Bài Thuốc Đông Y Trị Rối Loạn Tiền Đình
Các bài thuốc đông y trị rối loạn tiền đình dựa theo thể bệnh, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hiệu quả nhất.
Rối loạn tiền đình theo Đông y
Rối loạn tiền đình theo Đông y thuốc chứng Huyễn vựng. Huyễn là hoa mắt, vựng là choáng váng, mọi vật nghiêng ngả, không cân bằng, người như muốn ngã. Trong dân gian, rối loạn tiền đình thường được gọi chung là chứng hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nhẹ chỉ cần nhắm mắt giữ bình tĩnh thì sẽ khỏi, trong trường hợp nặng, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn, toát mồ hôi, tẽ ngã hoặc đứng không vững.
Theo y học hiện đại, rối loạn tiền đình xảy ra do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân trung ương và nguyên nhân ngoại vi. Nguyên nhân trung ương bao gồm thiếu máu não cục bộ, u góc cầu tiểu não, tổn thương thân não, tổn thương của hố sau, bệnh động kinh, đau nửa đầu tiền đình hoặc do các bệnh lý di truyền. Nguyên nhân ngoại vi thường dẫn đến chóng mặt, kèm theo ù tai hoặc điếc, thường liên quan đến các bệnh lý ở tai, chẳng hạn như viêm mê đạo, viêm dây thần kinh tiền đình hoặc nhiễm virus (chẳng hạn như herpes). Một số bệnh ngoại vi khác, chẳng hạn như nhiễm khuẩn khu trú, thoái hóa tế bào lông, bất thường di truyền ở mê đạo, xơ hóa tai hoặc rò mê đạo, cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Theo Đông y, Hải Thượng Lãn Ông trong y trung quan kiện cho biết, rối loạn tiền đình, hay bệnh chóng mặt chia ra thành thể hàn, thấp, phong, thử, huyết, khí và đờm để chữa. Ngày nay, theo các kiểm tra lâm sàng, các triệu chứng rối loạn tiền đình đều xảy ra do thận thủy bất túc, thủy không hàm dưỡng mộc, can dương thiên kháng, dẫn đến nhiễu loạn thanh khí mà sinh ra bệnh. Bên đó, đôi khi tỳ vị hư nhược, không được vấn hóa, dẫn đến tích ẩm thành đàm, đàm trọc trở trệ hoặc đàm hỏa thăng lên, gây ra chè mờ khí dương ở thượng khiếu mà thành bệnh.
Thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình dựa theo thể bệnh, nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian kéo dài của các triệu chứng. Điều trị sai thể bệnh có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là đến cơ sở y tế Đông y được cấp phép để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bởi thầy thuốc có chuyên môn.
Các loại và bài thuốc đông y trị rối loạn tiền đình
Đông y chia rối loạn tiền đình thành nhiều thể khác nhau. Khi điều trị, thầy thuốc cần xác định thể bệnh, căn nguyên, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và biến chứng liên quan đến có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số thể bệnh và bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y, người bệnh có thể tham khảo.
1. Can dương thượng kháng
Rối loạn tiền đình thể can dương thượng kháng dẫn đến chứng đau đầu, ù tai, đau căng mắt, miệng đắng, cáu gắt, mặt lúc đỏ lúc không, lưỡi rêu đỏ, miệng đắng, mạch huyền, khi giận dữ thì các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tiền đình can dương thượng kháng bao gồm:
- Do dương khí bốc lên, gây choáng váng, chóng mặt, đau đầu.
- Tình chí uất ức lâu ngày, hóa hỏa dẫn đến can âm hao tổn, can dương thượng kháng, nhiễu loạn thanh cũng có thể dẫn đến chóng mặt.
- Thận thủy hư không thể nuôi dưỡng được mộc, dẫn đến can âm hư, can dương thượng kháng và gây choáng váng.
Các nguyên nhân này có thể là nhân quả lẫn nhau, chẳng hạn như can dương thịnh dẫn đến can âm hư tổn, can âm hư lâu ngày có thể dẫn đến thận âm hư. Thận âm hư và can dương thịnh có thể khiến người bệnh hay uất giận, hóa hỏa, dẫn đến choáng váng, đau đầu, chóng mặt và nhiều vấn để sức khỏe khác. Do đó, các bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình nhằm mục đích điều trị cả ba nhân tố trên và phòng ngừa các vấn đề liên quan.
Phương pháp điều trị: Bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt
Bài thuốc: Huyễn vựng can dương (huyễn vựng 1)
Dùng Sinh địa 16 – 20 g; Kỷ tử, Câu đằng đều 12 g, Bạch thược 10 – 12 g, Sài hồ, Thiên ma, Quy đầu, lá vong, đều 8 – 12 g, Đan bì 8 – 10 g.
Gia giảm các vị thuốc nếu:
- Nếu can hỏa quá mạnh với các triệu chứng như mạch huyền sác, mắt đỏ, huyết áp cao, thì gia thêm Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Hoàng cầm để thanh can tiết nhiệt, Sa tiền, Mộc thông, Trạch tả để lợi tiểu, hạ huyết áp và giảm nhiệt.
- Nếu phong quá thinh quy bản, dẫn đến tay chân rụng động, gia thêm Mẫu lệ để chấn can tức phong.
Lưu ý:
- Người bệnh cần giữ tâm lý thư giãn, tránh việc kích thích, căng thẳng, stress, cáu giận hoặc cố chấp. Nếu có thể, hãy thay đổi hoàn cảnh, công việc, trò chuyện với người thân, bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc để thư giãn và cải thiện tâm trạng.
- Nên dành thời gian nằm nghỉ, thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng ức chế.
- Tránh các thực phẩm gây kích thích như ớt, thực phẩm nước cháy, rượu, cà phê, thuốc lá hoặc các loại thịt chó.
- Thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, nhiều rau xanh, trái cây thanh mát.
2. Thể đàm trọc trung trở
Rối loạn tiền đình thể đàm trọc trung trở có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đầu nặng, ăn kém, ngủ li bì, kém tỉnh táo, miệng nhạt, rêu lưỡi dính, mạch nhu hoạt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ăn nhiều chất béo, ngọt, dẫn đến tổn thương tỳ vị, không thể tiêu hóa thực phẩm, thực phẩm tồn đọng thành đờm thấp. Đờm sẽ gây ngăn trở dẫn đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng và gây chứng huyễn vựng.
Phương pháp điều trị: Hóa đờm tức phong, Kiện tỳ trừ thấp.
Bài thuốc: Huyễn vựng đờm thấp (Huyễn vựng 3)
Dùng Bán hạ chế, Thiên ma, Quất hồng 6 – 8 g; Bạch linh, Bạch truật 8 -12g; Cam thảo 2 – 4g. Cho thêm 2 lát gừng tươi, Táo 2 quả sắc thành thuốc, dùng uống.
Gia giảm nếu:
- Chóng mặt, gia thêm Cương tàm, Đởm nam tinh
- Nôn thì gia thêm Sinh khuong
- Khí hư, gia thêm Đẳng sâm và Hoàng kỳ
- Nếu đờm uất hóa hỏa, miệng đắng, dễ cáu gắt, rìa lưỡi đỏ thì gia thêm Trúc nhự, Hoàng liên, Chỉ thực
- Có thể châm cứu thêm các huyệt Bách hội, Định huyễn, Phong trì, Phong long, Túc tam lý.
Lưu ý:
- Thường xuyên tập các tư thế xoay mình, vặn sườn qua lại, xoa lườn hoặc xoa bụng, điều này có thể giúp tiêu đờm, kiện tỳ, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
- Thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, kiêng các loại thực phẩm béo, ngọt.
- Thường xuyên bổ sung dứa, khoai sọ, bí đao, sứa biển, lươn, ý dĩ để long đờm, lợi thủy.
3. Thể khí hư huyết
Rối loạn tiền đình thể khí hư huyết dẫn đến sắc mặt vàng úa hoặc xanh, người bệnh ngủ ít, mệt mỏi, ăn kém, đau đầu, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, âm thanh (tiếng nói) nhỏ, sắc nhạt mạch tế nhược.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do người bệnh lâu ngày không khỏi, mới ốm nặng dậy, vừa mới sinh con, phẫu thuật, tổn thương mạch máu hoặc hư không khôi phục. Điều này dẫn đến khí huyết hư, thanh dương không lên được não, không được nuôi dưỡng, dẫn đến tình trạng huyết vựng.
Phương pháp điều trị: Bổ dưỡng khí huyết kiện tỳ vị
Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm
Dùng Xuyên khung, Đương quy, Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo 10 g; Thục địa 20 g.
Có thể gia thêm Hương phụ, Huỳnh cầm, Ích mẫu, mỗi vị 12 g; Sa sâm 10 g; Ngưu tất 4 g; Đại táo 3 trái. Hoặc gia thêm Hồng ha, Đào nhân, Kỷ tử, Tục đoạn, Nhục thung dung, tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Mỗi ngày sắc một thang thuốc, chia thành 3 lần dùng uống.
Châm cứu: Ngoài bài thuốc đông y trị rối loạn tiền đình, có thể châm cứu vào các huyệt Phong trì, Bách Hội, Cách du, Định huyễn, Túc tam, Nội quan, Tâm âm giai, Huyết hải để cải thiện các triệu chứng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý tránh lo lắng, căng thẳng, tức giận. Điều này có thể gây tổn thương tỳ, gây tiêu hao khí huyết, mất ngủ và khiến rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Thể thận hư
Rối loạn tiền đình thể thận hư dẫn đến tinh thần mệt, hay quên, lưng mỏi, chân yếu, di tinh, rối loạn cương dương, mất ngủ hoặc ngủ nhiều mộng. Nếu thiên về dương hư thì tay chân lạnh, lưng lạnh, tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Dương hư cũng dẫn đến sinh hàn, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
Nếu thiên về âm hư thì ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, mạch huyền tế. Âm hư cũng dẫn đến sinh nội nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ.
Thuốc đông y trị rối loạn tiền đình thể thận hư phụ thuộc vào loại âm hư hoặc dương hư.
- Dương hư: Trợ dương, bổ thận
- Âm hư: Bổ thận tư âm
Bài thuốc:
– Bổ dương: Bài thuốc Hữu Qui Hoàn:
Dùng Qui đầu 12 g; Lộc giác, Đỗ trọng, Kỉ tử, Thỏ ti tử 16 g; Nhục quế, Phụ tử, 8 – 16 g; Thục địa 30 g; Hoài sơn và Sơn thù mỗi vị đều 15 g.
Mang các vị thuốc đi tán mịn, Thục địa giã nát chưng lấy cao nguyên chất, luyện với mật thành hoàn, mỗi hoàn nặng 15 g. Uống thuốc lúc đói, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần một hoàn.
Ngoài ra có thể châm cứu huyệt Phong trì, Tam âm giao, Bạch hội, Mệnh môn, Thận du.
– Bổ âm: Dùng bài Bổ Âm Hoàn
Dùng Bạch linh, Trạch tả, Đàn bì, Cúc hoa, Kỷ tử, mỗi vị đều 12 g; Sơn thù, Hoài sơn, mỗi vị đều 16 g. Mang các vị thuốc tán thành bột mịn, hòa với mật làm thành hoàn, dùng uống.
Có thể kết hợp châm cứu huyệt Phong trì, Bách hội, Định huyễn, Thận du, Tam âm giao.
Lưu ý:
- Thường xuyên vận động vùng đầu, lưng, mông và bụng dưới. Điều này có thể giúp tác động lên các huyệt Chí thất, Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thận du.
- Giảm bớt các hoạt động tình dục để bảo tồn tinh khí và ngăn ngừa vận động quá mức.
5. Thể huyết ứ trở khiếu
Rối loạn tiền đình thể huyết ứ trở khiếu dẫn đến đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, ù tai, môi tím tái lưỡi có điểm tối, ứ huyết, mạch tế sác hoặc ban mạch huyền. Chữa rối loạn tiền đình bằng đông y theo thể Huyết ứ trở khiếu bằng phương pháp hoạt huyết hóa ứ thông khiếu hoạt lạc.
Bài thuốc: Thông khiếu hoạt ứ thang
Dùng xuyên khung, Phòng phong, Bạch chỉ, mỗi vị đều 12 g; Đào nhân, Xạ hương, Hồng hoa, Kinh giới, 10 g; Đại táo 3 quả, Xích thược 15 g.
Có thể châm cứu thêm các huyệt Lương khâu, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Phục lưu, Can du, Đởm du, Tâm âm giao, Huyết hải, Túc tam lý.
Lưu ý:
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, lo lắng, stress, điều này có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tỳ, tăng cường khí huyết và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thực hiện chế độ ăn uống nhiều thực phẩm bổ huyết chẳng hạn như thịt bò, dê, tôm, cua, cá, nhiều rau xanh và hoa quả.
6. Thể can hỏa thượng viêm
Rối loạn tiền đình thể can hỏa thượng viêm thường gây đau đầu, mặt đỏ, miệng đắng, ngực sườn chướng đau, thường hay phiền não, táo bón, ngủ ít mơ nhiều, thường hay cáu gắt, tiểu tiện vàng, lưỡi kết rêu đỏ, mạch huyền sác.
Thuốc đông y trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp Thanh can tả hỏa thanh lợi thấp nhiệt.
Bài thuốc: Long đởm tả can thang
Dùng Long đởm thảo, Sài hồ, 12 g; Kỷ tử, Hoàng cầm, Sinh địa, Đương quy, mỗi vị 10 g; Cam thảo và Trạch tả, mỗi vị 6 g.
Có thể châm cứu thêm các huyệt Thái xung, Dương lăng tuyền, Phong trì, Thái kê, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. Nếu nhức đầu có thể châm huyệt Bạch hội, Đầu duy, Thái dương.
Lưu ý:
- Tập nằm thư giãn để tăng cường khả năng ức chế. Giữ cho đầu óc luôn thư thái, tránh các kích thích tâm lý, chẳng hạn như nổi giận, căng thẳng, cố chấp, stress.
- Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi hoàn cảnh công tác, hạn chế việc đòi hỏi cao, mở rộng hoạt động xã hội, thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc để cải thiện tâm trạng.
7. Thuốc đông y trị biến chứng của rối loạn tiền đình
Theo Đông y, rối loạn tiền đình xảy ra do thanh khiếu, tuy nhiên cũng liên hệ mật thiết đến sự thất thường của ba tạng tỳ, thận, can. Can âm bất túc có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và các biểu hiện khác. Tỳ là nguồn cội sinh hóa khí huyết, tỳ mất kiện vị có thể có thể gây hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, ù tai, đầu nặng. Thể thận tinh bất túc trong rối loạn tiền đình có thể dẫn đến di tinh, đau lưng, mỏi gối.
Các biến chứng rối loạn tiền đình cần được điều trị sớm để tăng cường sức khỏe cũng như ngăn ngừa các vấn đề liên quan.
- Biến chứng thể chất: Mặt trắng, phù, người to lớn thường là do khí hư nhiều đàm. Mặt đen thường nhưng ốm thường là do huyết hư có hỏa.
- Biến chứng về hư thực: Trong giai đoạn đầu thường là thực chứng, bệnh lâu ngày thường là do hư chứng, cơ thể suy nhược, ốm yếu, thường hay bệnh, dễ buồn nôn, mặt đỏ, đầu đau, ù tai, nghe như có âm thanh ve kêu.
- Biện chứng về gốc ngọn: Gốc là do âm thận hư, khí huyết bất tức, đàm tắc nghẽn. Âm hư thường dẫn đến miệng khô, ngũ âm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, ít rêu.
Thuốc đông y trị rối loạn tiền đình thể biến chứng được chỉ định bởi thầy thuốc có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở Đông y uy tín, được cấp phép để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Lưu ý khi dùng thuốc đông y trị rối loạn tiền đình
Thuốc đông y trị rối loạn tiền đình được chỉ định sử dụng bởi thầy thuốc có chuyên môn. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở Đông y được cấp phép để được hướng dẫn và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý một số vấn đề về lối sống và chế độ ăn uống.
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Kiểm soát các triệu chứng chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau đầu bằng cách điều chỉnh thói quen, thực hiện các bài tập hít thở có kiểm soát, thư giãn và ngủ đủ giấc.
- Theo dõi các triệu chứng tiềm ẩn, ghi nhớ các kích thích tố và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
- Nếu bị ù tai người bệnh nên hạn chế mức độ căng thẳng, lo lắng và tăng cường chất lượng giấc ngủ, điều này có thể góp phần cải thiện các triệu chứng.
- Cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ các tác nhân gây rối loạn tiền đình như natri, bột ngọt và các loại thực phẩm lên men. Thực hiện chế độ ăn uống từ thực vật, nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
- Kiểm soát căng thẳng, thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè, đi du lịch, đọc sách và nghe nhạc để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Kiểm soát mệt mỏi có thể giúp điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý phổ biến ở tuổi trung niên, chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên các bài thuốc Đông y có thể cải thiện các triệu chứng từ căn nguyên, ngăn ngừa các biến chứng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể. Người bệnh cần đến cơ sở y học cổ truyền chuyên môn để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: