Mang Thai 6 Tháng Nên Ăn Gì
Thời kỳ mang thai tháng thứ 6 đánh dấu sự phát triển vượt trội của thai nhi về chiều dài, cân nặng cũng như các cơ quan trong cơ thể. Bà bầu cần chú ý duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Vậy mang thai 6 tháng nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn của bà bầu.
Mang thai 6 tháng nên ăn gì để vào con?
Bà bầu 6 tháng nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào trong thực đơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
1. Các loại cá béo
Cá béo là thực phẩm hữu ích cho thai kỳ, nhất là cho bà bầu mang thai từ tháng thứ 6 trở đi. Sở hữu nguồn omega dồi dào, nhóm thực phẩm này có thể giúp kháng viêm, cải thiện các chứng nhiễm trùng trong cơ thể mẹ. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, cơ thể được bổ sung đầy đủ omega 3 trong thai kỳ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ cũng như các nơ-ron thần kinh của thai nhi, giúp bé chào đời thông minh hơn.
Ngoài ra, cá béo còn bổ sung nhiều vitamin A, D, canxi và DHA. Tất cả dưỡng chất này đều góp phần vào sự phát triển toàn diện của thai nhi ở tháng thứ 6, đồng thời đảm bảo duy trì được sức khỏe tốt nhất cho mẹ.
Các loại cá tốt nhất cho phụ nữ mang thai 6 tháng bao gồm:
- Cá thu
- Cá bơn
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Cá cơm
- Cá tuyết
- Cá trích
- Cá mòi…
2. Cài bó xôi tốt cho phụ nữ mang thai 6 tháng
Thực phẩm tiếp theo được khuyến nghị sử dụng trong thực đơn của phụ nữ mang thai 6 tháng đó là cải bó xôi. Loại rau này mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu như:
- Cung cấp nhiều sắt – dưỡng chất quan trọng cho quá trình tái tạo hồng cầu, làm tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Điều này giúp đảm bảo cho thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy để phát triển hoàn thiện các cơ quan, nhất là hệ thần kinh.
- Bổ sung nguồn chất xơ phong phú, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong tháng thứ 6 của thai kỳ.
- Rau cải bó xôi cũng chứa nhiều protein thực vật, canxi, vitamin A, B, C và nhiều khoáng tố thiết yếu. Chúng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho bà bầu và giảm thiểu nguy cơ bị dị tật cho em bé trong bụng.
Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, chị em nên tăng cường bổ sung rau cải bó xôi vào trong bữa ăn, mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần. Loại rau này dễ bị mềm và mất chất dinh dưỡng khi đun nấu quá lâu. Vì vậy, khi chế biến, chị em chỉ nên xào nấu rau vừa chín tới là được.
3. Thực phẩm giàu axit folic
Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên chú trọng bổ sung axit folic cho cơ thể. Chất này giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi và một số khiếm khuyết khác như sứt môi hay nứt đốt sống…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản phụ khoa, mỗi ngày bà bầu cần dung nạp từ 400 – 600mg axit folic. Dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm như:
- Trái cây có múi
- Măng tây
- Rau bina
- Bông cải xanh
- Trứng
- Chuối
- Các loại đậu…
4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa ( sữa chua, phô mai, phô mát…) chính là nguồn bổ sung vitamin D và canxi dồi dào cho phụ nữ mang thai 6 tháng. Những chất này có tác dụng giảm nguy cơ bị loãng xương, thoái hóa khớp, gai cột sống, đau lưng hay các vấn đề khác về xương khớp trong thai kỳ, đồng thời giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về khung xương.
Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm này còn cung cấp nhiều vitamin A, B, kẽm, magie, protein… Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ. Riêng đối với bà bầu mang thai 6 tháng bị táo bón, sữa chua còn tham gia vào quá trình tiêu hóa, bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp các mẹ đi cầu đều đặn, dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, để không bị tăng cân quá nhiều trong những tháng cuối của thai kỳ, chị em nên lựa chọn các sản phẩm sữa không đường hoặc tách béo.
5. Khoai lang
Khoai lang chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “mang thai 6 tháng nên ăn gì?”. Loại củ này đặc biệt chứa nhiều beta carotene, một chất có khả năng chuyển hóa thành vitamin A giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các tế bào trong cơ thể thai nhi. Lượng vitamin A thu được cao nhất là khi bà bầu ăn khoai lang đã được nấu chín.
Hơn nữa, khoai lang còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan phong phú cho bà bầu. Thực phẩm này có khả năng nhuận tràng tự nhiên, giúp phòng chống táo bón, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa và kiểm soát cân nặng cho mẹ trong suốt những tháng còn lại của thai kỳ.
6. Có bầu 6 tháng nên ăn thực phẩm chứa Choline
Các thực phẩm chứa nhiều Choline không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ có bầu 6 tháng. Choline là một dưỡng chất không thể thiếu cho quá trình xây dựng các tế bào thần kinh của thai nhi. Chất này có tác động trực tiếp đến sự hình thành của não bộ cũng như các nơ-ron thần kinh. Việc bổ sung đầy đủ Choline trong suốt thai kỳ còn giúp tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, giúp bé chào đời thông minh và có khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin tốt hơn.
Các thực phẩm chứa nhiều Choline bao gồm:
- Thịt nạc động vật
- Tôm
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành…
7. Quả việt quất
Việt quất là một trong những loại trái cây lý tưởng nhất cho bà bầu mang thai 6 tháng. Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, việt quất có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cho mẹ, đồng thời bảo vệ các tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Thói quen ăn khoảng 50g việt quất tươi mỗi ngày còn giúp bà bầu được bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất xơ, protein cùng nhiều khoáng chất có lợi. Chúng giúp phát triển thị lực, giảm mỡ máu, kích thích tiêu hóa, chống viêm nhiễm đường tiết niệu, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho các mẹ.
8. Mang thai 6 tháng nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu mang thai 6 tháng. Việc thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào trong não bộ của thai nhi, từ đó khiến bé có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ.
Mỗi ngày, bà bầu nên bổ sung 11mg kẽm từ viên uống hay từ các thực phẩm sau:
- Hàu
- Tôm
- Cua
- Rau cải xoăn
- Hạt bí
- Sữa
- Thịt đỏ
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Quả táo…
9. Các loại hạt
Bao gồm:
- Đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan và các loại đậu khác
- Hạnh nhân
- Hạt chia
- Hạt óc chó
- Hạt lanh…
Hầu hết các loại hạt đều cung cấp nhiều omega 3, folate, chất xơ, protein, canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi 6 tháng. Chị em có thể sử dụng chúng làm thức ăn vặt hoặc xay sữa uống.
10. Mang thai 6 tháng nên ăn gì? – Trứng gà
Với thành phần giàu protein và choline, trứng gà được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của của bà bầu 6 tháng. Protein giúp bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi cho mẹ và thúc đẩy quá trình xây dựng các tế bào mới trên cơ thể bé. Trong khi đó, choline lại giúp phát triển hoàn thiện hệ thần kinh và não bộ cho thai nhi.
Nhiều bằng chứng cho thấy, chức năng hoạt động của não bộ có liên quan đến hàm lượng acetylcholine – một chất có trong não của trẻ. Thành phần lecithin được tìm thấy trong lòng đỏ trứng sau khi phân giải sẽ sản sinh nhiều acetylcholine cung cấp cho thai nhi, giúp trẻ có trí thông minh tốt hơn sau khi chào đời.
Chính vì lý do trên, phụ nữ mang thai 6 tháng nên thường xuyên ăn trứng gà. Mỗi tuần dùng 3 – 4 quả, tốt nhất là ăn trứng gà luộc. Hạn chế các hình thức chiên rán hay ốp la không tốt cho sức khỏe.
11. Cá chép
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai 6 tháng ăn cá chép sẽ giúp con thông minh, khỏe mạnh và có làn da hồng hào. Loại cá này bổ sung một lượng lớn omega 3 cho cơ thể. Khi được hấp thụ, chất này không chỉ giúp kháng viêm mà còn tham gia vào quá trình xây dựng nên các mô khỏe mạnh trong não của thai nhi.
Cùng với đó, protein và các khoáng chất phong phú trong cá chép còn là nguồn dưỡng chất tuyệt vời đảm bảo cho mẹ duy trì được sức khỏe tốt cho đến khi vượt cạn.
Mang thai 6 tháng nên kiêng gì?
Một số thực phẩm, đồ uống không tốt cho người có bầu 6 tháng. Chị em nên hạn chế sử dụng hoặc kiêng những thức ăn sau:
1. Thức ăn chưa được nấu chín
Bao gồm:
- Rau sống
- Salad
- Sushi
- Gỏi cá
- Nộm
- Thịt tái…
Thực phẩm chưa được nấu chín rất khó tiêu hóa và có thể chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng. Sử dụng các thức ăn này có thể khiến phụ nữ mang thai 6 tháng bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chị em được khuyến cáo nên tập thói quen ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.
2. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá như cá kình, cá mập, cá kiếm hay các ngừ xanh có hàm lượng thủy ngân khá cao. Chất này khi được dung nạp quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu mang thai 6 tháng cũng như sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
3. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nội tạng động vật, đồ chiên xào hay thịt mỡ động vật đều chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Sử dụng nhóm thực phẩm này với số lượng nhiều hoặc tần suất thường xuyên sẽ khiến bà bầu 6 tháng bị tăng cân nhanh hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch hay tiền sản giật.
4. Đồ ngọt
Phụ nữ mang thai 6 tháng nên hạn chế ăn đường, bánh kẹo ngọt hay uống nước ngọt. Thói quen ăn ngọt không chỉ khiến bà bầu bị tăng cân mất kiểm soát mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
5. Thức ăn mặn
Sở thích ăn mặn khiến cho nhiều bà bầu bị cao huyết áp, phù, suy giảm chức năng thận hoặc tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Vì vậy, phụ nữ mang thai nói chung và người có bầu 6 tháng đều được khuyến cáo nên hạn chế ăn mặn, nhất là các món ăn chứa nhiều muối như cá khô, dưa muối hay mắm. Hãy cố gắng tập thói quen ăn uống thanh đạm và hạn chế nêm nếm muối khi chế biến thức ăn.
6. Đồ ăn chế biến sẵn
Gà rán, khoai tây chiên, hamburger, thịt xông khói, xúc xích hay rau củ đóng hộp đều không tốt cho người mang thai 6 tháng. Chúng chứa nhiều muối, đường, chất béo và chất bảo quản độc hại trong khi giá trị dinh dưỡng không cao. Sử dụng thức ăn chế biến sẵn khá tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhưng lại không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như khả năng phát triển của em bé trong bụng.
7. Đồ cay nóng
Tiêu, ớt, nhãn, mít, vải hay đồ nếp là những thực phẩm có tính sinh nhiệt. Khi sử dụng thường xuyên, chúng có thể gây nóng trong, táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho mẹ bầu.
8. Các chất kích thích
Bia, rượu, cà phê, nước trà đặc, soda hay trà sữa… là những thức uống có tính kích thích. Chúng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến chị em dễ rơi vào cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi cùng nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Những thông tin trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “mang thai 6 tháng nên ăn gì?”. Để mẹ khỏe và con phát triển tốt, bà bầu cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, nghỉ ngơi nhiều và khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm