Chữa Viêm Đại Tràng Bằng Diện Chẩn

Tác giả: Cập nhật: 3:12 pm , 27/06/2024

Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn là phương pháp tác động lên các sinh huyệt trên khuôn mặt để cải thiện tình trạng đau đại tràng, đi ngoài phân sống hoặc táo bón, tiêu chảy. Cách điều trị này không dùng thuốc, do đó an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cao và phù hợp với hầu hết đối tượng bệnh. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể và điều trị phù hợp nhất.

Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn
Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn là phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà không cần dùng thuốc

Diện chẩn viêm đại tràng là gì?

Diện chẩn còn được gọi là phương pháp điều khiển liệu pháp, chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua các điểm nhạy cảm trên khuôn mặt, còn được gọi là đồ hình phản chiếu.

Cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn sử dụng các động tác bao gồm ấn, xoa, lăn, cào,… vào các sinh huyệt thông qua dụng cụ diện chẩn. Các tác động này có thể tạo ra phản ứng với cơ quan ngoại vi tương ứng với đại tràng, từ đó hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm cũng như phục hồi chức năng bình thường của đại tràng. Ngoài ra, diện chẩn cũng có thể hỗ trợ cơ thể tự phục hồi và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Diện chẩn cũng giúp tăng cường hoạt động của mạch máu, hỗ trợ khắc phục và phòng ngừa tắc nghẽn. Điều này có thể góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, góp phần điều trị viêm đại tràng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Diện chẩn viêm đại tràng có hiệu quả không?

Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn là phương pháp phổ biến, không sử dụng thuốc và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Việc tác động lên các sinh huyệt có thể cải thiện cơn đau đại tràng, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đau dạ dày và hỗ trợ phục hồi các vết thương ở niêm mạc đại tràng.

Đại tràng Diện chẩn
Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn mang lại hiệu quả cao nhưng không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Bên cạnh đó, diện chẩn viêm đại tràng cũng mang lại một số lợi ích khác, chẳng hạn như:

  • Không sử dụng thuốc
  • Không gây đau đớn
  • Có thể khắc phục các triệu chứng viêm đại tràng nhanh chóng và hiệu quả
  • An toàn, mang lại hiệu quả lâu dài và không có tác dụng phụ
  • Hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Tuy nhiên cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn là phương pháp hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây viêm đại tràng. Do đó, bên cạnh phương pháp diện chẩn, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng phong cách sống khoa học để tăng cường hiệu quả điều trị.

Khi thực hiện diện chẩn, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và thực hiện diện chẩn bởi thầy thuốc có chuyên môn. Người bệnh có thể tự thực hiện cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn tại nhà sau khi nhận được sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn

Trước khi thực hiện phương pháp diện chẩn chữa viêm đại tràng, thầy thuốc sẽ tiến hành xác định các huyệt vị (sinh huyệt) tương ứng, chuẩn bị dụng cụ cũng như hướng dẫn người bệnh các bước chuẩn bị. Sau bước chuẩn bị, các bước chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn được thực hiện như sau:

1.Tác động 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Viêm đại tràng là tình trạng mãn tính được phân thành viêm đại tràng thể táo bón và viêm đại tràng phân lỏng. Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn bắt đầu bằng việc đánh 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng cây sao chổi diện chẩn.

cây sao chổi diện chẩn
Sử dụng cây sao chổi diện chẩn để tác động lên 6 vùng hạch bạch huyết trên khuôn mặt

Sáu vùng phản chiếu hệ thống bạch huyết bao gồm:

  • Vùng 1: Đây là vùng sống mũi, nằm ở giữa 2 viền mũi, bắt đầu từ chân mày. Để điều trị viêm đại tràng, bắt đầu đánh vùng thứ 1 trong 30 tiếng đếm, bên trái trước và bên phải sau.
  • Vùng 2: Sử dụng cây sao chổi gạch que dò dọc theo sống mũi, từ sơn căn đến cánh mũi.
  • Vùng 3: Vùng là vùng cánh mũi, sử dụng que gạch hai bên cánh mũi trái và phải.
  • Vùng 4: Tác động lên 2 vùng pháp lệnh bên trái và bên phải, đây là vùng nếp nhăn mũi, má đi xuống quá khóe miệng.
  • Vùng 5: Đây là khu vực ụ cằm.
  • Vùng 6: Đây là khu vực viền quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến huyệt 14 sau đó vòng qua phía sau tai, đến các huyệt 15, 54 và 55 cuối cùng quay lại huyệt số 16. Thực hiện day huyệt ở cả hai bên tai.

2. Bấm vùng thông nghẽn nghẹn

Sau khi đánh 6 vùng phản chiếu hệ thống bạch huyết sẽ tiến hành bấm bộ thông nghẽn nghẹn. Bộ này bao gồm 4 huyệt là 14, 275, 61 và 19. Dây ấn các huyệt chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn như sau:

  • Huyệt số 14: Huyệt nằm ngay bên dưới dáy tai, ấn vào huyệt và giữ trong 30 tiếng đếm hoặc là trong 10 giây. Ấn huyệt bên trái trước và bên phải sau.
  • Huyệt 275: Huyệt 275 là giao điểm của đường ngang đi từ chân viền cánh mũi đi ra và đường thẳng đi từ tóc mai xuống. Ngoài ra, huyệt 275 cũng có thể xác định bằng cách đo ngang từ huyệt số 14 và đo thẳng từ tóc mai đi xuống, tại giao điểm nhích lên 2 ly, đó chính là huyệt 275. Có hai huyệt 275, một ở bên trái và một ở bên phải. Ấn giữa vào huyệt trọng 30 tiếng đếm hoặc 10 giây để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng.
  • Huyệt 61: Huyệt 61 nằm ngay ở hốc mũi. Có hai huyệt ở bên trái và ở bên phải, ấn, giữ vào huyệt trong 30 tiếng đếm hoặc 10 giây.
  • Huyệt 19: Huyệt nằm tại rãnh nhân trung, ngay giữa 2 lỗ mũi. Ấn giữa huyệt trong 30 tiếng đếm hoặc 10 giây.

3. Gạch chiếu vùng đại tràng quanh miệng

Sau khi ấn vùng thông tắc nghẽn nghẹn, tiến hành gạch các huyệt xung quanh miệng phản chiếu đại tràng để cải thiện các triệu chứng. Viêm đại tràng được phân thành đại tràng phân lỏng và đại tràng táo. Tùy thuộc vào loại bệnh, cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn như sau:

diện chẩn chữa viêm đại tràng co thắt
Gạch chiếu vùng đại tràng quanh miệng có thể hỗ trợ chữa lành và phục hồi chức năng đại tràng
  • Viêm đại tràng thể táo bón: Sử dụng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) phải vuốt từ ngang mép miệng phải, vòng lên nhân trung, bám theo viền môi sau đó kéo xuống cằm để tạo thành hình dấu hỏi ngược. Thực hiện động tác day ấn nhiều lần, thường xuyên trong ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Viêm đại tràng phân lỏng: Sử dụng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay phải vuốt từ trái sang phải, bắt đầu từ mép miệng bên trái, vòng lên nhân trung sau đó xuống cằm để tạo thành hình dấu hỏi.

Sau khi tác động chiếu hình đại tràng, thầy thuốc sử dụng dụng cụ diện chẩn gạch xung quanh miệng (khu vực đại tràng). Thông thường, viêm đại tràng thể táo bón sẽ bị đau đớn ở vùng trên miệng và viêm đại tràng phân lỏng sẽ bị đau ở bên dưới miệng. Khi gạch xung quanh miệng, nếu phát hiện vị trí nhói, tức, thì ấn vào giữ trong 30 tiếng đếm hoặc 10 giây. Sau đó sử dụng miếng cao dán salonpas với kích thước 4 x 4 mm, dán vào các điểm đau, nhói.

Theo đồ hình diện chẩn, mép miệng bên trái là đại tràng đi xuống và mép miệng bên phải là đại tràng đi lên, viền miệng ngay bên dưới mũi là đại tràng ngang. Do đó khi day ấn cần chú ý thứ tự để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

4. Day ấn huyệt tiêu viêm

Sau khi tác động lên đồ hình đại tràng, thầy thuốc tiến hành bấm bộ tiêu viêm. Bộ tiêu viêm chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn bao gồm các huyệt 41, 127, 143, 19, 37 và 38.

  • Huyệt 41: Huyệt số 41 chỉ có ở bên tay phải. Huyệt là giao điểm có đường ngang là viền cánh mũi đi ra và đường thẳng là lòng đen bên ngoài của mắt đi xuống.
  • Huyệt 127: Huyệt là điểm thấp nhất của đường cong cằm.
  • Huyệt 143: Huyệt nằm ở đầu mũi phía dưới, giữa hai lỗ mũi.
  • Huyệt 19: Huyệt 19 nằm ngay dưới huyệt 143, tại vị trí rãnh nhân trung.
  • Huyệt 27: Huyệt nằm tại vị trí có đường ngang kẻ từ điểm giữa của đường cong cánh mũi kẻ một đường ngang và đường thẳng kẻ từ trung tâm lòng đen mắt đi xuống. Điểm giao nhau giữa hai đường này là huyệt số 37.
  • Huyệt số 38: Huyệt nằm trên đường pháp lệnh đo ngang từ nhân trung đi ra. Có hai huyệt 38, nằm ở bên trái và ở bên phải.

5. Bấm bộ vị đại tràng

Sau khi bấm bộ tiêu viêm thì tiến hành bấm bộ vị đại tràng. Bộ vị bao gồm các huyệt 342, 19, 38, 9, 143, 104, 105, 561, 98, 97. Các huyệt này được xác định như sau:

  • Huyệt 342: Trán được chia thành bốn phần, bắt đầu từ mí tóc trán đến giữa hai đầu mày. Huyệt 342 nằm ở vị trí ¼ sống trán đi xuống. Ấn vào huyệt 30 tiếng đếm hoặc ấn giữ trong 10 giây.
  • Huyệt số 19: Là huyệt ở ngay bên dưới mũi, ở rãnh nhân trung
  • Huyệt số 38: Huyệt nằm trên đường pháp lệnh đo ngang từ nhân trung đi ra. Có hai huyệt 38, ở bên trái và ở bên phải, khi bấm thì bấm bên trái trước và bên phải sau.
  • Huyệt số 9: Có hai huyệt số 9, là điểm giao nhau giữa đường ngang của mép miệng đi ra và bờ xương hốc mắt bên ngoài đi xuống.
  • Huyệt 143: Nằm ở đầu mũi phía dưới, giữa hai lỗ mũi.
  • Huyệt 104: Có hai huyệt 104, huyệt có đường ngang là điểm thấp nhất của cằm (huyệt 127) và đường dọc là tâm con ngươi mắt kẻ thẳng xuống. Giao điểm của hai đường này là huyệt 104.
  • Huyệt 105: Có hai huyệt 105, nằm ở gần huyệt 104. Huyệt có đường ngang là điểm thấp nhất của cằm (huyệt 127) và đường thẳng là lòng đen bên ngoài mắt đi xuống. Giao điểm của hai đường này là huyệt 105.
  • Huyệt 561: Trán được chia thành bốn phần, vị trí giữa tại đường thẳng nối từ đỉnh trán để giữa hai lông mày là huyệt 106. Từ huyệt 106 đi sang ngang và tư tâm con ngươi mắt đi lên, điểm giao nhau của hai đường này là huyệt 561. Có hai huyệt 561 đối xứng với nhau thông qua trán.
  • Huyệt 98: Có hai huyệt 98 bên trái và bên phải. Huyệt có đường dọc từ đuôi bên trong mắt kẻ lên khỏi chân mày khoảng 2 ly và nhích vào bên trong khoảng 2 ly, đó chính là huyệt 98.
  • Huyệt 97: Có hai huyệt 97 đối xứng ở bên phải và bên trái. Huyệt có đường dọc là lòng đen bên trong con ngươi mắt kẻ thẳng lên trên chân mày và nhích vào trong khoảng 2 ly, đó chính là huyệt 97.

Bấm bộ vị đại tràng xoay vòng 3 lần. Sau khi bấm xong thì tiến hành lăn các huyệt bằng cây lăn diện chẩn và hơ các huyệt bằng điếu ngải. Để đạt hiệu quả tốt nhất, thầy thuốc có thể kết hợp vừa lăn vừa hơ các huyệt.

Sau quy trình chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn, thầy thuốc có thể tiến hành một số phương pháp điều trị khác như:

  • Lăn – hơ xung quanh miệng
  • Lăn – hơ phản chiếu đại tràng trên trán
  • Lăn – hơ phản chiếu đại tràng bàn tay (tại vị trí bắp ngón tay cái)
  • Lăn – hơ phản chiếu đại tràng tại gót chân
  • Lăn tại vị trí dưới ngón chân cái
  • Lăn – hơ quanh rốn
  • Lăn – hơ vị trí rốn đối xứng rốn ra sau lưng
  • Vào buổi tối, xoa vung quanh rốn bằng tay khoảng 20 vòng, sau đó dùng cây lăn đôi to lăn tại bụng dưới để cải thiện các triệu chứng cũng như tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Lưu ý khi cách chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn

Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn tương đối đơn giản, hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên diện chẩn cần được thực hiện hoặc hướng dẫn bởi thầy thuốc có chuyên môn. Người bệnh không tự ý thực hiện diện chẩn tại nhà, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không tự ý thực hiện diện chẩn tại nhà nếu không có kiến thức về diện chẩn. Nếu tác động si huyệt có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Khi thực hiện diện chẩn cần thực đúng phương pháp
  • Tiến hành chẩn đoán và thăm khám lâm sàng trước khi tiến hành phương pháp chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều thực vật, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn.

Chữa viêm đại tràng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm và an toàn. Điều quan trọng là trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo
Điều trị tham khảo
Bài thuốc tham khảo
Triệu chứng tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
Câu hỏi tham khảo
Bị viêm đại tràng có quan hệ được không và quan hệ như thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây là một số hướng dẫn cũng...
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì để cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan? Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc phổ...
Chuyên gia
Chính thức
  • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 30 năm
  • Nhất Nam Y Viện

Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

Xem tiếp
Chính thức
  • Bác sĩ chuyên khoa II
  • Đa khoa, Y học cổ truyền
  • Hơn 40 năm
  • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

Xem tiếp
Chính thức
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 30 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Phan Thị Hiền theo đuổi chuyên ngành Tiêu hóa Nhi khoa. Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám chữa và điều trị các bệnh về tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng không rõ nguyên nhân...

Xem tiếp
  • Tiến sĩ
  • Tiêu hóa
  • Hơn 15 năm
  • Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ Ngoan tốt nghiệp bac sĩ Nội trú, chuyên ngành Nhi và đi thu nghiệp tại Pháp. Năm 2005, bác sĩ Ngoan bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đến nay bác sĩ Ngoan đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nôn trớ...

Xem tiếp
Cơ Sở Y Tế
Chính thức
  • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

Xem tiếp
Chính thức
  • 800 giường bệnh
  • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

Xem tiếp
Chính thức
  • 45 giường bệnh
  • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Xem tiếp
Chính thức
  • 170 giường bệnh
  • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

Xem tiếp
Chính thức
  • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
  • Đa khoa
  • Bệnh viện tư nhân

Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

Xem tiếp
Chính thức
  • 600 giường bệnh
  • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Đa khoa
  • Bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

Xem tiếp

Bài viết liên quan