Chăm Sóc Thai IVF
Thụ thai trong ống nghiệm IVF thành công là cả một quá trình dài với các cặp vợ chồng. Do vậy, việc chăm sóc thai IVF đóng vai trò quan trọng giúp bạn sinh em bé một cách thuận lợi. Đặc biệt trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, các bà bầu không chỉ cần theo dõi thai nhi mà còn cần tuân thủ các chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện thích hợp.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc thai IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm có thể tăng tỷ lệ mang thai thành công của các cặp vợ chồng nhưng để có thể đi tới đích với một em bé khỏe mạnh cần thêm một thời gian dài nữa. Nhiều trường hợp, thai bị ngừng phát triển khi chưa đạt được 12 tuần. Nguyên nhân của tình trạng này thường do các bất thường về di truyền nhiễm sắc thể, chiếm tới 80%. Khoảng 20% bị sảy thai còn lại có thể do nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc hay thói quen lối sống của bà bầu.
Do đó, việc chăm sóc thai IVF đóng vai trò quan trọng với các bà mẹ có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bởi nó có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non hay sảy thai sớm.
Trong thụ tinh ống nghiệm, các bác sĩ thường chuyển từ 3 tới 5 phôi nhằm tăng khả năng mang thai, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân dẫn tới đa thai cao hơn bình thường và làm tăng nguy cơ xảy thai do tử cung bị căng giãn quá mức.
Một số trường hợp mang thai IVF đẻ non cũng do tử cung căng giãn quá mức, hoặc tử cung hở và ngắn. Tuy nhiên, nguyên nhân cũng có thể do viêm niêm âm đạo dẫn tới vỡ ối,…
Chăm sóc thai IVF thế nào?
So với các bà mẹ mang thai tự nhiên, các bà bầu mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm cần chăm sóc cẩn thận hơn trong thời gian 3 tháng đầu. Họ có thể được cho sử dụng thuốc cũng như điều chỉnh một số yếu tố như hormone, chế độ dinh dưỡng,.. nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Sử dụng thuốc
Sau khi mang thai nhờ IVF, các bà bầu cần hết sức cẩn trọng và đi khám thai định kỳ đóng vai trò quan trọng. Nên đi khám định kỳ hàng tháng tại bệnh viện, phòng khám để theo dõi chi tiết sự phát triển của thai. Để thai nhi phát triển bình thường, mẹ có thể dùng thêm một số loại thuốc như:
- Hormon ngoại sinh:
Hormon được sử dụng là thuốc nội tiêt tố progesteron có tác dụng hỗ trợ hoàng thể.
Nếu mang thai bình thường, sau khi phóng noãn, phần nang noãn còn lại sẽ biến đổi thành hoàng thể và bài tiết hormon hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm, hoàng thể không bài tiết đủ lượng hormon này, do vậy cần bổ sung từ bên ngoài để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nên bổ sung trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Axít folic, sắt, canxi:
Axit folic cũng cần được sử dụng trong suốt thai kỳ với liều lượng 400mcg/ngày. Sắt cần thiết cho sự tạo máu nên cũng cần bổ sung trong thai kỳ. Hiện có một số loại thuốc có chứa cả axit folic và sắt, mẹ bầu có thể mua và sử dụng.
Ngoài ra, bổ sung canxi giúp cho quá trình tạo xương của trẻ. Liều lượng canxi tốt nhất là 500 mg/ngày. Khi bổ sung canxi cần uống nhiều nước để tránh tình trạng canxi lắng đọng trong thận. Canxi cũng giúp ngăn ngừa chứng chuột rút về đêm ở mẹ bầu.
- Sử dụng thuốc đặt âm đạo chống viêm, tránh vỡ ối sớm:
Các loại thuốc này không nhất thiết phải dùng hàng ngày nhưng có thể sử dụng xen kẽ. Đặc biệt, trong các trường hợp triệu chứng viêm xảy ra như dịch, khí hư, ngứa,…
- Thuốc trưởng thành phổi sớm:
Các loại thuốc này giúp tránh tình trạng sinh non. Ngoài ra nếu cóp sinh non các loại thuốc này cũng giúp các ngăn ngừa tình trạng suy hô hấp, chảy máu não thai nhi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WTO, chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết do đây không phải thuốc dùng đại trà.
Bên cạnh những loại thuốc trên, các thai phụ có thể bổ sung một số loại khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai bằng IVF
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ mẹ và bé an toàn trong suốt thai kỳ. Trung bình, một người mẹ sẽ tăng khoảng 12kg mới đủ dinh dưỡng để cung cấp cho bé. Do vậy, bên cạnh lựa chọn loại thực phẩm dinh dưỡng, các bà bầu cũng cần cân đối khối lượng ăn trong thai kỳ của mình. Bởi, nếu bổ sung quá nhiều chất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tiểu đường, tiền sản giật,…
Một số chất quan trọng cần điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai:
- Chất đạm:
Chất đạm giúp cung cấp axít amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Các bà bầu có thể bổ sung đạm bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa.
- Chất béo:
Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho sự phát triển của não và hòa tan các vitamin nhóm A, D, E và K. Tuy nhiên, nên chú ý khi lựa chọn các loại chất béo.
Chất béo lý tưởng nhất cho các bà bầu là chất béo bão hòa đơn và đa, nhất là omega-3. Chất béo bão hòa đơn thường xuất hiện trong dầu oliu, đậu phộng, bơ,… có thể đẩy lùi những cholesterol xấu. Chất béo không bão hòa đa có chứa omega-3, các axit béo omega-6, là những thành phần quan trọng trong quá trình hình thành não trẻ. Các chất béo này thường có trong dầu hướng dương, hạt bông, ngô, và đậu tương,…
- Nước uống:
Khi mang thai, phụ nữ thường có nguy cơ ứ đọng canxi trong thận, dẫn tới sỏi tiết niệu. Do vậy, uống nhiều nước giúp các bà bầu loại bỏ nguy cơ này.
Một lưu ý nữa khi chăm sóc thai IVF là nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày trong trường hợp thai nhi chèn ép.
Chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu
Bên cạnh việc chú ý tới các chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, các bà bầu cũng cần chú ý tới lối sống, thói quen sinh hoạt. Nên từ bỏ các thói quen xấu để có thể thuận lợi sinh em bé.
- Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích:
Các loại đồ uống có cồn, có ga hay chứa caffein nên được loại bỏ hoàn toàn với những bà mẹ mang thai nhờ IVF mặc dù ở những bà mẹ mang thai tự nhiên, những loại đồ uống này vẫn có thể sử dụng ở mức rất ít.
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá:
Tiếp xúc khói thuốc là có ảnh hưởng lớn tới mẹ bầu và thai nhi. Khói thuốc lá có thể gây sinh non hoặc sảy thai, do vậy các bà bầu nên tránh đến nơi đông đúc, dễ có người hút thuốc lá.
- Tránh xa các nguồn bệnh:
Việc đảm bảo sức khỏe tốt cũng đóng vai trò quan trọng với những bà bầu mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, các bà bầu nên đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ để giảm các yếu tố gây bệnh.
- Chế độ vận động hợp lý:
Nhiều bà mẹ có suy nghĩ sau khi thụ tinh ống nghiệm cần phải nghỉ ngơi và hoàn toàn nằm trên giường trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế, không vận động có thể dẫn tới tình trạng tắc tĩnh mạch trong và sau khi sinh bé. Do đó, các mẹ nên vận động một cách nhẹ nhàng, với các bài tập yoga, đi bộ,…sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ hoạt động tốt hơn đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của tử cung.
Để có thể mang thai và sinh con nhờ IVF là cả một quá trình gian nan với các cặp vợ chồng. Do vậy, chăm sóc thai IVF cần thận cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy nhớ đảm bảo đúng lộ trình cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả như mong muốn.