Mang Thai Tháng Cuối Có Nên Đặt Thuốc

Tác giả: Cập nhật: 10:35 am , 28/06/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Ngứa, viêm âm đạo là tình trạng khá phổ biến đối với chị em phụ nữ trong thời gian mang thai. Bệnh xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ và nếu không kịp thời điều trị, nó có thể để lại hậu quả không hề nhỏ cho con yêu. Các bé sinh qua ngả âm đạo càng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ người mẹ. Vậy mẹ mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm đạo hay không?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm âm đạo?

Viêm âm đạo là một trong những căn bệnh nhạy cảm xuất hiện ở chị em phụ nữ. Đây là bệnh lý phổ biến mà hầu hết phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành đều mắc ít nhất một lần. Thủ phạm gây tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín này chủ yếu là do nấm candida albicans.

Loại nấm này vốn tồn tại một lượng nhất định bên trong âm đạo, khi gặp được “chất kích thích”, chúng sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và tấn công vùng kín của chị em. Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Theo các chuyên gia bà bầu là đối tượng dễ bị mắc viêm âm đạo nhất. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là:

  • Sự gia tăng đột biến của các hormone bên trong cơ thể đã làm thay đổi độ pH ở âm đạo, khiến “cô bé” của mẹ trở nên nhạy cảm hơn
  • Khi mang thai, cấu trúc cổ tử cung của người mẹ sẽ mở rộng. Khi được “mở đường dẫn lối”, các vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây ra các bệnh nhạy cảm như viêm âm đạo.
  • Thân nhiệt mẹ bầu thường cao hơn bình thường. Mẹ dễ bị đổ mồ hôi, điều đó khiến cho khu vực tam giác mật của mẹ luôn trong tình trạng ẩm ướt.
  • Việc khí hư tiết ra nhiều cũng là thủ phạm khiến cho “cô bé” của mẹ hiếm khi nào được khô ráo, hình thành khu vực sinh sống lý tưởng cho nấm candida albicans gây bệnh.
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị viêm âm đạo nhất
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị viêm âm đạo nhất

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi mọi hiện tượng bất thường xuất hiện trên cơ thể mình. Nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt vì rất có thể mẹ đang phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo.

  • Thường xuyên ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín
  • Dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi
  • Màu sắc khí hư từ màu trắng chuyển sang xanh hoặc hồng
  • Âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu
  • Đau sau khi quan hệ tình dục

Theo các chuyên gia, mẹ mang thai tháng cuối bị bệnh phụ khoa nói chung hoặc nhiễm nấm âm đạo nói riêng đều để lại những tác động không hề nhỏ đối với thai nhi. Vậy trong hoàn cảnh này mẹ nên làm gì? Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo không?

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo không?

Ở tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ không may bị nhiễm nấm âm đạo, vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vào bên trong tử cung và phần nào làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Đó có thể là lý do khiến bé sinh ra nhẹ cân.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, nếu thai nhi sinh qua ngả âm đạo, nguy cơ bé bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ cao hơn rất nhiều so với trẻ sinh mổ. Vì mới chào đời, sức đề kháng còn yếu lại phải chịu sự tấn công của nấm và vi khuẩn từ nấm đạo, thai nhi có thể sẽ bị viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm hô hấp, viêm phổi, viêm mắt, tưa miệng, suy dinh dưỡng.

Thai nhi sinh qua ngả âm đạo sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh
Thai nhi sinh qua ngả âm đạo sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh

Nếu thai nhi là bé gái, nhiều khả năng bé bị nhiễm âm đạo bẩm sinh và vô cùng khó chữa do bé còn quá nhỏ. Vậy mẹ mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc điều trị bệnh viêm âm đạo không?

Trước vấn đề này, câu trả lời của các chuyên gia sản phụ khoa là Có. Thông thường ở những tháng cuối, nếu mẹ bầu bị viêm âm đạo, các bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc phụ khoa thay vì sử dụng kháng sinh.

Thuốc đặt phụ khoa sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm ngứa, kháng khuẩn và đặc biệt là ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh. Nó chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo nên các mẹ có thể yên tâm là nó sẽ không khiến thai nhi gặp nguy hiểm. Hiện nay, một số loại thuốc đặt âm đạo đã được các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là không gây hại cho thai nhi.

Chính vì thế khi có các biểu hiện bị viêm âm đạo, các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc đặt, các mẹ hãy cố gắng thực hiện theo hướng dẫn nhé.

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo nếu có chỉ định của bác sĩ
Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo nếu có chỉ định của bác sĩ

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa chữa viêm âm đạo?

Để thuốc phát huy tác dụng, các mẹ cần nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc những dược sĩ có chuyên môn
  • Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc chữa viêm âm đạo nhưng cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này
  • Rửa sạch tay trước khi đặt thuốc vào âm đạo
  • Không đặt thuốc vào quá sâu bên trong
  • Trong thời gian đặt thuốc, mẹ hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Mặc quần chíp rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt
  • Khi đặt thuốc phụ khoa, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày
  • Tích cực ăn nhiều sữa chua, uống nhiều nước
  • Khi sử dụng hết các liều thuốc đã chỉ định, mẹ nên đi kiểm tra lại

Mang thai tháng cuối có nên đặt thuốc phụ khoa chữa bệnh nấm âm đạo, tuy nhiên các mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. Trong quá trình điều trị, nếu có vấn đề bất thường nào xảy ra, chẳng hạn như thuốc tụt vào quá sâu bên trong, xuất huyết âm đạo, bệnh không thuyên giảm… các mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Các mẹ hãy kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng việc vệ sinh “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày để tránh mắc phải căn bệnh “oái oăm” này trong “cửa ải” cuối cùng này nhé.

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và “vượt cạn” thành công!

Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc