Sinh Mổ Có Bị Sa Tử Cung Không?
Sa tử cung là biến chứng thường gặp ở các chị em đã trải qua quá trình sinh thường. Tuy nhiên vẫn có không ít các mẹ bầu lo lắng sinh mổ có bị sa tử cung không? Vì đây là một tình trạng bệnh khá phổ biến và nếu không được điều trị sớm, đúng cách có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của các chị em.
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung sau sinh là tình trạng tử cung bị sa xuống vùng âm đạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do sau sinh, tử cung chưa thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, cơ và dây chằng vùng chậu lại bị co giãn nhiều nên khó nâng đỡ được tử cung từ đó dẫn tới tình trạng tử cung bị sa xuống.
Tình trạng này thường xuất hiện ở những bà mẹ bị suy nhược cơ thể, sinh non nhiều lần hoặc ít vận động. Các mẹ thường xuyên làm việc nặng quá sớm sau sinh mà không kiêng cữ cũng có nguy cơ cao hơn gặp tình trạng này. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng sa tử cung sau sinh gồm có:
- Khó sinh, thời gian rặn kéo dài
- Phụ nữ thường xuyên làm việc nặng trong quá trình mang thai
- Phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng sau sinh, chế độ ăn không hợp lý dẫn tới táo bón
- Ho nhiều.
Theo các bác sĩ, sa tử cung ở phụ nữ sau sinh thường được chia làm 3 mức độ chính gồm có:
- Mức độ 1: Đây là mức nhẹ nhất, tử cung của người mẹ bị sa nhưng vị trí của nó vẫn nằm trong âm đạo.
- Mức độ 2: Mức độ 2 nặng hơn, cổ tử cung và phần thân có thể bị lồi ra ngoài của âm đạo.
- Mức độ 3: Đây là mức độ nặng nhất xảy ra khi toàn bộ tử cung đã lồi ra ngoài âm đạo.
Để nhận biết tình trạng sa tử cung, các bà mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Cảm giác đau, nặng nề ở bụng dưới, đầu cũng có cảm giác hơi đau.
- Có cảm giác thắt lưng đau, đặc biệt là khi bưng bê vật nặng.
- Cảm thấy đau rát khi quan hệ sau sinh do âm đạo khô. Một số trường hợp bị lãnh cảm.
- Có cảm giác vùng xương chậu nặng hơn nhưng giảm bớt sau khi nằm nghỉ.
- Một số mẹ sẽ thấy thịt lồi ra ở âm đạo. Đây chính là phần tử cung bị sa.
Sinh mổ có bị sa tử cung không?
Sinh mổ có bị sa tử cung không là thắc mắc của không ít bà mẹ. Nguy cơ sa tử cung sau sinh mổ cũng rất ít. Nguyên nhân là do sinh mổ, em bé không đi qua đường âm đạo nên người mẹ cũng chịu ít tổn thương hơn ở khu vực này. Hơn nữa, phần dây chằng và khung xương chậu cũng không bị giãn quá nhiều so với phụ nữ sinh thường. Tuy nhiên, trong trường hợp tử cung co giãn quá mức, người mẹ vẫn có nguy cơ gặp tình trạng sa tử cung sau sinh mổ.
Sinh mổ có bị sa tử cung không là vấn đề mà các bà mẹ nên chú ý. Để tránh tình trạng này xảy ra, các mẹ có thể thực hiện một số việc sau:
- Tránh bê vác vật nặng, vận động mạnh quá sớm hay ngồi xổm sau sinh.
- Cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng hóa thực phẩm, nên ăn nhiều rau củ và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Các mẹ có thể uống mật ong mỗi sáng và tối để nhuận tràng, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên tránh rặn mạnh khi đi đại tiện.
- Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm nhiều một chỗ. Việc đi lại nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ đau của người mẹ.
- Khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, cần giữ đủ ấm đề phòng ho nhiều. Những người bị ho nhiều sau sinh cần điều trị bệnh tích cực.
- Nếu đã xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng sa tử cung, các mẹ cần tránh nằm nghỉ ngơi quá nhiều thêm vào đó, nên ăn nhiều thực phẩm bổ khí huyết.
Sinh mổ có bị sa tử cung không là một trong những vấn đề các bà mẹ cần quan tâm. Mặc dù tình trạng này là biến chứng thường gặp ở phụ nữ sinh thường nhưng điều này không có nghĩa phụ nữ sinh mổ sẽ không gặp phải. Mặc dù tỷ lệ sa tử cung ở phụ nữ sinh mổ thường rất ít nhưng các bà mẹ cũng nên chú ý đề phòng bởi nó có thể ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống hàng ngày của bạn.