Ăn Gì Để Dễ Sinh Thường?
Đa phần mẹ bầu đều muốn sinh thường để tốt cho sức khỏe của bản thân và trẻ sơ sinh. Vì thế, vấn đề ăn gì để dễ sinh thường là điều mà các thai phụ luôn băn khoăn. Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm phù hợp còn giúp mẹ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh nở.
Ăn gì để dễ sinh thường?
Khi sinh nở, đa số mẹ bầu đều muốn sinh thường để cơ thể và sức khỏe phục hồi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, sinh thường cũng ít biến chứng hơn so với sinh mổ. Đồng thời giúp mẹ bỉm thoải mái hơn khi ăn uống và không phải kiêng cữ quá lâu sau khi sinh nở. Vì những lý do này, các mẹ bầu đều quan tâm đến chế độ ăn uống để có thể tăng tỷ lệ sinh thường.
Ăn gì dễ sinh thường là băn khoăn của nhiều thai phụ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của thai phụ và tỷ lệ sinh thường. Mẹ có thể hạn chế nguy cơ sinh mổ bằng cách tránh những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất béo bão hòa, thực phẩm gây dị ứng,…
Bên cạnh đó, có thể tăng tỷ lệ sinh thường bằng cách bổ sung những loại thực phẩm sau:
1. Ăn các loại quả chứa bromelain
Bromelain là enzyme tự nhiên có trong quả dứa và xoài. Enzyme này có tác dụng kích thích cổ tử cung nên sẽ giúp cho quá trình sinh nở trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng vì lý do này mà dứa không được khuyến khích bổ sung trong thai kỳ do tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Trước ngày dự sinh khoảng 2 – 3 ngày, thai phụ có thể bổ sung nước ép dứa hoặc ăn dứa tươi.
Mặc dù có chứa enzyme bromelain nhưng nồng độ enzyme này không quá cao nên không gây co thắt tử cung dữ dội như nhiều mẹ vẫn lầm tưởng. Ăn dứa trước khi sinh nở khoảng vài ngày sẽ giúp cổ tử cung mềm hơn và mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn khi vượt cạn.
Bên cạnh đó, các loại quả chứa bromelain như dứa, xoài thường có hàm lượng vitamin C cao. Loại vitamin này cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng và mau chóng phục hồi sau khi sinh nở.
2. Uống nước dừa đều đặn
Uống nước dừa vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi sinh nở. Nước dừa có tính mát và chứa nhiều khoáng chất. Uống nước dừa giúp tăng thể tích nước ối, làm mát cơ thể và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi “vượt cạn”.
Tuy nhiên khi uống nước dừa, cần tránh uống dừa lạnh và uống vào ban đêm. Tốt nhất, nên uống nước dừa vào buổi trưa hoặc chiều, không thêm đường hay đá vào.
Tham khảo thêm: Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa không?
3. Uống nước tía tô trước 1 tuần dự sinh
Theo kinh nghiệm dân gian, trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần, thai phụ nên uống nước lá tía tô mỗi ngày hoặc có thể uống trà tía tô. Trong thảo dược này có chứa chất làm mềm tử cung, từ đó giúp mẹ bầu dễ dàng hơn sinh nở và hạn chế tình trạng phải sinh mổ.
Ngoài ra, tía tô chứa axit rosmarinic có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng, sát trùng và kháng khuẩn tốt. Uống nước lá tía tô đều đặn trước khi sinh sẽ giúp mẹ có thể trạng khỏe mạnh, từ đó có thể hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng sản khoa.
4. Các món ăn từ mè đen
Mè đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng Omega 3 dồi dào, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong y học cổ truyền, mè đen không chỉ là loại thực phẩm mà còn là vị thuốc quý. Mè đen giúp bổ máu, làm đen tóc, bồi bổ sức khỏe và giảm tình trạng suy nhược.
Sinh nở là quá trình không hề dễ dàng. Do đó, mẹ bầu nên dùng các món ăn từ chè đen trước khi sinh nở khoảng 2 – 3 tuần để chuẩn bị cho mình thể trạng tốt nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, bổ sung các món ăn từ mè đen trước khi sinh nở còn giúp sữa về sớm, tránh gặp phải tình trạng mất sữa, ít sữa, rụng tóc, thiếu máu và da sạm nám sau sinh nở. Hơn nữa, các món ăn từ mè đen mặc dù chứa nhiều chất béo và dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân quá nhanh.
5. Tăng cường rau xanh, trái cây
Trong tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tương đối nặng nề do thai nhi phát triển khá lớn. Lúc này, mẹ nên tránh ăn uống quá độ khiến cơ thể tăng cân đột ngột. Trái với suy nghĩ của nhiều người, thai phụ tăng cân quá nhiều sẽ gặp khó khăn khi sinh nở. Hơn nữa, nhiều khả năng thai nhi cũng sẽ bị thừa cân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Ở tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tránh tình trạng tẩm bổ quá mức. Thay vào đó, nên cân bằng chế độ dinh dưỡng để cải thiện thể trạng và duy trì cân nặng. Trước thời điểm dự sinh, mẹ bầu nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Chất xơ từ các loại thực phẩm này sẽ giúp cơ thể được nhẹ nhàng, không gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa từ rau củ và trái cây còn giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
6. Dùng thực phẩm dễ tiêu hóa
Trước khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, mẹ nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa để đảm bảo cơ thể luôn được nhẹ nhàng, thoải mái. Hạn chế dùng thực phẩm quá nhiều đạm, chất béo bão hòa, kiêng đồ hộp và món ăn chứa nhiều gia vị.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ phải kiêng thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trước khi sinh, mẹ vẫn nên bổ sung đầy đủ đạm, chất béo tốt và cung cấp đủ calo cho cơ thể. Tuy nhiên, thay vì dùng quá nhiều thịt đỏ, nên ưu tiên các loại thịt trắng, nấm, đậu, các loại hạt,… Khi chế biến, cần hạn chế dầu và gia vị để cơ thể tiêu hóa tốt thức ăn, đồng thời không gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
7. Thực phẩm giàu khoáng chất
Các loại thực phẩm giàu khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu – nhất là những tháng cuối thai kỳ. Khoáng chất giúp củng cố sức đề kháng và nâng cao thể trạng. Nhờ đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có đủ sức khỏe để vượt cạn thành công. Hơn nữa, bổ sung đủ khoáng chất cũng giúp mẹ phục hồi nhanh chóng hơn sau khi sinh nở.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ sắp sinh
Ngoài vấn đề ăn gì để dễ sinh thường, mẹ cũng nên quan tâm đến một số vấn đề khác trong chế độ ăn uống. Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp mẹ sinh nở thuận lợi và bé sinh ra khỏe mạnh.
Mẹ sắp sinh nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn uống để quá trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn:
- Không nên ăn uống quá độ và tẩm bổ nhiều trong thời điểm gần sinh nở – trừ những trường hợp thai nhi không đạt đủ cân nặng. Thói quen ăn uống quá mức khiến mẹ bầu bị tăng cân nhanh và điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn khi vượt cạn.
- Hạn chế thức ăn có tính nóng, dễ dị ứng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và các món ăn khó tiêu hóa.
- Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và ăn uống điều độ, đủ bữa.
- Nên đa dạng thực đơn ăn uống để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất và có đủ sức khỏe để vượt cạn.
- Tránh tuyệt đối thức ăn sống và lên men trong suốt thời gian mang thai – nhất là khi gần sinh nở.
- Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái và lạc quan để có thể vượt cạn thành công. Ngoài ra, nên chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc, không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê,…
- Trước khi sinh, nên tập thở và luyện tập các động tác giúp mở xương chậu. Các bài tập này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sinh nở, từ đó giúp bé chào đời một cách thuận lợi mà không phải can thiệp phẫu thuật.
Trên thực tế, thai phụ sắp sinh không nên quá lăn tăn về vấn đề “Ăn gì để dễ sinh thường”. Bởi việc chuẩn bị một thể trạng khỏe mạnh và tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ vượt cạn thuận lợi nhất. Nếu lo lắng về chế độ ăn vào tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm: