Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Đau Bụng Dưới
Ở 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể “chuyển dạ” bất cứ lúc nào. Có mẹ may mắn sinh đúng ngày đúng tháng, thế nhưng cũng có không ít trường hợp mẹ nhập viện và được chuyển đến phòng sinh khi chỉ mới được 8 tháng. Chính vì thế, ở thời điểm này, mẹ cần phải theo dõi cơ thể thường xuyên và cảnh giác với mọi triệu chứng bất thường. Theo các chuyên gia, mang thai tháng thứ 8 bị ra đau bụng dưới có thể là một trong những dấu hiệu thai nhi đang đòi ra.
Vì sao mẹ mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới?
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới không phải là hiện tượng hiếm gặp tuy nhiên vì nó xuất hiện ở thời điểm mẹ chuẩn bị “cán đích” nên cần phải được chú ý một cách đặc biệt.
Tính đến tuần 32, thai nhi nặng khoảng 1.700g và dài chừng 42.4cm. Với kích thước này đòi hỏi tử cung của mẹ cũng phải lớn dần lên mỗi ngày để tạo ra đủ không gian sống cho thai nhi.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, một trong những nguyên nhân khiến những cơn đau bụng dưới xuất hiện ở thời điểm này là do phần khung xương chậu của mẹ đang phải làm việc hết công suất để có thể nâng đỡ được tử cung. Khi tử cung phát triển kích thước, nó sẽ làm căng các cơ và dây chằng, đồng thời chèn ép một số bộ phận khác trên cơ thể mẹ.
Ngoài lý do trên, sự xuất hiện của những cơn gò tử cung Braxton Hicks cũng là “thủ phạm” khiến mẹ mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới. Các cơn gò này thường xuất hiện với mức độ nhẹ và chỉ cần mẹ thay đổi tư thế ngồi, nằm thì nó sẽ biến mất.
Được biết, bắt đầu từ cuối tháng 7 của thai kỳ, mẹ đã nhận thấy sự xuất hiện của những cơn gò giả. Với các mẹ lần đầu mang thai, khi bắt đầu hiện tượng này trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng, chắc hẳn họ sẽ lo sợ rằng thai nhi đang đòi ra, nhưng thực chất không phải như vậy. Cơn gò báo chuyển dạ chỉ thực sự đúng khi nó đau dữ dội theo từng cơn và đau kéo dài.
Nguyên nhân thứ 3 là sự thay đổi của hormone trong thai kỳ cũng có thể làm cho các cơ của mẹ yếu đi so với trước đây nên việc mẹ mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng là điều dễ hiểu. Chỉ cần mẹ đứng lâu một chỗ hoặc vận động mạnh, thay đổi tư thế một cách đột ngột cũng đủ khiến vùng bụng trên hoặc dưới của mẹ có cảm giác đau lâm râm, khó chịu.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia sản phụ khoa, mang thai tháng thứ 8 bị sốt, mẹ ho nhiều cũng có thể khiến cho tình trạng đau bụng dưới xuất hiện. Với những nguyên nhân này, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh thì cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên hoặc dưới có thực sự nguy hiểm không?
Không phải trong mọi trường hợp, việc mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới đều được coi là hiện tượng bình thường. Nếu cơn đau nhẹ và nhanh chóng biến mất thì không có gì đáng lo ngại.
Thế nhưng, theo khẳng định của các chuyên gia, việc mang thai tháng thứ 8 đau bụng dưới có thể lại là “báo động đỏ” thông báo việc sinh non, nguy cơ sảy thai, vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo, nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc nguy hiểm là vỡ tử cung. Để nhận biết các tình trạng nguy hiểm trên, mẹ hãy để ý các dấu hiệu như:
- Đau bụng dữ dội và không hề có dấu thuyên giảm
- Cơn gò tử cung xuất hiện hơn 10 lần mỗi ngày
- Đau bụng dưới kèm theo đau buốt vùng lưng dưới
- Xuất huyết âm đạo
- Vùng kín ẩm ướt, có dấu hiệu rò rỉ nước ối
- Mẹ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đi kèm với những cơn đau vùng bụng dưới
Mang thai tháng 8 đau bụng dưới, mẹ nên làm gì?
Đến tháng thứ 8 nếu mẹ thấy sự xuất hiện của những cơn đau bụng, hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây
- Bình tĩnh theo dõi tần suất cũng như mức độ của của các cơn đau
- Mẹ hãy dừng ngay mọi hoạt động và chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tuyệt đối không làm việc nặng trong thời gian này
- Nói không với quan hệ tình dục
- Mọi động tác đi lại, đứng lên, ngồi xuống cần hết sức nhẹ nhàng, tránh việc đang nằm và ngồi dậy đột ngột
- Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
- Tuyệt đối không mua thuốc giảm đau về uống
- Cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và kiêng ăn đồ cay nóng
- Nếu cơn đau vượt ngoài sức chịu đựng hoặc đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác kể trên, mẹ hãy đi bệnh viện ngay
Nếu mang thai tháng thứ 8 bị ra máu trở thành dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, mẹ cần bình tĩnh để đối mặt với nó. Sự căng thẳng, lo âu đôi khi có thể khiến có tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Nếu việc sinh non xảy ra, mẹ hãy yên tâm là khả năng sống sót của thai nhi ở thời điểm 32 tuần sẽ rất cao vì các bộ phận trên cơ thể trẻ đã gần như là hoàn chỉnh.