Gạo Lứt
Gạo lứt là loại lương thực được đánh giá chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn hẳn gạo trắng. Vì vậy những lợi ích và tác dụng của nó đối với việc điều trị bệnh được rất nhiều người quan tâm, nhất là những người mắc bệnh gút. Vậy gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Gạo lứt là gạo gì?
Gạo lứt còn được gọi với nhiều tên gọi khác tại Việt Nam là gạo rằn, gạo lật, gạo lức. Đây là loại gạo lấy ra từ hạt thóc đã xát qua 1 lớp vỏ cứng bên ngoài chứ không chà xát nhiều lần để thành loại gạo trắng vẫn được mọi người sử dụng phổ biến. Loại gạo này chứa nhiều cám dinh dưỡng, lớp mầm của hạt vẫn được giữ lại bên trong nên gạo được đánh giá cao hơn gạo trắng.
Ở Việt Nam hiện có 3 loại gạo lức phổ biến là: gạo lứt đỏ, gạo lứt trắng và gạo lứt đen, trong đó phổ biến nhất là gạo lứt đỏ.
Các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của gạo lứt đã chỉ ra rằng trong 100g gạo này có những thành phần chính là: 110 calo, 0,9g chất béo, 5mg natri, 43mg kali, 1.8g chất xơ, 0.4g đường, 2.6g protein. Bên cạnh đó gạo lứt cũng rất giàu mangan, kẽm, selen, axit béo quan trọng và photpho.
Những tác dụng của gạo lứt
Ngoài vai trò như một loại thực phẩm sử dụng hằng ngày, nhiều người sử dụng gạo lứt vì cho rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện các vấn đề bệnh lý. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những công dụng của loại gạo này như sau:
1. Tốt cho người bị tiểu đường
Gạo lứt chứa ít đường và có chỉ số đường huyết (50) ở mức thấp nên thường được sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời ăn gạo này giúp giảm lượng insulin làm tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó gạo lứt có hàm lượng carbonhydrate phức tạp cao nên có thể giúp làm giảm tốc độ hấp thu đường của cơ thể. Ăn gạo này ít nhất 2 lần mỗi tuần có thể giảm tới 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 2.
2. Gạo lứt tốt cho hệ tiêu hóa
Theo các phân tích dinh dưỡng, đây là loại gạo rất giàu chất xơ nên giúp cung cấp nhu động ruột thường xuyên. Thêm vào đó, gạo này chứa một lớp cám dày trên bề mặt hạt. Sử dụng gạo lức người bệnh sẽ nhận được công dụng của cám trong gạo là ngăn chặn sự hấp thụ quá mức axit. Nhờ vậy việc duy trì kết cấu trong hệ thống tiêu hóa tốt hơn, tránh nguy cơ táo bón và viêm đại tràng.
3. Tốt cho tim mạch
Gạo lứt được đánh giá cao hơn gạo trắng vì giúp trái tim khỏe mạnh hơn. Gạo lứt làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như tắc động mạch, đau tim, đột quỵ, xơ cứng động mạch…
4. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Gạo rằn rất giàu axit gama – aminobutrynic giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa về thần kinh, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng giúp ức chế một loại enzyme có tên là protylendopetidase – enzyme trực tiếp liên quan đến Alzheimer.
5. Ngăn ngừa béo phì
Gạo lức có hàm lượng mangan ở mức cao nên rất tốt cho việc tổng hợp chất béo cho cơ thể. Nhờ vậy ăn gạo này giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và chất béo. Hơn nữa gạo lứt cũng giúp làm tăng lượng cholesterol HDL rất tốt cho cơ thể. Nhờ vậy ăn loại gạo này thường xuyên sẽ giúp chống béo phì hiệu quả.
6. Gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Trong gạo lứt có nhiều chất chống oxy hóa nên có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ vậy hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể đối phó với các vấn đề lớn hơn.
Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa cũng giúp tế bào không bị oxy hóa khi năng lượng được tạo ra. Do vậy gạo lứt giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Tác dụng của gạo lứt đối với bệnh gout
Theo Đông y, gạo lứt mang tính dương hóa. Trong khi đó gout là âm hàn. Vì vậy dùng gạo lứt sẽ giúp cân bằng lại và làm giảm các triệu chứng bệnh gout.
Theo các phân tích khoa học gạo lứt chứa hàm lượng kali rất cao nên giúp làm giảm lượng axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của người bị gout thường được khuyến khích là tăng cường carbonhydrate phức hợp để giúp ngăn ngừa chuyển hóa protein thành purin. Trong khi đó tổng hàm lượng carbonhydrate trong 100g gạo nâu là 23g. Vì vậy loại ngũ cốc này giúp làm giảm lượng axit purin trong cơ thể.
Hơn nữa, hai thành phần quan trọng của gạo lức là sterolin và phytosterol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm các triệu chứng của bệnh gout.
Ngoài ra, gạo lứt chứa hơn 120 chất chống oxy hóa nên giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Các vi chất như Mn, Fe, Ca và gần 300 enzim giúp kiểm soát lượng đạm trong máu và hạn chế kết tủa axit uric. Vì vậy loại gạo này có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gout và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Cách chữa bệnh gout bằng gạo lứt
Với mục tiêu sử dụng gạo lứt để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe, con người đã nghĩ ra rất nhiều cách chế biến khác nhau như: gạo lứt rang, sữa gạo lứt, gạo lứt mè đen, gạo lứt muối mè, gạo lứt muối mè rong biển, gạo lứt đậu đỏ, trà gạo lứt… Những chế phẩm từ loại gạo này giúp mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng không quá khó để thực hiện:
1. Nước gạo lứt rang chữa bệnh gout
Một trong những tác dụng của loại gạo này khi rang lên được nhiều người biết đến nhất là gạo lứt rang trị thoái hóa khớp. Nhưng ít ai biết rằng ngoài công dụng trên, gạo lật rang còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh gout hiệu quả. Có hai cách sử dụng gạo lức rang là dùng nước gạo lứt rang và trà gạo lứt rang.
-
Tác dụng của nước gạo lứt rang chữa bệnh gout
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tác dụng của bột gạo lứt rang giúp kháng viêm, ngăn ngừa viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do gout được biểu hiện qua hai thành phần phytosterol và sterolin.
Để kiểm nghiệm công dụng của bột gạo lức rang, người bệnh gout có thể chế biến bột gạo lức rang thành nước như sau:
Ngâm gạo lức khoảng 22 tiếng cho hạt nảy mầm và không cần vo gạo. Đem gạo lức đi rang cho đến khi gạo nở bung ra rồi để cho gạo nguội. Sau đó đem gạo đã rang xay thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày người bệnh lấy ra 2 muỗng bột gạo lức đem pha với nước sôi uống. Bệnh nhân cần duy trì uống mỗi ngày 2 lần và kéo dài 10 ngày để thấy tác dụng của nước gạo lứt rang.
Những người chưa mắc bệnh gout cũng có thể áp dụng cách này để phòng ngừa bệnh. Bởi vì công dụng của nước gạo lức rang là thanh lọc cơ thể, làm giảm mức độ tồn đọng của axit uric dư thừa trong cơ thể, giúp bài tiết chúng ra ngoài tốt hơn.
Lưu ý, để không làm mất đi tác dụng của bột gạo lứt rang, không nên rang gạo quá cháy.
-
Trà gạo lức rang chữa bệnh gout
Công dụng của trà gạo lức rang là giúp thanh lọc cơ thể, kháng viêm khớp và giúp tái tạo sụn giữa các khớp xương nên tốt cho người bị gout.
Cách thực hiện: Dùng gạo đã chuẩn bị đem vo sạch và để ráo nước. Sau đó cho gạo vào chảo rang qua trên lửa nhỏ cho đến khi gạo nở ra, có mùi thơm và màu sẫm là được. Bảo quản gạo rang trong bình thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một nhúm gạo rang chế vào nước sôi giống như hãm chè. Hãm gạo trong khoảng 5 phút rồi dùng nước gạo lứt rang uống như trà.
Mỗi lần dùng gạo lứt rang có thể chế nước 3 lần cho đến khi nước nhạt. Người bệnh nên kiên trì sử dụng nước này để nhận thấy tác dụng của việc uống nước gạo lức rang.
2. Chữa bệnh gout từ gạo lứt và mè đen
Một trong những chế phẩm từ gạo lức giúp chữa trị bệnh gout thường được nhắc tới là sự kết hợp của gạo lức và mè đen. Tác dụng của gạo lứt và mè đen đối với điều trị bệnh gout đều được chứng minh qua các thành phần của các loại hạt này.
Cũng giống như gạo lức, mè đen có nhiều thành phần rất có lợi cho người mắc bệnh gout. Hạt mè đen rất giàu Mangan, giúp gia cố khung cương, giảm nguy cơ bị ảnh hưởng xương khớp. Bên cạnh đó loại hạt này còn chứa các enzyme có tác dụng chống oxy hóa và lão hóa, giúp xương khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra mè đen còn có tác dụng bổ thận, bổ tỳ vị nên giúp đào thải axit uric dễ dàng hơn.
Chính vì vậy kết hợp gạo lứt với mè đen sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh gout và tốt cho sức khỏe. Hiện nay có hai chế phẩm kết hợp mè đen và gạo lức thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh gout là dùng bột gạo lứt mè đen và gạo lứt muối mè.
-
Bột gạo lứt mè đen chữa bệnh gout
Cách làm: Chuẩn bị sẵn gạo và mè đen. Đem những nguyên liệu này lần lượt rang trên lửa nhỏ đến khi có mùi thơm (rang khoảng 5 – 8 phút). Sau đó chờ mè đen và gạo lứt nguội rồi cho vào máy xay xay thành bột.
Mỗi ngày sử dụng khoảng 3 – 4 thìa cà phê bột này hòa với 300ml nước nóng để uống. Kiên trì sử dụng hỗn hợp bột này mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ nhận được công dụng của bột gạo lứt mè đen.
-
Gạo lứt muối mè chữa bệnh gout
Gạo lứt muối mè tiếp tục là một sự kết hợp của gạo lứcvà mè mang lại lợi ích cho người bị bệnh gout. Công dụng của gạo lứt muối mè chính là giúp ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp. Bên cạnh đó nó còn giúp bột gan thận, trị táo bón, lợi tiểu…
Cách làm:
Chuẩn bị mè đen và gạo lức. Sau đó nấu một lượng gạo đủ ăn thành cơm.
Cách làm muối mè: Đầu tiên đãi sạch mè đen đã chuẩn bị, để thật khô rồi rang lên cho thơm. Sau đó cho mè ra bát để nguội. Cho tiếp muối trắng vào chảo rang đến khi hơi vàng là được. Lần lượt đem xay muối và mè. Sau đó trộn bột muối với mè theo tỉ lệ một muỗng muối ứng với 8 – 10 muỗng mè. Cho hỗn hợp này vào lọ để bảo quản.
Sau khi làm được muối mè, bạn có thể lấy cơm gạo lứt muối mè ăn liền cho nóng. Lưu ý muốn nhận được công dụng của gạo lứt mè đen bạn cần nhai kĩ gạo lức với muối mè để giúp dạ dày tiêu hóa gạo tốt hơn.
3. Sữa gạo lứt chữa bệnh gút
Không chỉ có tác dụng làm đẹp, sữa gạo lức còn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gout khi sử dụng trong thời gian dài. Để có hỗn hợp sữa gạo lứt, bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau:
Chuẩn bị: 100g gạo lứt, 1 lít nước lọc, đường phèn và 2 hộp sữa tươi không đường.
Thực hiện:
Đầu tiên bạn cần sơ chế gạo lức rồi đem rang gạo trên chảo nóng cho đến khi có mùi thơm và gạo nở ra. Sau đó cho gạo đã rang vào nồi, cho tiếp sữa tươi đã chuẩn bị và đun dưới lửa nhỏ cho đến khi gạo chín mềm. Vớt gạo ra và cho vào máy xay xay nhuyễn.
Tiếp theo bạn sử dụng một cái rây để loại bỏ phần cặn bột thừa. Đổ lượng nước vừa xay được vào nồi rồi cho thêm đường phèn và sữa tươi không đường. Sau khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp, chờ cho sữa nguội. Cho sữa vào bình hoặc chai lọ để bảo quản trong tủ lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh gout
Hầu như gạo lật không gây dị ứng hoặc không gây độc cho người sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại gạo này để sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:
- Không nên lạm dụng và sử dụng gạo lật trong thời gian dài vì gạo này không chứa đạm và chất béo. Vì vậy sử dụng gạo lật thường xuyên có thể làm suy giảm sức khỏe, thiếu chất. Tùy vào mục đích sử dụng để biết nên ăn bao nhiêu gạo lật và ăn trong bao lâu. Mỗi tuần bạn chỉ nên dùng từ 2 – 3 lần.
- Khi ăn gạo lứt nên nhai kĩ rồi mới nuốt để tránh bị khó tiêu và gây hại cho dạ dày.
- Không ngâm gạo quá lâu và vo quá kỹ vì sẽ làm gạo mất chất.
- Lưu ý gạo lức giúp làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa gout chứ không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh vì vậy bạn đọc không nên lạm dụng loại gạo này đối với việc điều trị.
Như vậy trên đây là những thông tin chia sẻ về gạo lức, những công dụng của loại gạo này đối với bệnh gút nói riêng và những lợi ích với sức khỏe nói chung. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc điều trị bệnh gout hiệu quả hơn, biết cách sử dụng gạo lứt để cải thiện sức khỏe hiệu quả và an toàn.