số dấu hiệu điển hình như nổi ban, đau khớp, mệt mỏi, vàng da, chán ăn, sốt nhẹ, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân có màu xanh xám…

Viêm gan b là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HPV
Viêm gan b là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HPV

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã chỉ ra rằng, bệnh viêm gan B nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng thành bệnh xơ gan, ung thư gan là rất cao. Thậm chí trên thế giới đã từng có trường hợp tử vong vì bị viêm gan B.

Theo các tài liệu y khoa về viêm gan B, bệnh này có khả năng lây từ người sang người thông qua một số con đường như: Đường máu, đường tình dục và đặc biệt là lây truyền từ mẹ sang con. Điều đó có nghĩa là, trong thời gian mang thai, nếu người mẹ không may bị viêm gan B thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra bị mắc bệnh này sẽ rất cao.

Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì tỉ lệ đứa trẻ nhiễm bệnh là trên 90%. Khi một hình hài mới chào đời với hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện đã bị một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm “ghé thăm” thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng nghiêm trọng.

Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình lẫn thai nhi, chị em phụ nữ cần phải tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này. Nếu có điều kiện, tốt nhất mọi người nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để tiêm vacxin viêm gan B trước khi mang thai.

Phụ nữ nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai bao lâu?

Thông thường khi bước vào thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ yếu hơn bình thường, bởi vậy nguy cơ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh là rất cao. Đó là điều dễ hiểu khi nhiều mẹ thời con gái rất khỏe mạnh nhưng khi mang bầu thì một loạt bệnh “trời ơi đất hỡi” đến “hỏi thăm”.

Đối với mũi tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai, các chuyên gia y tế cho biết mũi tiêm này sẽ được chia làm 3 mũi 0-1-6. Điều này có nghĩa là, hai mũi đầu tiên, mọi người cần tiến hành tiêm cách nhau 1 tháng, còn mũi thứ 3 sẽ tiêm cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai: Mũi tiêm này sẽ được chia làm 3 mũi 0-1-6
Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai: Mũi tiêm này sẽ được chia làm 3 mũi 0-1-6

Với các mũi tiêm ngừa cúm, thủy đậu, uốn ván hay sởi, mẹ bầu cần tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng, thế nhưng đối với mũi tiêm chích ngừa viêm gan B, các mẹ có thể tiêm trước hoặc trong quá trình mang thai đều được. Cụ thể là nếu trước khi mang thai, mẹ chưa tiêm đủ cả 3 mũi thì có thể hoàn thành nốt mũi tiêm cuối cùng trong thời gian mang thai miễn sao có ý kiến và chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian có một mầm sống hình thành trong bụng. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo mọi người nên cố gắng hoàn tất các mũi tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.

Phụ nữ nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai bao lâu? Câu trả lời là trước khi mang thai, bạn nên dành ít nhất là 7 tháng để hoàn thành xong việc tiêm phòng viêm gan B.

Hiện nay, chi phí cho cả 3 mũi viêm gan B sẽ rơi vào khoảng 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Khoản tiền này không lớn, chính vì thế bạn có thể khuyên cả chồng mình đến bệnh viện thực hiện mũi tiêm này. Một khi cả vợ và chồng đều được tiêm vắc xin phòng tránh bệnh đầy đủ thì nguy cơ hai người lây nhiễm cho nhau qua đường máu và tình dục sẽ rất thấp, từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bạn có thể tiêm phòng viêm gan B trong thời gian mang thai
Bạn có thể tiêm phòng viêm gan B trong thời gian mang thai

Với các mẹ đã bị viêm gan B nếu muốn có thai thì cần có sự tư vấn đặc biệt của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì các mẹ có thể nghĩ đến việc mang thai, sinh con rồi mới tiến hành điều trị bệnh. Nếu mẹ bị viêm gan B và đã tiến triển đến giai đoạn bị xơ gan, ung thư gan thì nhất định phải điều trị trước khi muốn có con.

Những điều cần biết trước khi tiêm phòng viêm gan B

Trước khi tiến hành tiêm phòng viêm gan B, mọi người cần phải ghi nhớ 2 thông tin quan trọng dưới đây để mũi tiêm này đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Tiến hành xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs

Các chuyên gia y tế cho biết, để tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai, cả chồng và vợ cần để bệnh viện làm xét nghiệm huyết thanh học. Thông thường, mọi người sẽ phải làm 2 loại xét nghiệm là HBsAg và Anti-HBs để đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B.

Với xét nghiệm HBsAg, bạn sẽ nhận được kết quả sau 30 phút. Trong khi đó, bạn sẽ phải chờ khoảng 1 ngày từ thời điểm lấy mẫu, bạn sẽ nhận được kết quả của xét nghiệm Anti-HBs.

Sau khi làm xét nghiệm, bạn cần phải biết rằng:

  • HBsAg (+): Bạn đang bị nhiễm virus viêm gan B
  • HBsAg (-): Điều đó có nghĩa là bạn chưa bị mắc bệnh
  • Anti-HBs (+): Cơ thể bạn đã tạo ra kháng thể chống lại bệnh nên bạn không cần tiêm vacxin phòng bệnh
  • Anti-HBs (-): Lúc này cơ thể bạn chưa có kháng thể chống lại bệnh nên cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh.

Cần biết địa chỉ uy tín để tiến hành xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai

Để xét nghiệm và tiêm vacxin viêm gan b trước khi mang thai, mọi người có thể tìm đến một số địa chỉ uy tín như:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương (18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội)
  • Bệnh viện Việt Pháp (Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
  • Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế (Số 1 Nguyễn Xuân Yêm, Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).
  • Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM)
  • Viện Pasteur HCM (167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
  • Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM (180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM)
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2 (14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM)

Nên nhớ sau khi tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai, mọi người nên ở lại bệnh viện khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng của cơ thể đối với vắc xin để tránh tình trạng bị sốc phản vệ.

Mẹ bầu bị viêm gan B, làm thế nào để không lây sang con?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị viêm gan B thì khả năng thai nhi bị lây nhiễm là rất cao, tuy nhiên mức độ tác động tùy thuộc vào thời điểm người mẹ mắc bệnh. Cụ thể là, nếu mẹ mắc bệnh ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ thì khả năng thai nhi lây bệnh là 1%.

Tỷ lệ này tăng lên 10% nếu mẹ mắc bệnh ở tháng thứ 4 đến tháng 6 của thai kỳ. Đặc biệt, nếu mắc bệnh ở 3 tháng cuối, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm sẽ lên đến 60-70%.

Với trường hợp mẹ mang thai rồi mới biết mình bị mắc bệnh viêm gan B hoặc thuộc đối tượng dễ mắc bệnh thì lúc này vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không tiêm trong thời gian 3 tháng đầu.

Mẹ bị viêm gan B khi mang thai sẽ có nguy cơ cao lây truyền cho thai nhi
Mẹ bị viêm gan B khi mang thai sẽ có nguy cơ cao lây truyền cho thai nhi

Nếu mẹ bị viêm gan B khi mang thai, mẹ nên dừng uống tất cả các loại thuốc điều trị bệnh và chỉ nên uống thuốc bổ để tránh tác động xấu đến thai nhi. Theo các chuyên gia y tế, đến 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần tiêm mỗi tháng một mũi globulin miễn dịch để có thể hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh cho con.

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu tiên sau khi chào đời. Nếu tiêm đúng thời điểm, khả năng đẩy lùi nguy cơ lây nhiễm bệnh của trẻ sẽ lên đến 90%. Vì thế người mẹ nào bị viêm gan B trong thời gian cần phải đặc biệt lưu ý.

Một lần nữa nhắc lại viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả bị ung thư gan. Nó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi nếu người mẹ trong thời gian bầu bí không may mắc bệnh.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực mũi tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai càng sớm càng tốt. Mẹ chuẩn bị tốt mọi thứ trong giai đoạn khởi đầu sẽ tạo tiền đề quan trọng cho thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo