Kinh Nghiệm Làm IVF Tại Viện C
Lưu ý những kinh nghiệm làm IVF tại Viện C sẽ giúp hành trình của bạn vơi bớt đi phần nào gian nan, vất vả. Hiện nay, thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện C (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) đã giúp không ít các cặp vợ chồng có được điều hạnh phúc và tuyệt vời nhất cuộc đời là được trở thành cha mẹ. Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm là cả một chặng đường dài, tốn nhiều tâm huyết cũng như tiền bạc.
Kinh nghiệm làm IVF tại Viện C
1. Chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và chi phí thực hiện
Chuẩn bị tâm lý
Để thực hiện làm IVF thành công, tâm lý của vợ chồng đóng vai trò quan trọng. Nhiều cặp vợ chồng vì quá nôn nóng mang thai mà kết quả thường không như ý. Cần xác định rằng “con cái là lộc trời cho” bởi vậy hãy thật thoải mái, đừng tự đặt áp lực cho bản thân, cũng đừng lo lắng quá mức. Những yếu tố này chính là nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai thành công.
Chuẩn bị sức khỏe
Bên cạnh tâm lý, cũng cần chú ý tới sức khỏe. Việc mang thai cần tốn nhiều năng lượng, sức lực của cả vợ và chồng do vậy các cặp vợ chồng cần chú ý giữ gìn sức khỏe cẩn thận. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà có những cách bổ sung dinh dưỡng khác nhau.
Các mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, kẽm, axit folic,… Ngoài ra, cần uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất xơ, giảm chất béo bão hòa. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản như thịt bò, cá, giá đỗ, bơ, trứng, sữa,….
Ngoài ra, trong việc thụ tinh ống nghiệm có thể thành công, người vợ cần sử dụng thuốc kích thích là dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Nếu niêm mạc không đủ dày, hoặc dày quá cũng không tốt cho việc mang thai do vậy, bạn cần đảm bảo đạt độ dày niêm mạc từ 8 tới 12mm.
Theo các bác sĩ, nếu niêm mạc quá mỏng, hãy ăn nhiều sầu riêng và uống nước đậu nành để làm dày niêm mạc. Ngược lại, trong trường hợp niêm mạc dày cần hạn chế những thức ăn này.
Chi phí thực hiện IVF tại Viện C
Theo kinh nghiệm làm IVF tại viện C của nhiều cặp vợ chồng, chi phí cho việc điều trị vô sinh hiếm muộn của mỗi cặp vợ chồng là không giống nhau. Tùy từng phác đồ điều trị mà chi phí thực hiện lại có sự thay đổi. Với các phác đồ ngắn, không bị quá kích chi phí rơi vào khoảng 40 triệu. Với các phác đồ dài, chi phí có thể đắt hơn lên tới 70 – 80 triệu đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân ở xa bệnh viện, cần tốn thêm chi phí đi lại, ăn uống cũng như tiền thuê chỗ ở,…
2. Chuẩn bị hồ sơ
Kinh nghiệm làm IVF tại Bệnh viện C bạn cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ trước khi thực hiện. Hồ sơ gồm các kết quả xét nghiệm (xét nghiệm máu, sức khỏe, chất lượng tinh trùng, trứng,… ) của cả hai vợ chồng. Lưu ý các kết quả này cần được thực hiện tại bệnh viện C (Kết quả của BV khác sẽ không được chấp nhận).
Tiếp theo đó, cần lấy được chữ ký của bác sĩ Giám đốc Bệnh viện C. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi hồ sơ khi đã được nộp cho bệnh viện cần có chữ kỹ phê duyệt của giám đốc thì mới được tiến hành thực hiện.
Sau khi được bác sĩ cho phép thực hiện, các bệnh nhân cũng được chỉ định loại thuốc tiêm và được tiến hành tiêm thuốc khi nộp hồ sơ có chữ ký.
3. Quá trình thực hiện IVF tại Viện C
Quá trình thực hiện IVF tại Viện C cũng gồm các bước cơ bản của một quy trình thực hiện IVF.
Bước 1: Người vợ sẽ được tiêm thuốc sinh sản theo phác đồ điều trị. Khi trứng trưởng thành, đạt kích thước và chất lượng như yêu cầu sẽ được tiến hành chọc hút trứng. Nếu bệnh nhân bị quá kích cần chờ tới kỳ kinh sau để tiến hành chọc hút trứng lại.
Bước 2: Chọc hút trứng là bước tiếp theo cần thực hiện. Ở bước này, bạn cần lưu ý phải nhịn ăn, uống ít nhất 6 tiếng trước khi chọc hút trứng. Ngoài ra, không trang điểm, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm có mùi thơm vì chúng có thể ảnh hưởng đến noãn, tinh trùng và phôi. Không sử dụng các chất kích thích và rượu bia,…
Sau khi đã thực hiện chọc hút trứng, các bác sĩ cũng sẽ đưa tư vấn về sinh hoạt trong những ngày sau đó. Các bạn không nên lái xe khi ra viện vì có thể thuốc gây mê vẫn còn trong cơ thể dẫn tới việc không tỉnh táo khi lái xe. Ngoài ra, không làm việc nặng hay gắng sức sau khi thực hiện thủ thuật.
Cần gọi điện tới bệnh viện nếu gặp các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, chảy máu quá nhiều, đau hoặc rát khi đi tiểu, khó đi tiểu, sốt, chướng bụng…
Bước 3: Lấy tinh trùng. Bước này được thực hiện song song với khi người vợ được hút trứng. Sau khi trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, chúng sẽ được bảo quản trong điều kiện môi trường phòng thí nghiệm đồng thời tiến hành tạo phôi.
Bước 4: Chuyển phôi. Sau 1 tuần kể từ ngày tạo phôi, bạn sẽ được tiến hành chuyển phôi. Đây là bước gây căng thẳng nhất trong cả quá trình, tuy nhiên, hãy bình tĩnh, giữ tâm lý thoải mái để tăng tỷ lệ thành công.
Theo các bác sĩ tại viện C, sau khi chuyển phôi, bệnh nhân vẫn có thể duy trì các hoạt động hàng ngày nhưng nên tránh mang vác nặng nhọc hoặc hoạt động quá sức. Theo kinh nghiệm làm IVF tại Viện C của một số cặp vợ chồng, không nên chỉ nằm yên trên giường mà không làm gì cả. Vì điều này không tốt cho mẹ, gây hạn chế sự lưu thông của máu và làm cho bản thân mệt mỏi hơn.
Một số kinh nghiệm làm IVF khác
Ngay sau khi chuyển phôi, bạn cần lưu ý:
- Tránh lau và quét nhà vì tư thế khi làm việc này có thể ảnh hưởng tới trực tiếp đến vùng xương chậu.
- Tránh lau dọn nhà vệ sinh và sử dụng các loại thuốc tẩy rửa bồn cầu
- Không mang vác nặng và hạn chế lên xuống cầu thang.
- Nếu trong quá trình mang thai, thấy xuất hiện máu, đừng quá lo lắng, hãy nằm yên và đưa hai chân lên cao. Nếu tới bệnh viện, bạn sẽ được tiêm thuốc hoặc truyền dịch hoặc cũng có thể chỉ uống thuốc. Nếu có thể, nên mua thuốc và về nhà nghỉ ngơi để có tĩnh dưỡng tốt nhất.
- Trong trường hợp thử thai âm tính, đừng quá thất vọng vì bạn vẫn có thể thành công trong những lần thực hiện tiếp theo.
Hy vọng những kinh nghiệm làm IVF tại Viện C trên đây có thể giúp ích cho các cặp vợ chồng đang có ý định thực hiện IVF. Chúc các bạn sớm thành công như mong muốn.