Chuẩn Bị Trước Khi Sinh Mổ
Có sự chuẩn bị trước khi sinh mổ phù hợp sẽ giúp thai phụ có tâm lý thoải mái và tinh thần vững vàng hơn khi sinh con. Dưới đây là danh sách một số nhu yếu phẩm cần thiết dành cho người sinh mổ, bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị phù hợp nhất.
Lên kế hoạch sinh mổ
Sinh mổ có thể là được lên kế hoạch từ trước để giúp em bé chào đời khỏe mạnh, thuận lợi. Nếu quyết định đẻ mổ hoặc được chỉ định đẻ mổ, bạn nên có kế hoạch phù hợp để chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như có sự phục hồi thể chất tốt nhất.
Mặc dù kế hoạch sinh con không nhằm mục đích tuân thủ, tuy nhiên việc tạo ra kế hoạch sinh mổ có thể giúp bạn có trải nghiệm sinh mổ tốt nhất. Ngoài ra, kế hoạch cũng giúp bạn trao đổi thông tin với bác sĩ một cách dễ dàng và xử lý các rủi ro nhanh chóng nhất.
1. Chọn nơi sinh mổ
Việc lựa chọn bệnh viện hoặc cơ sở sinh sản uy tín là điều cực kỳ quan trọng đối với thai phụ sinh mổ. Khi sinh mổ bạn cần được thăm khám, chẩn đoán và thực hiện ca phẫu thuật bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro.
Ngoài ra, sau khi kết thúc quá trình sinh mổ, bạn sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh tại bệnh viện. Vì vậy việc chọn lựa cơ sở y tế uy tín, có trình độ chuyên môn cao là điều cần thiết để có trải nghiệm sinh mổ tốt nhất.
Trong các trường hợp, bạn có sức khỏe yếu, gia đình bận rộn hoặc không có người chăm sóc, bạn có thể liên hệ với dịch vụ chăm sóc sau sinh hoặc tìm kiếm các nữ hộ sinh tại bệnh viện để được chăm sóc tốt nhất. Các dịch vụ này có thể chăm sóc các em bé sơ sinh cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe của bạn. Điều này giúp bạn có thể gian nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái nhất sau khi sinh.
2. Tìm hiểu quy trình sinh mổ
Sinh mổ là một phẫu thuật lớn, bác sĩ sẽ thực hiện các vết các ở bụng để tiếp cận tử cung và đưa thai nhi ra đời. Trong quy trình sinh mổ, bạn sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng để không cảm thấy đau đớn, tuy nhiên bận vẫn giữ được sự tỉnh táo khi em bé chào đời.
Hầu hết các ca sinh mổ để an toàn, thành công và ít rủi ro. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như chảy máu âm đạo hoặc nhiễm trùng vết thương, để có kế hoạch xử lý phù hợp.
Sau khi sinh mổ, bạn có thể cần 6 – 8 tuần để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này, bạn cần có kế hoạch chăm sóc sau sinh mổ phù hợp để hỗ trợ phục hồi vết thương cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Trong trường hợp bạn muốn sinh thêm con hoặc mang thai sau khi sinh mổ, bạn nên trao đổi với bác sĩ về thời gian cũng như các biện pháp an toàn để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh.
3. Chuẩn bị vào đêm trước khi sinh mổ
Thai phụ không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và không hút thuốc lá khi mang thai. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé cũng như khiến quá trình sinh mổ diễn ra không thuận lợi và có nhiều rủi ro hơn.
Vào đêm trước khi sinh mổ, thai phụ nên tránh việc ăn, uống sau nửa đêm, điều này có thể dẫn đến một số rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Các loại thức ăn vặt như kẹo, chocolate, kẹo cao su cũng cần hạn chế. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một giấc ngủ ngon để giữ tinh thần tốt nhất.
Trước khi đến bệnh viện, bạn có thể tắm nước ấm để làm sạch cơ thể và giúp thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như trò chuyện với bạn đời, người thân, bạn bè. Bạn cũng có thể trò chuyện với em bé để tăng sự gắn kết cũng như giúp bé thoải mái hơn.
Cần chuẩn bị trước khi sinh mổ?
Nếu bạn sắp sinh mổ theo lịch trình, bạn có thể cần chuẩn bị một số đồ vật cũng như dụng cụ cá nhân cần thiết để việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi sinh mổ, bạn sẽ được yêu cầu nằm viện 3 – 5 ngày, do đó hãy kiểm tra kỹ đồ đạc cần thiết để quá trình lưu viện diễn ra thoải mái nhất.
Túi đồ dành cho thai phụ sinh mổ sẽ hơi khác so với thai phụ sinh tự nhiên. Bạn sẽ được sinh mổ theo thời gian dự kiến, điều này có nghĩa là bạn biết trước khoảng thời gian nhập viện và thời gian nằm viện, do đó cần chuẩn bị nhiều đồ đạc hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị một số vật dụng cá nhân để giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn sau khi sinh mổ.
Dưới đây là hai gợi ý về túi đồ cần chuẩn bị trước khi sinh mổ.
1. Túi vật dụng thiết yếu
Khi chuẩn bị trước khi sinh mổ, hãy cân nhắc về các vật dụng mang lại sự thoải mái nhất. Bạn có thể cần chờ đợi một thời gian trước khi phẫu thuật, do đó, hãy chọn các món đồ có thể giải trí trong thời gian chờ đợi, chẳng hạn như điện thoại với một danh sách nhạc yêu thích hoặc một quyển sách nếu bạn thích đọc sách.
Tham khảo một số món đồ cần thiết khi sinh mổ bao gồm:
- Một túi đựng thông tin cá nhân, các thủ tục y tế, danh sách các loại thuốc đang sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, không theo toa, thực phẩm chức năng, thảo dược bổ sung và các sản phẩm khác).
- Thẻ ngân hàng / thẻ tín dụng và một lượng tiền mặt phù hợp.
- Danh sách các số điện thoại quan trọng.
- Điện thoại di động, bộ sạc điện thoại hoặc sạc dự phòng.
- Máy ảnh hoặc máy quay nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với nhân viên bệnh viện về việc quay phim, chụp hình. Một số bệnh viện sẽ cho phép bạn ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời trong khi một số quy định về an toàn sẽ hạn chế điều này.
- Tất chống trượt.
- Mắt kính nếu bạn bị cận hoặc nếu cần đeo kính thường xuyên.
2. Túi vật dụng lưu viện
Đối với túi đồ dùng phục hồi, hãy cần nhắc đến các vật dụng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như áo choàng riêng hoặc chăn gối riêng để đảm bảo bạn cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình phục hồi. Bạn cũng có thể chuẩn bị quần áo đặc biệt cho em bé để ghi lại dấu ấn đầu tiên của gia đình.
Một số gợi ý về vật phẩm và đồ dùng cần chuẩn bị trước khi sinh mổ bao gồm:
- Áo ngủ hoặc áo choàng / áo khoác ngoài.
- Áo lót hoặc áo cho con bú hoặc miếng lót cho con bú (nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ).
- Dép chống trượt.
- Giày đi tắm chống trượt.
- Vật dụng vệ sinh cá nhân (chẳng hạn như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu, dầu xả,…).
- Dầu gội và dầu tắm khô, bởi vì bạn không thể tắm ngay sau khi phẫu thuật.
- Một chiếc gối thoải mái để đảm bảo việc nghỉ ngơi tốt nhất.
- Một chiếc gối cho con bú hoặc gối nâng đỡ vết mổ.
- Máy hút sữa (nếu bạn định hút sữa và cho con bú bình).
- Đồ lót. Thông thường bệnh viện có thể cung cấp đồ lót dùng một lần, tuy nhiên bạn có thể mang theo đồ lót cotton thoải mái của riêng mình và hạn chế sử dụng đồ dùng một lần vì lý do môi trường.
- Các loại đồ ăn nhẹ có chứa chất xơ, chẳng hạn như các loại hạt mềm hoặc bánh mì nguyên cám.
- Một cuốn sách hoặc nhật lý để ghi lại những trải nghiệm khi sinh con hoặc những suy nghĩ đầu tiên dành cho em bé mới chào đời.
Một số vật dụng không cần thiết khi sinh mổ
Mặc dù một số người thích có sự chuẩn bị đầy đủ, tuy nhiên bệnh viện có cung cấp một số đồ vật thiết yếu trong và sau khi phẫu thuật sinh mổ. Do đó, bạn có thể loại bỏ một số đồ vật khỏi danh sách cần chuẩn bị để giúp đồ vật nhẹ hơn và gọn gàng hơn.
Các bệnh viện thương cung cấp một số đồ dùng cơ bản như:
- Miếng lót maxi sau khi sinh để tránh làm bẩn quần áo và giường sau khi sinh mổ.
- Chai xịt vệ sinh.
- Tã và khăn lau em bé.
- Khăn quấn em bé.
- Áo khoác trẻ em và mũ.
- Áo choàng bệnh viện.
Lưu ý khi chuẩn bị trước khi sinh mổ
Nếu bạn cảm thấy có quá nhiều đồ đạc cần chuẩn bị và không biết bắt đầu từ đâu, đừng căng thẳng, dưới đây là một số mẹo cũng như lưu ý khi chuẩn bị đồ bạn có thể tham khảo.
1. Chuẩn bị sớm
Đừng đợi đến trước ngày dự sinh để chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước tuần thứ 37 và chờ đến tuần thứ 39 để đón em bé sơ sinh.
Ngoài ra, đôi khi bạn có thể chuyển dạ hoặc vỡ ối trước tuần 37, điều này có thể cần sinh mổ ngay lập tức. Do đó, việc chuẩn bị đồ sớm sẽ giúp bạn bớt lúng túng và có tinh thần thoải mái hơn.
2. Thay đổi nếu cần thiết
Hầu hết phụ nữ sẽ được yêu cầu nhập viện 3 – 5 ngày sau khi sinh để theo dõi vết mổ. Do đó, bạn có thể muốn mọi đồ dùng quen thuộc, tuy nhiên việc có quá nhiều đồ đạc có thể gây khó khăn khi sắp xếp đồ cũng như không có nhiều không gian tại phòng bệnh.
Do đó, hãy chuẩn bị những đồ dùng cần thiết nhất một cách có tổ chức. Ngoài ra, bạn chỉ lưu viện một vài ngày, do đó hãy linh hoạt thay đổi các thói quen ngắn hạn để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi nhất.
3. Tận dụng nguồn cung tại bệnh viện
Có rất nhiều đồ dùng thiết yếu bạn không cần mang từ nhà. Bệnh viện cung cấp rất nhiều thứ cần thiết cho những ngày đầu tiên cho đến khi bạn xuất viện về nhà. Bạn có thể tìm được tã lót, khăn lau, miếng lót hoặc các vật dụng khác trong thời gian lưu viện. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện về các vật dụng được cung cấp.
Tuy nhiên, nếu bạn dự định cho trẻ bú sữa công thức, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại sữa phù hợp nhất. Tại bệnh viện đôi khi các loại sữa đạt chuẩn, đảm bảo sức khỏe sẽ được cung cấp. Bạn không nên tự ý cho trẻ bú sữa công thức khác mà không trao đổi với bác sĩ.
4. Không mang theo các vật dụng quý giá
Các đồ vật quý giá, đắt tiền, chẳng hạn như đồ trang sức (bao gồm nhẫn cưới) nên được để ở nhà để tránh các rủi ro liên quan. Bạn có thể mang theo một ít tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng / thẻ tín dụng để thanh toán các khoản phí khi cần thiết.
5. Gửi đồ về nhà
Những đồ vật không sử dụng nữa, chẳng hạn như quần áo bẩn, bạn có thể nhờ người nhà hoặc bạn bè đến thăm mang về nhà. Điều này giúp gói đồ từ bệnh viện về nhà nhẹ và gọn gàng hơn.
Nếu nhận được nhiều hoa và quà sau khi sinh con, hãy cân nhắc nhờ người thân mang đồ về nhà để giúp không gian trở nên rộng rãi hơn.
Chuẩn bị trước khi sinh mổ đầy đủ là cách tốt nhất để giảm căng thẳng và lo lắng liên quan đến quá trình sinh mổ. Bạn có thể trao đổi với người thân hoặc bạn bè đã từng sinh mổ để được chia sẻ các thông tin phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: