Mang Thai Tháng Cuối Đau Bụng Lâm Râm
Bước vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải theo dõi cơ thể mình thật cẩn thận. Bất cứ hiện tượng nào xuất hiện lúc này, điển hình như mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm, cũng ngầm thông báo cho mẹ biết thời gian chuyển dạ sắp đến. Hãy chuẩn bị quần áo, giấy tờ đi sinh đầy đủ và cất gọn và một chỗ để đến khi nhận được “tín hiệu”, mẹ sẽ không phải vội vàng, cuống cuồng đi tìm đồ nhé.
Nguyên nhân khiến mẹ mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm
Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm là một trong những hiện tượng hầu như mẹ nào cũng gặp phải khi chuẩn bị “cán đích”. Với những người lần đầu “bụng mang dạ chửa”, chắc hẳn khi gặp tình trạng này, các mẹ sẽ đứng ngồi không yên vì lo lắng có điều gì đó không ổn.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, một khi các mẹ đã thành công bước đến những tuần cuối cùng của thai kỳ, khả năng thai nhi gặp rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Điều đó có nghĩa là, chỉ cần mẹ chịu khó dưỡng thai thật tốt và được đỡ đẻ tại một bệnh viện có chất lượng với trình độ chuyên môn của bác sĩ tốt thì đương nhiên thai nhi sẽ chào đời một cách bình an và khỏe mạnh.
Hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 9 có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
- Các cơ và dây chằng bị chèn ép:
Đến tháng cuối, kích thước bụng bầu của mẹ đã đạt cực đại. Thai nhi đang tăng tốc để đạt được cân nặng cuối cùng trước khi chào đời. Tử cung của mẹ lớn dần lên, điều đó đã gây sức ép không hề nhỏ đến các cơ cũng như một số bộ phận bên trong cơ thể mẹ. Các cơ và dây chằng bị kéo căng khiến cho mẹ mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm.
- Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung:
Bắt đầu từ tháng thứ 8 trở đi, các cơn gò giả Braxton Hicks bắt đầu xuất hiện và đôi khi làm mẹ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên các cơn gò này thường nhẹ và nhanh chóng biến mất nếu mẹ nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế ngồi, nằm. Tuy nhiên mẹ cũng nên làm quen với những cơn đau đẻ giả này trước khi bước vào “cuộc chiến” thực sự.
- Mẹ vận động mạnh:
Theo các chuyên gia, việc mẹ vận động mạnh, đi lại nhiều, leo cầu thang, khuân vác đồ nặng… cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng cuối.
- Dấu hiệu báo sắp sinh:
Mang thai tháng cuối hay bị đau bụng dữ dội, đau theo từng cơn, bụng căng cứng kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối thì mẹ cần được đưa đi bệnh viện ngay lập tức bởi đây là một số triệu chứng điển hình thông báo thời gian chuyển dạ đã đến. Thai nhi chào đời lúc này sẽ có cân nặng khoảng 2kg-3kg. Nếu sinh ra quá nhẹ cân so với mức chuẩn, bé sẽ được nuôi trong lồng kính mộ thời gian cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ cần đi bệnh viện kiểm tra nếu thấy có thêm một số triệu chứng khác như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, nước tiểu có mùi hôi khó chịu…
Mang thai tháng cuối đau cửa mình có nguy hiểm không?
Ở những tuần cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu vì phần khung xương chậu và “vùng kín” bị đau nhức. Lý giải về vấn đề này,, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khi sắp đến thời điểm “vượt cạn”, thai nhi sẽ quay đầu, đầu chúc xuống phía dưới để thuận lợi cho quá trình chào đời. Lúc này phần khung chậu của mẹ sẽ giãn nở nhiều hơn từ đó khiến mẹ thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức.
Một nguyên nhân khác có thể khiến mẹ mang thai tháng cuối bị đau xương mu hoặc đau “cửa mình” là do mẹ thiếu canxi. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường ở những tuần cuối thai kỳ nên các mẹ không cần lo lắng nhé.
Để giảm thiểu những cơn đau nhức khó chịu này, khi đi ngủ, các mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái. Đồng thời mẹ hãy kẹp một chiếc gối ở giữa hai chân để tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp mẹ thoát khỏi nỗi đau ở “vùng kín”.
Nếu chỉ xuất hiện nguyên vấn đề mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm thì mẹ yên tâm là thời gian lâm bồn của mẹ chưa đến ngay lập tức đâu. Có thể vài ngày hoặc 1-2 tuần nữa, thai nhi mới đòi ra và nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tuy nhiên, ở tháng cuối, chúng tôi khuyên các mẹ không nên ngồi ì một chỗ, nên dành thời gian đi bộ khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày hoặc tập yoga để quá trình chuyển dạ tới đây sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, nếu mẹ nào chưa có kinh nghiệm sinh đẻ trước đó, hãy lên mạng tìm đọc hoặc xem các clip của các chuyên gia hướng dẫn cách mẹ thở và rặn như thế nào trong quá trình sinh thường nhé.
Một điều không kém phần quan trọng là mẹ hãy sắm sửa đủ đồ đạc cần thiết cho bé trong ít nhất 1 tháng đầu đời nhé. Và đương nhiên, lúc này mẹ và bố nên chốt được một các tên ý nghĩa cho bé rồi đó.
Chúc các mẹ vượt cạn thành công!