Hoa Tam Thất Chữa Mất Ngủ

Tác giả: Cập nhật: 9:44 am , 20/03/2025

Dùng hoa tam thất chữa mất ngủ là phương pháp phổ biến, có thể hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tìm hiểu về dược liệu tam thất và cách điều trị mất ngủ để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Hoa tam thất chữa mất ngủ
Hoa tam thất chữa mất ngủ bằng cách hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn

Chữa mất ngủ bằng hoa tam thất có hiệu quả không?

Hoa tam thất hay còn gọi là sâm tam thất, điền thất nhân sâm hay kim bất hoán, là dược liệu có vị ngọt, thường được sử dụng để thanh lọc cơ thể, bình can, bổ huyết. Tất cả các bộ phận của tam thất bao gồm rễ củ, nụ và hoa để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Tam thất là dược liệu chữa mất ngủ phổ biến, đặc biệt là các trường hợp mất ngủ kinh niên, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc khó đi vào giấc ngủ. Theo thống kế, sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ thường xuyên có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn, từ đó ngăn ngừa các tác hại của mất ngủ cũng như đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh công dụng chữa mất ngủ, dược liệu tam thất cũng mang đến một số lợi ích sức khỏe như:

  • Ổn định huyết áp, tránh nguy cơ tai biến.
  • Thải độc gan, thanh lọc cơ thể, hạ men gan và đảm bảo các hoạt động bình thường của gan.
  • Ngăn ngừa ung thư và ức chế sự hình thành của khối u.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa các cơn đau tim, xơ vữa động mạch.
  • Giải độc cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong, giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan.
  • Làm chậm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng.
  • Tăng cường sức khỏe làn da, phòng ngừa nguy cơ dị ứng nổi mề đay, ngứa da hoặc nổi đồi mồi.

Bên cạnh đó, hoa tam thất cũng chứa nhiều saponin, có tác dụng chống viêm, tăng cường sức khỏe của các tế bào và ngăn ngừa nguy cơ mất ngủ giảm trí nhớ. Saponin cũng giúp ức chế hệ thống thần kinh trung ương, từ đó giảm căng thẳng, giúp an thần, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tam thất cũng chứa nhiều thành phần khoáng chất, chẳng hạn như sắt, canxi và các axit amin. Thường xuyên sử dụng tam thất có thể hỗ trợ chống viêm, tăng cường sức khỏe tổng thể, chống suy nhược, giúp bạn khỏe mạnh và ngủ ngon hơn.

5 cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ hiệu quả cao

Có nhiều cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ bao gồm sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, tam thất cũng có thể bào chế thành các món ăn để tăng cường hiệu quả điều trị mất ngủ cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ bằng tam thất, bạn có thể tham khảo:

1. Nụ hoa tam thất chữa mất ngủ

Nụ hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, thường được sử dụng như một bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y hiệu quả cao và an toàn. Bên cạnh đó, nụ tam thất cũng chứa các hoạt chất tương tự như nhân sâm, do đó cũng được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng mỡ máu, huyết áp cao.

nụ hoa tam thất chữa mất ngủ
Nụ tam thất có thể pha thành trà, dùng uống để thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo các nghiên cứu, nụ tam thất có chứa Saponin, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, từ đó giúp ngủ ngon hơn. Nụ tam thất cũng có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh, tăng cường lưu thông máu, góp phần cải thiện các chứng khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc thường xuyên mất ngủ vào buổi sáng.

Cách dùng nụ hoa tam thất điều trị mất ngủ như sau:

  • Dùng khoảng 3 – 5 gram nụ tam thất (khoảng 15 – 20 nụ) pha cùng 100 ml nước sôi, lắc nhẹ để tráng dược liệu, sau đó đổ nước đi.
  • Lại cho thêm 500 ml nước sôi vào ấm, ủ khoảng 5 – 10 phút, dùng uống như trà.
  • Có thể châm thêm nước để dùng uống, để khi hết vị ngọt đắng thì dừng.

2. Trà hoa tam thất chữa mất ngủ

Hoa tam thất có dạng búp, đường kính khoảng 3 – 5 cm, với nhiều nụ nhỏ chụm lại với nhau tạo thành hình giống súp lơ. Khi nở, hoa sẽ bung tròn, khi thu hái có thể thu cả chùm hoặc thu rời từng bông với nhụy và đài hoa. Đông y sử dụng hoa tam thất để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và làm mát.

Hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, bổ huyết, thường được ứng dụng để điều trị các chứng mất ngủ kinh niên, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc suy nhược cơ thể ăn ngủ không ngon. Uống trà hoa tam thất có thể giúp an thần, ổn định thần kinh, tăng cường sức khỏe, điều hòa hệ thống miễn dịch, làm mát gan và tăng cường sức khỏe ở phụ nữ sau sinh.

Cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ như sau:

  • Dùng 3 – 5 gram hoa tam thất, tươi hay khô đều được.
  • Cho hoa tam thất vào ấm hoặc bình, đổ khoảng 2 chén nước, lắc đều để tráng hoa trong 5 giây, sau đó đổ đi.
  • Tiếp tục đổ nước sôi vào ấm, ủ trong 15 – 20 phút thì dùng uống. Trà hoa tam thất có vị ngọt, hơi đắng nhẹ, khi uống ấm có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon.

Hoa tam thất có tính mát, do đó không phù hợp với người có thể hàn, đại tiện nát hoặc chân tay lạnh. Trong trường hợp sử dụng trà hoa tam thất điều trị mất ngủ ở phụ nữ sau sinh, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Củ tam thất chữa mất ngủ

Củ tam thất là dược liệu lâu năm, thường được ví như sâm, có tác dụng hỗ trợ chỉ huyết, chỉ thống, giúp bồi bổ khí huyết và tiêu ứ. Dược liệu cũng được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bệnh thổ huyết. Ngoài ra, củ tam thất cũng được sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc thường xuyên thức dậy vào sáng sớm.

củ tam thất chữa mất ngủ
Củ tam thất thường được ví như sâm, có tác dụng cải thiện các chứng mất ngủ, khó ngủ và phòng ngừa suy nhược cơ thể

Tương tự như cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ, củ tam thất có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, hỗ trợ giải stress, chống trầm uất và cải thiện các chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ. Củ tam thất cũng có chứa Saponin và Flavonin, giúp loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa và chậm quá trình lão hóa.

Liều dùng củ tam thất chữa mất ngủ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng cá nhân. Thông thường, củ tam thất sẽ được sử dụng dưới dạng bột, khoảng 4 – 6 gram mỗi ngày.

Cách sử dụng củ tam thất chữa mất ngủ như sau:

  • Cách 1: Dùng 3 – 5 gram bột củ tam thất pha với 100 ml nước sôi, để ấm, dùng uống như trà. Lịch trình sử dụng bột tam thất là dùng 1 tuần, nghỉ 1 tuần hoặc dùng 2 tuần nghỉ 2 tuần. Củ tam thất có tính nóng, do đó không nên dùng lâu dài để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cách 2: Sử dụng 1 – 2 thìa cà phê bột củ tam thất, kết hợp với một lượng mật ong vừa đủ, khuấy đều liên tục để thu được hỗn hợp dẻo, không vón cục. Sử dụng bột tam thất mật ong trước bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Để dùng hoa tam thất chữa mất ngủ đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng vào buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước trong ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch.

4. Bài thuốc chữa mất ngủ bằng hoa tam thất

Bên cạnh cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ độc vị, bạn có thể kết hợp hoa tam thất với các loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả. Trong Đông y, tam thất là loại dược liệu quý, có thể điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ, phòng ngừa suy nhược cơ thể, giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn.

Một số bài thuốc chữa mất ngủ với tam thất như sau:

  • Bài 1: Dùng hoa tam thất, lá dâu tằm và ngọn lạc tiên, mỗi vị đều 10 gram. Mang các loại thảo dược đi rửa sạch, đun sôi, sắc thành thuốc, dùng uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc trong 1 tháng để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Bài 2: Sử dụng 2 gram tam thất, 12 gram hương phụ, 20 gram kê huyết đằng, 40 gram sâm bố chính và 40 gram ích mẫu. Mang các dược liệu thái nhỏ, trộn đều, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng khoảng 30 gram hỗn hợp sắc lấy nước, dùng uống. Công dụng của bài thuốc là cải thiện các triệu chứng suy nhược cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa các tác hại liên quan.

5. Món ăn từ tam thất chữa mất ngủ

Bên cạnh việc dùng pha nước hoặc sắc thuốc, tam thất có thể chế biến thành món ăn để tăng cường sức khỏe cũng như điều trị các chứng mất ngủ. Tam thất là dược liệu có nhiều công dụng với sức khỏe, do đó thường được ứng dụng thêm vào các món ăn hàng ngày để đẩy lùi bệnh tật. Một số món ăn từ tam thất điều trị mất ngủ như sau:

– Gà tần tam thất:

Cần chuẩn bị:

  • 1 con gà ác
  • Tam thất, đương quy, táo đỏ, mỗi vị đều 10 gram
  • Kỷ tử và ngải cứu, mỗi vị đều 12 gram

Gà làm sạch, để ráo nước. Tam thất thái thành các lát nhỏ, nhét vào bụng gà cùng các loại nguyên liệu khác. Mang gà đi hấp cách thủy trong 2 tiếng hoặc đến khi gà chín mềm là được.

Gà hầm tam thất là món ăn bồi bổ cơ thể, có tác dụng tiêu ứ, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, điều trị các chứng mất ngủ, ăn không ngủ hoặc suy giảm trí nhớ.

chữa mất ngủ bằng hoa tam thất
Tam thất có thể thêm vào các món ăn để cải thiện chứng mất ngủ và bồi bổ sức khỏe

– Tam thất hầm tim:

Cần chuẩn bị:

  • 1 quả tim lợn (heo)
  • 10 gram tam thất bắc
  • 10 gram long nhãn
  • 15 gram hạt sen
  • 10 gram đương quy

Tim lợn làm sạch, thái lát vừa ăn. Tam thất, long nhãn, đương quy, hạt sen, rửa sạch, thái lát vừa ăn. Cho các nguyên liệu vào bát to, hấp cách thủy trong 30 phút hoặc đến khi tim mềm thì dùng ăn. Nên ăn khi nóng tránh vị tanh.

Món ăn này có thể giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, điều trị suy nhược thần kinh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

– Cháo tam thất:

Có hai loại cháo tam thất là cháo ngọt và cháo mặn, tùy theo khẩu vị để chế biến thành món ăn phù hợp nhất.

  • Cháo ngọt: Dùng gạo, tam thất, hạt sen và đường phèn với liều lượng phù hợp, nấu thành cháo, dùng ăn.
  • Cháo mặn: Dùng gạo, tam thất và thịt hoặc tôm, cá, nấu thành cháo, dùng ăn.

Phụ nữ được khuyến khích ăn cháo tam thất trước chu kỳ kinh nguyệt 1 tuần để điều hòa kinh nguyệt, chống đau bụng kinh và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ khi đến kỳ.

Ai không nên dùng hoa tam thất chữa mất ngủ?

Dùng hoa tam thất chữa mất ngủ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, dược liệu này có thể không phù hợp với một số đối tượng. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Các đối tượng nên hạn chế sử dụng tam thất bao gồm:

  • Người thuộc thể hàn, thường cảm thấy lạnh, đại tiện phân lỏng / nát không nên sử dụng tam thất. Hoa tam thất tính mát, do đó nên sử dụng hạn chế ở người tính hàn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phụ nữ mất ngủ khi đến kỳ kinh nên sử dụng tam thất trước khi đến kỳ 1 tuần. Không nên sử dụng tam thất trong những ngày hành kinh, điều này có thể dẫn đến lượng máu kinh lớn, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người bệnh cảm lạnh không nên sử dụng tam thất, điều này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai bị mất ngủ nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng tam thất hoặc bất cứ sản phẩm điều trị mất ngủ nào khác. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng tam thất

Các cách sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ mang lại hiệu quả an, an toàn và ít dẫn đến các tác dụng phụ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như tránh các vấn đề liên quan, người dùng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều lượng mà không thông báo với thầy thuốc. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn hoặc tiêu chảy.
  • Sử dụng tam thất đạt chất lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tránh sử dụng các loại dược liệu kém chất lượng, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
  • Kết hợp cách dùng hoa tam thất chữa mất ngủ với các biện pháp khác, chẳng hạn như xây dựng thói quen ngủ lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để đạt hiệu quả tốt nhất.

Việc dùng hoa tam thất chữa mất ngủ phù hợp với các trường hợp mất ngủ không liên quan đến các bệnh lý hoặc nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, nếu các triệu chứng mất ngủ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Câu hỏi tham khảo
    Uống ca cao có mất ngủ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ nhạy cảm của cơ thể, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như số lượng và thời gian dùng ca cao. Điều quan...
    Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp đó là chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin khoáng chất nào đó thường xuyên, từ đó tác động đến sức khỏe...
    Mang thai khiến cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tương đối mờ nhạt, rất khó nhận biết, nhất là đối với những chị em mang thai lần đầu, thiếu kinh...
    Ăn socola có mất ngủ không là một thắc mắc phổ biến của nhiều người, đặc biệt là những người yêu thích socola. Mặc dù socola mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều socola có...
    Bệnh mất ngủ ở mẹ bầu có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, chị em nên tìm hiểu kỹ về vấn đề "bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì?". Hãy...
    Uống trà sữa có mất ngủ không phụ thuộc vào thời gian, số lượng cũng như loại trà sữa và lượng calo tiêu thụ. Uống quá nhiều trà sữa cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực...
    Chuyên gia
    Chính thức
    • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 30 năm
    • Nhất Nam Y Viện

    Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Bác sĩ chuyên khoa II
    • Đa khoa, Y học cổ truyền
    • Hơn 40 năm
    • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

    Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

    Xem tiếp
    Cơ Sở Y Tế
    Chính thức
    • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 giường bệnh
    • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 800 người
    • khu phố 7, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
    • Tâm thần
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa hay trú xá của người Biên Hòa xây dựng năm 1915.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 170 giường bệnh
    • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
    • Đa khoa
    • Bệnh viện tư nhân

    Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

    Xem tiếp
    Chính thức
    • 600 giường bệnh
    • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
    • Đa khoa
    • Bệnh viện công lập

    Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

    Xem tiếp

    Bài viết liên quan