Nấm Âm Đạo Ở Trẻ Em
Bệnh nấm âm đạo ở trẻ em là tình trạng không hề hiếm gặp. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây cho trẻ rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy nấm âm đạo ở trẻ nhỏ là gì và điều trị như thế nào? Các cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác về bệnh, từ đó giúp con trị bệnh sao cho hiệu quả nhé!
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm âm đạo ở trẻ em là gì?
Nhiều cha mẹ khi thấy con mình có các dấu hiệu bệnh lý tại vùng kín thường băn khoăn không biết do đâu. Bởi lẽ họ thường nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không thể mắc các bệnh lý tại cơ quan sinh dục được và không chú trọng việc điều trị. Việc thiếu hụt các kiến thức về sức khỏe có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh lý của trẻ sau này.
Nấm âm đạo là bệnh lý có các triệu chứng gần giống với một vài bệnh phụ khoa khác. Do đó, để nhận biết được căn bệnh này ở con mình, các mẹ có thể lưu ý đến một số biểu hiện sau:
- Trẻ thường xuyên bị ngứa ngáy ở vùng kín và đôi khi còn kèm theo cả triệu chứng đau rát.
- Âm đạo của trẻ có dấu hiệu sưng, đỏ tấy, có thể xuất hiện dịch âm đạo có màu trắng, nhầy và có mùi hôi.
- Môi lớn và môi nhỏ âm đạo sưng đỏ, môi lớn có thể bị teo lại.
- Bệnh nấm âm đạo ở trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt và thường xuyên bị tè dầm.
- Với những trẻ nhỏ hơn thì bạn có thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là mỗi lần đi vệ sinh hoặc có ai đó chạm vào vùng kín. Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý rằng trẻ thường xuyên đưa tay xuống để gãi và hình thành các vết trầy xước xung quanh vùng da tại cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo ở trẻ em
Bệnh nấm âm đạo ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:
1. Do viêm da bã tiết tại vùng kín
Viêm da bã tiết có thể gây ra những tổn thương tại vùng kín của trẻ. Ngoài ra, tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên dùng tay gãi vùng kín, tạo ra các vết trầy xước và nhiễm trùng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh nấm âm đạo ở trẻ em phát triển.
2. Do rối loạn sắc tố
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý nấm âm đạo ở trẻ nhỏ. Rối loạn nhiễm sắc thể sẽ làm môi trường âm đạo bị rối loạn, môi lớn âm đạo của trẻ bị teo và âm đạo bị thu hẹp lại. Ngoài ra, nó còn làm suy giảm sức đề kháng tại vùng kín của trẻ, khiến trẻ dễ bị nhiễm nấm khuẩn.
3. Do thiếu hụt nội tiết tố nữ
Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ được thừa hưởng một phần Estrogen từ cơ thể mẹ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng nhận được phần nội tiết tố giống nhau. Những trẻ gái nhận được ít sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt Estrogen và có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo khá cao.
4. Do trẻ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa
Các bệnh ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh kiết lỵ có thể làm xuất huyết dạ dày và gây ra tình trạng chảy máu âm đạo. Đây chính là một trong những nguyên nhân bị nấm âm đạo, đặc biệt là nấm âm đạo ở trẻ em.
5. Do giun kim có trong hậu môn
Khi trẻ bị giun trong dạ dày, nó có thể kéo theo rất nhiều loại vi khuẩn khác, trong đó có nấm Candida – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm âm đạo. Do đó, các cha mẹ tuyệt đối không được lơ là trước tình trạng mắc giun kim của con, vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý viêm nấm sau này của trẻ.
Điều trị nấm âm đạo ở trẻ em như thế nào?
Bệnh nấm âm đạo ở trẻ em có thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản sau này của trẻ.
Do đó, ngay khi thấy con mình có các dấu hiệu bệnh lý bất thường, các mẹ cần cho con điều trị bệnh ngay. Khác với điều trị nấm âm đạo ở người lớn, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc bôi để giảm ngứa náy và kháng nấm.
Trường hợp trẻ bị nấm âm đạo quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng nấm dạng uống có tác dụng toàn thân để trị bệnh một cách triệt để nhất.
Nếu bệnh nấm âm đạo ở trẻ em là do giun gây ra, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc tẩy giun kết hợp với thuốc bôi theo sự yêu cầu của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ vì nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, để tránh trẻ bị nhiễm nấm men âm đạo, các mẹ hãy hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách, không dùng sữa tắm hoặc xà bông để rửa “cô bé”. Nên lựa chọn cho trẻ các loại quần áo có chất lượng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh bí bách vùng kín.
Với những trẻ sơ sinh, bạn cần thường xuyên thay bỉm cho trẻ, mỗi lần thay hãy dùng nước ấm rửa sạch cơ quan sinh dục của trẻ để loại bỏ nấm khuẩn có hại. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo bao tay, cắt móng tay sạch để hạn chế trẻ gãi gây trầy xước vùng kín.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh nấm âm đạo ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Do đó, các mẹ hãy lưu ý, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh lý bất thường tại vùng kín, bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.
Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 5 phương pháp điều trị nấm âm đạo bằng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay