Nấm Candida Ở Miệng

Tác giả: Cập nhật: 3:50 pm , 30/07/2024 Tham vấn y khoa: Bs. Đỗ Thanh Hà

Nấm Candida ở miệng là tình trạng nhiễm trùng nấm men gây ra các bệnh lý tại khoang miệng. Khi không được điều trị tốt, nấm Candida miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng ở vùng họng, hầu, thực quản,…

Nấm Candida ở miệng là gì?

Nấm Candida trong miệng là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Sự phát triển quá mức của các loại nấm ký sinh trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này.

Nấm Candida ở miệng do đâu mà có?
Nấm Candida ở miệng do đâu mà có?

Những người có tiền sử bệnh tiểu đường, nấm phụ khoa hoặc người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc nấm candida ở miệng.

Nấm Candida trong miệng thường gây khá nhiều khó chịu cho người bệnh. Khi không được điều trị tốt, nấm Candida ở miệng có thể lây lan sang các khu vực khác, hình thành bệnh nhiễm trùng nấm hầu họng ở họng và thực quản vô cùng nguy hiểm.

Các dấu hiệu nhận biết nấm Candida ở miệng

Người bệnh cần phải nắm được các dấu hiệu bệnh lý để có thể chữa trị bệnh kịp thời nhất. Những triệu chứng điển hình của nhiễm nấm Candida vùng miệng là:

  • Nhiễm nấm Candida miệng – họng gây sưng tấy tại vùng miệng, đau rát cổ họng khi nuốt.
  • Trong miệng xuất hiện các mảng bám màu trắng, đặc biệt nhiều ở trên lưỡi. Ngoài ra còn có các vết loét sưng đỏ ở nướu, niêm mạc miệng, họng và amidan của người bệnh.
  • Những tổn thương trong miệng do nấm Candida gây ra có hình dáng giống với miếng pho mát.
  • Nấm Candida trên lưỡi khiến người bệnh có cảm giác như đang có cục bông trong miệng, chức năng cảm nhận mùi vị của thức ăn cũng bị suy giảm, nghiêm trọng nhất là nó có thể khiến người bệnh mất đi vị giác.
  • Người bệnh dễ bị chảy máu trong miệng khi va chạm vào các vùng bị viêm nhiễm, nướu răng là nơi bị chảy máu nhiều nhất.
Nấm Candida ở miệng gây viêm loét và đau tấy
Nấm Candida ở miệng gây viêm loét và đau tấy
  • Nấm Candida ở miệng có thể lan ra bên ngoài, gây đỏ tấy và nứt ở hai bên khóe miệng.

Tình trạng nấm Candida ở miệng khá dễ nhận biết. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu này, người bệnh cần tiến hành điều trị ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm Candida ở miệng

Nấm miệng là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy, ai là người có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida miệng cao nhất? Căn bệnh này dễ gặp ở những đối tượng bệnh nhân sau đây:

  • Người thường xuyên đeo răng giả (thường là người già)
  • Những người có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ
  • Người thường xuyên dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc corticosteroid
  • Người đã từng tiến hành hóa trị và xạ trị để chữa bệnh ung thư
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng do mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau
  • Người bị bệnh khô miệng, tuyến nước bọt bài tiết kém
  • Người bi mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, viêm nhiễm tại một số bộ phận khác
  • Người thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ bằng miệng)

Điều trị bệnh nấm Candida ở miệng như thế nào?

Nấm Candida ở họng và miệng nếu được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Khi đến các cơ sở y tế các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và kê đơn thuốc trị nấm Candida miệng phù hợp với mức độ bệnh lý, cơ địa mỗi người. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Điều trị bệnh nấm Candida miệng như thế nào thì tốt?
Điều trị bệnh nấm Candida miệng như thế nào thì tốt?

1. Trị nấm Candida bằng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng các loại thuốc kháng nấm dạng uống, dạng bôi. Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Thông thường một liệu tình sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 14 ngày.

Với thuốc Tây y, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp này mang đến lại khá cao. Do đó, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để tránh những rủi ro không đáng có.

2. Chữa nấm Candida ở miệng bằng thuốc Đông y

Trị nấm candida bằng đông y có hiệu quả khá tốt nhưng thời gian điều trị bệnh lại khá dài. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì trong quá trình điều trị.

3. Chữa nấm Candida miệng không cần thuốc

Ngoài ra, chị em cũng có thể “đánh bay” căn bệnh nấm đáng ghét này ngay tại nhà với một số mẹo sau đây:

– Dùng sữa chua không đường: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể loại bỏ nấm Candida hầu họng và ở miệng bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày. Khi ăn, bạn ngậm sữa chua trong miệng khoảng 30 giây rồi mới nuốt xuống. Cách này khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cũng khá tốt.

– Điều trị nấm Candida ở miệng bằng giấm táo: Thành phần của giấm táo bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và giúp làm lành các vết loét. Bạn có thể súc miệng và ngậm giấm táo khoảng 1–2 phút để loại bỏ nấm Candida.

– Chữa nấm Candida họng và miệng bằng nước muối: Tương tự như giấm táo, nước muối loãng cũng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Do đó, bạn cũng nên sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày, vừa giúp chắc khỏe răng miệng lại vừa có thể diệt nấm Candida.

Súc miệng bằng nước muối cũng là cách trị nấm Candida ở miệng khá hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối cũng là cách trị nấm Candida ở miệng khá hiệu quả

– Sử dụng hành tây và tỏi: Hai loại củ này được biết đến với khả năng kháng nấm và sát trùng rất tốt. Do đó, có thể chữa nấm candida hiệu quả bằng cách tăng cường bổ sung chúng trong các món ăn hàng ngày.

Phòng tránh bệnh nấm Candida miệng như thế nào?

– Người bị nhiễm trùng nấm Candida ở miệng cần lưu ý phải luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Bạn nên đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày và có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hạn chế tối đa sự bám lại của các loại nấm khuẩn.

– Ngoài ra, bạn cũng nên gặp nha sĩ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

– Với trẻ sơ sinh bị nấm miệng, bạn nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng. Ngoài ra cũng nên rửa sạch sẽ những dụng cụ ăn uống của trẻ như bình sữa, núm vú để loại bỏ hết vi khuẩn nấm bệnh.

– Với trẻ em và người lớn bị nấm Candida ở miệng, nên thường xuyên ăn sữa chua không đường để góp phần gia tăng lợi khuẩn trong cơ thể. Đồng thời cũng cần giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa nấm phát triển trở lại.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nấm Candida ở miệng và một số phương pháp đơn giản giúp bạn loại bỏ căn bệnh này. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc chữa nấm Candida cho hiệu quả tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Bài thuốc tham khảo
    Triệu chứng tham khảo
      Câu hỏi tham khảo
      Bị nấm âm đạo nên rửa bằng gì là băn khoăn của chị em phụ nữ. Bởi vệ sinh vùng kín có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh lý và nhu cầu,...
      Nấm Candida kiêng ăn gì là băn khoăn của khá nhiều người. Bạn nên biết rằng, chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây ra những tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh lý. Do đó, bạn nên...
      Nấm Candida có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Đây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng. Nấm Candida là căn bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu...
      Nấm âm đạo có nên quan hệ không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, nấm âm đạo là căn bệnh diễn ra tại cơ quan sinh dục, do đó nó có thể gây ít nhiều...
      Nấm Candida có chữa khỏi không là thắc mắc của không ít người. Nấm Candida là bệnh lý khá phổ biến và có khả năng tái phát cao nếu không được điều trị tốt. Vậy bệnh nấm Candida có chữa...
      Nấm Candida miệng có lây không là câu hỏi của khá nhiều người khi vô tình mắc phải căn bệnh này. Nấm miệng là căn bệnh gây cho người bệnh nhiều bất tiện, do đó việc tìm hiểu thêm về...
      Chuyên gia
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • 20 năm
      • Bệnh viện Hạnh Phúc

      Bác sĩ Nguyễn Hữu Thuận là bác sĩ có kiến thức và chuyên môn giỏi trong chuyên ngành Sản phụ khoa. Bác sĩ Thuận không ngừng học tập, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn để giúp đỡ phụ nữ tốt nhất trong quá trình mang thai, sinh con và sau sinh. Đến nay bác sĩ Thuận đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ giới và được nhiều chị em rất tin tưởng.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ, Tiến sĩ
      • Sản phụ khoa
      • Bệnh viện Từ Dũ

      Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành, bác sĩ Thu Thủy còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình điều trị và tiếp xúc với người bệnh và thai phụ. Bác sĩ Thủy được đánh giá cao trong việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản và khám chữa các bệnh lý của phụ nữ. Đặc biệt bác sĩ Huỳnh Thu Thủy có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đỡ sinh thường hoặc mổ đẻ cho các mẹ bầu. Bác sĩ cũng thực hiện mổ bắt con thành công cho nhiều trường hợp đa thai hoặc sinh khó.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Tiến sĩ, Giáo sư
      • Sản phụ khoa
      • Phòng Khám Sản Phụ Khoa Phương Mai

      GS.TS Trần Thị Phương Mai được nhiều người biết đến là chuyên gia có kiến thức, chuyên môn sâu về lĩnh vực Sản phụ khoa. Bà được đào tạo bài bản ở cấp đại học chính quy và Tiến sĩ chuyên ngành sản phụ khoa hệ chính quy tại trường Đại học Semmelweis – Viện Hàn lâm Hungary.Bác sĩ đã khám, điều trị các bệnh phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hàng nghìn chị em. Bác sĩ được đánh giá là “mát tay” trong các dịch vụ y tế như:Khám và điều trị bệnh phụ khoa; Khám định kỳ thai sản; Chăm sóc và quản lý thai sản; Siêu âm và chẩn đoán hình ảnh; Xét nghiệm; Điều trị vô sinh hiếm muộn; Tư vấn các dịch vụ IVF, IUI; Tầm soát, phát hiện ung thư; Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • Hơn 10 năm
      • Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh

      Đến nay bác sĩ Luân đã trở thành bác sĩ giỏi trong lĩnh vực sản phụ khoa. Bác sĩ nắm chắc nhiều kỹ thuật chữa trị tiên tiến trong điều trị bệnh phụ khoa, đặc biệt là tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Những dịch vụ y tế, bác sĩ Luận có chuyên môn môn cao là: Tư vấn và điều trị hiếm muộnKhám phụ khoa định kỳTầm soát ung thư cổ tử cungSoi cổ tử cungLàm phết tế bào cổ tử cung; Bấm sinh thiết cổ tử cung; Điều trị viêm nhiễm tại âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ; Chữa viêm vùng chậu cho phụ nữ và sản phụ; Chữa trị các vấn đề về kinh nguyệt: rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh…; Chữa trị tiểu không kiểm soát; Trị tiểu són sau sinh; Khám thai định kỳ cho sản phụ

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • 30 năm
      • Bệnh viện Từ Dũ

      Với 30 năm khám và chữa bệnh, bác sĩ Thành luôn mang lại hiệu quả điều trị cao cho chị em phụ nữ trong các vấn đề như: Khám thai định kỳ cho sản phụ; Khám phụ khoa định kỳ; Tầm soát ung thư cổ tử cung; Làm phết tế bào cổ tử cung (pap smear)Bấm sinh thiết cổ tử cung; Soi cổ tử cung; Điều trị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ, viêm vùng chậu cho phụ nữ; Điều trị viêm vùng chậu cho sản phụ trong thai kỳ; Điều trị rối loạn tiền mãn kinh; Điều trị rối loạn mãn kinh; Điều trị tiểu không kiểm soát; Điều trị són tiểu sau sanh

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Bác sĩ chuyên khoa II
      • Sản phụ khoa
      • Hơn 30 năm
      • Phòng khám Sản phụ khoa bác sĩ Nguyễn Thái Hà

      Sau khi tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, bác sĩ Nguyễn Thái Hà đã bắt đầu bước vào nghề với vị trí giảng viên tại trường Trung học y tế (1984). Sau đó bác sĩ Thái Hà trở thành bác sĩ Khám và điều trị bệnh tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM (1984 – 2013)Hơn 30 năm làm khám và điều trị bệnh lý sản phụ khoa, bác sĩ Hà luôn hoàn thành tốt các ca bệnh do mình đảm nhiệm. Bác sĩ được đánh giá cao trong các hoạt động khám chữa như: Khám, tư vấn, chăm sóc thai sản; Hỗ trợ sinh sản; Khám, tư vấn, chăm sóc và điều trị các bệnh về sản, phụ khoa; Tầm soát ung thư cổ tử cung; Xét nghiệm các bệnh phụ khoa; Tư vấn kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tình dục, ngừa thai an toàn

      Xem tiếp
      Cơ Sở Y Tế
      Chính thức
      • 800 giường bệnh
      • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
      • Đa khoa
      • Bệnh viện công lập

      Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 45 giường bệnh
      • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 170 giường bệnh
      • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
      • Đa khoa
      • Bệnh viện tư nhân

      Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

      Xem tiếp
      Chính thức
      • 600 giường bệnh
      • số 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
      • Đa khoa
      • Bệnh viện công lập

      Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là bệnh viện hạn 1 của Thành phố Hà Nội, quy mô 600 giường bệnh, 45 khoa/ phòng, hơn 1000 cán bộ nhân viên và 7 chuyên khoa đầu ngành

      Xem tiếp

      Bài viết liên quan